1502 lượt xem

Nguồn gốc tên gọi một số địa danh ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Thắng Nhất – Thắng Nhì – Thắng Tam
Theo truyền thuyết, vào thời Gia Long (1802-1820), để kiểm soát và bảo vệ vịnh Ghềnh Rái, cửa biển Cần Giờ, triều đình đã cử 3 thuyền (đơn vị nhỏ nhất của quân đội nhà Nguyễn) đến vùng đất Vũng Tàu trấn giữ. Khoảng năm Minh Mạng thứ 3 (1822), tình trạng giặc cướp không còn nữa. Nhà vua cho giải ngũ số quân này với phần thưởng là vùng đất họ đã có công trấn giữ. Triều đình miễn mọi thứ thuế cho họ. Ba ông đội chỉ huy ba thuyền đã tổ chức khai phá và lập ra ba làng lấy tên Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam (từ đó người ta cũng gọi Vũng Tàu là Tam Thắng nhằm chỉ ba làng có từ "Thắng" đứng đầu). Phạm Văn Đinh cai quản làng Thắng Nhất. Lê Văn Lộc cai quản làng Thắng Nhì. Ngô Văn Huyền cai quản làng Thắng Tam. Sau này, ba ông trở thành Tiền hiền được thờ tại ba ngôi đình của ba làng nói trên…


Mũi Nghinh Phong
Nghinh Phong có nghĩa là "đón gió", người ta còn gọi là mũi Vũng Tàu. Đây là mũi đất vươn dài nhất ở phía Nam của bán đảo Vũng Tàu. Nghinh Phong đón gió thổi suốt bốn mùa. Như cánh tay vươn dài ra biển, Nghinh Phong tạo thành hai bãi tắm, hai vịnh lớn ở hướng Tây và hướng Đông. Đó là bãi Vọng Nguyệt (hay còn gọi là Ô Quắn) và bãi Hương Phong.
Theo Mytour.vn


Hòn Bà
Vào cuối thế kỷ XVIII (1781), trên đảo tạo lập ngôi miếu nhỏ thờ Thủy Long thần nữ – người giữ vai trò điều hòa khí hậu sao cho mưa thuận gió hòa để ngư dân yên ổn làm ăn, ra khơi đánh cá được thuận lợi và nhiều may mắn. Bởi vậy, miếu có tên là miếu Bà, hay còn gọi là Hòn Bà. Bà ở đây ý chỉ vị Thủy Long thần nữ. Trải qua hơn 200 năm, dân làng Thắng Tam đã nhiều lần đóng góp kinh phí, sửa chữa trùng tu tôn tạo trở thành nơi thờ phụng khang trang.
Theo Nguyễn Tâm


Đồi con heo
Câu chuyện đầu tiên người lớn tuổi xung quanh kể rằng trước đây có có 1 xóm nghèo nằm ngay trên con đường mòn lên núi nhà nào cũng có nuôi heo, một vài con heo mọi. Chúng được thả tự do nên buổi sáng thường kéo nhau lên đồi kiếm ăn đến chiều lại về. Vì vậy nên thời gian đó, du khách đến đây đều sẽ thấy một bầy heo, lâu dần người ta gọi nó là Đồi Con Heo.

Thế nhưng câu chuyện thứ hai lại kể rằng, người dân nơi đây quanh năm chỉ chăn gà, vịt. Nhưng bỗng một ngày có một chú heo xuất hiện. Những đứa trẻ lấy làm ngạc nhiên liền thốt lên: Đồi Con Heo. Và kể từ đó, ngọn đồi này được đặt cho cái tên vô cùng ngộ ngĩnh.
Câu chuyện thứ ba dựa trên đặc điểm của ngọn đồi. Vì nằm cạnh biển, khi đứng trên cao, gió heo may mát lạnh, sảng khoái. Đồi không có người sinh sống nên gọi là đồi Heo. Heo ở đây không phải là con heo nhưng khá nhiều người nhầm lẫn và từ đó nó được là đồi Con Heo.
 
Nui Dinh
Tên gọi của núi Dinh bắt nguồn từ lịch sử cuộc điều binh của trưởng cơ Yên Thành Hầu từ tỉnh Phú Yên về Bà Rịa Vũng Tàu, khi binh lính đóng quân trên triền núi xây dựng nên một dinh trại để Yên Thành Hầu làm việc và chỉ huy. Từ đó ngọn núi mang tên Núi Dinh, chứng kiến sự đổi thay và tàn phá của bom đạn trong hai cuộc chiến cứu nước.
Theo Lê Nguyễn Trọng Nghĩa

Tên gọi núi Dinh để tưởng nhớ công ơn của người đã có công khai phá vùng đất BR-VT là ông Nguyễn Văn Dinh.


Ẹo Ông Từ
Ẹo: Khúc cua uốn lượn (trước đây khi chưa mở đường, đây là khúc cua duy nhất từ Bà Rịa về Vũng Tàu).

Ông Từ: tức ông Lê Văn Từ, một người dân nghèo chuyên đánh cọp giữ yên cho dân làng ở đây.
Theo Fb: 72 DA LOVE


BaCu
Đường Ba Cu được đặt tên theo thành phố Baku - thủ đô của nước Cộng hòa Azerbaijan, kết nghĩa với thành phố Vũng Tàu từ thập niên 1980.
Theo Zingnews.vn

Tổng hợp: SGT Group