Giáo sư Nguyễn Lân - cây đại thụ của nền giáo dục Việt Nam
Không chỉ là một người thầy đứng lớp, Giáo sư Nguyễn Lân còn là tác giả của nhiều cuốn sách giáo khoa ở đủ bậc học: sơ, trung và đại học. Bộ sách Ngữ pháp Việt Nam của giáo sư, được gọi là “Ngữ pháp Nguyễn Lân” đã từng giữ vai trò chính thống trong nhà trường miền Bắc từ lớp 3 đến lớp 7 trong hàng chục năm trời. Ông còn là người góp phần to lớn trong việc đặt nền móng cho sự ra đời chính thức của nền khoa học giáo dục nước nhà giai đoạn sau năm 1945. Các công trình của ông phải kể đến như: “Lịch sử giáo dục học thế giới’ (năm 1958), “Người thầy giáo xã hội chủ nghĩa” (năm 1960), “Giáo trình giáo dục học”...
Giáo sư Nguyễn Lân cũng là một người yêu thích văn học. Năm 1925, khi còn là cậu học sinh trường Bưởi, với bút danh Từ Ngọc, ông đã cho ra mắt tiểu thuyết “Cậu bé nhà quê”, mà về sau được Nha học chính Đông Dương dịch ra tiếng Pháp để dạy trong học đường. Và đây cũng được coi là một trong số ít thiểu thuyết đầu tiên về nông thôn Việt Nam hiện đại buổi đầu. Sau đó, ông tiếp tục cho ra đời các cuốn tiểu thuyết như: “Khói hương”, “Ngược dòng”, “Hai ngả"... hay các truyện ngắn: “Ai khốn nạn”, “Tiếng vàng”, “Ngoài khơi”…
Dù ở bất kỳ thể loại nào, ngòi bút của Từ Ngọc cũng thấm đượm tinh thần nhân đạo truyền thống, chống lại cái ác, đề cao cái thiện, bênh vực, cảm thông với những kiếp người đau khổ.
Không chỉ là một nhà giáo, nhà văn, giáo sư Nguyễn Lân còn là một nhà ngôn ngữ với những bộ sách: “Ngữ pháp Việt Nam”, “Muốn đúng chính tả”, “Viết thế nào cho đúng”, hay “Tôi yêu tiếng Việt”. Nổi bật trong các tác phẩm là tình yêu, là niềm khát khao nồng cháy của tác giả trong việc bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
Và đặc biệt là các công trình từ điển. Ông là tác giả, hoặc đồng tác giả của ngót chục cuốn từ điển các loại. Trong đó có công trình của cá nhân ông: “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” dày 2.111 trang, đã gây kinh ngạc cho nhiều người về nội dung phong phú và sức làm việc của một cụ già ở tuổi ngoài 90.
Trải qua nhiều năm tháng liên tục, Giáo sư Nguyễn Lân đã góp phần đào tạo cho đất nước những công dân ưu tú, nhiều giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo nhân dân, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nổi tiếng, kể cả một số cán bộ cấp cao, một số tướng lĩnh, một số nhà cách mạng có tên tuổi lớn. Có lẽ trong mấy chục năm qua, không ai có được niềm vui lớn như Giáo sư Nguyễn Lân có nhiều môn sinh, môn đệ, người ít tuổi nhất cũng khoảng ngũ tuần, người cao tuổi nhất thì đã gần chín mươi, ở khắp mọi miền của Tổ quốc, kể cả nước ngoài, mà vẫn hướng về người thầy rất mực kính yêu của mình với một tình cảm gắn bó sâu nặng. Làng giáo Việt Nam coi ông như một tấm gương sáng và là người thầy mẫu mực cho các thế hệ noi theo.
Giáo sư Nguyễn Lân sinh ngày 14/6/1906, ông mất ngày 7/8/2003. Giáo sư Nguyễn Lân sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và hiếu học ở xã Phùng Chí Kiên, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Trong suốt cuộc đời của mình, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân luôn hết lòng với sự nghiệp giáo dục. Ông bắt đầu dạy học từ năm 1932, sau khi tốt nghiệp thủ khoa ban văn trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Về cuối đời, công việc gắn bó với ông vẫn là sự nghiệp giáo dục - ông là Chủ tịch đầu tiên của Hội Khuyến học Việt Nam.
Trải qua 97 năm cuộc đời, hạnh phúc lớn nhất của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân là làm việc, và của cải vô giá duy nhất của ông, đó là 8 người con. Người đi trước dìu dắt người đi sau họ đã xây đắp nên hình mẫu một đại gia đình hiếu học, tài hoa, chuẩn mực. Có người bảo các con, cháu cụ Nguyễn Lân thông minh, thành đạt, nhiều người là giáo sư, tiến sĩ.
Bằng sự phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Giáo sư, nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân đã là một tấm gương sáng chói cho các thế hệ con cháu của mình về sự phấn đấu không mệt mỏi, không đầu hàng trước khó khăn và phải tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của nước nhà.
Đã 10 năm trôi qua kể từ ngày giáo sư, Nhà giáo nhân dân đi về cõi vĩnh hằng, nhưng những gì mà giáo sư cống hiến cho đất nước thì vẫn còn đó trong đời sống giáo dục, đời sống học thuật, đời sống văn hóa của đất nước.
Trung tâm Thông tin Tư liệu/TTXVN
Không chỉ là một người thầy đứng lớp, Giáo sư Nguyễn Lân còn là tác giả của nhiều cuốn sách giáo khoa ở đủ bậc học: sơ, trung và đại học. Bộ sách Ngữ pháp Việt Nam của giáo sư, được gọi là “Ngữ pháp Nguyễn Lân” đã từng giữ vai trò chính thống trong nhà trường miền Bắc từ lớp 3 đến lớp 7 trong hàng chục năm trời. Ông còn là người góp phần to lớn trong việc đặt nền móng cho sự ra đời chính thức của nền khoa học giáo dục nước nhà giai đoạn sau năm 1945. Các công trình của ông phải kể đến như: “Lịch sử giáo dục học thế giới’ (năm 1958), “Người thầy giáo xã hội chủ nghĩa” (năm 1960), “Giáo trình giáo dục học”...
Giáo sư Nguyễn Lân cũng là một người yêu thích văn học. Năm 1925, khi còn là cậu học sinh trường Bưởi, với bút danh Từ Ngọc, ông đã cho ra mắt tiểu thuyết “Cậu bé nhà quê”, mà về sau được Nha học chính Đông Dương dịch ra tiếng Pháp để dạy trong học đường. Và đây cũng được coi là một trong số ít thiểu thuyết đầu tiên về nông thôn Việt Nam hiện đại buổi đầu. Sau đó, ông tiếp tục cho ra đời các cuốn tiểu thuyết như: “Khói hương”, “Ngược dòng”, “Hai ngả"... hay các truyện ngắn: “Ai khốn nạn”, “Tiếng vàng”, “Ngoài khơi”…
Dù ở bất kỳ thể loại nào, ngòi bút của Từ Ngọc cũng thấm đượm tinh thần nhân đạo truyền thống, chống lại cái ác, đề cao cái thiện, bênh vực, cảm thông với những kiếp người đau khổ.
Không chỉ là một nhà giáo, nhà văn, giáo sư Nguyễn Lân còn là một nhà ngôn ngữ với những bộ sách: “Ngữ pháp Việt Nam”, “Muốn đúng chính tả”, “Viết thế nào cho đúng”, hay “Tôi yêu tiếng Việt”. Nổi bật trong các tác phẩm là tình yêu, là niềm khát khao nồng cháy của tác giả trong việc bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
Và đặc biệt là các công trình từ điển. Ông là tác giả, hoặc đồng tác giả của ngót chục cuốn từ điển các loại. Trong đó có công trình của cá nhân ông: “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” dày 2.111 trang, đã gây kinh ngạc cho nhiều người về nội dung phong phú và sức làm việc của một cụ già ở tuổi ngoài 90.
Trải qua nhiều năm tháng liên tục, Giáo sư Nguyễn Lân đã góp phần đào tạo cho đất nước những công dân ưu tú, nhiều giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo nhân dân, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nổi tiếng, kể cả một số cán bộ cấp cao, một số tướng lĩnh, một số nhà cách mạng có tên tuổi lớn. Có lẽ trong mấy chục năm qua, không ai có được niềm vui lớn như Giáo sư Nguyễn Lân có nhiều môn sinh, môn đệ, người ít tuổi nhất cũng khoảng ngũ tuần, người cao tuổi nhất thì đã gần chín mươi, ở khắp mọi miền của Tổ quốc, kể cả nước ngoài, mà vẫn hướng về người thầy rất mực kính yêu của mình với một tình cảm gắn bó sâu nặng. Làng giáo Việt Nam coi ông như một tấm gương sáng và là người thầy mẫu mực cho các thế hệ noi theo.
Giáo sư Nguyễn Lân sinh ngày 14/6/1906, ông mất ngày 7/8/2003. Giáo sư Nguyễn Lân sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và hiếu học ở xã Phùng Chí Kiên, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Trong suốt cuộc đời của mình, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân luôn hết lòng với sự nghiệp giáo dục. Ông bắt đầu dạy học từ năm 1932, sau khi tốt nghiệp thủ khoa ban văn trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Về cuối đời, công việc gắn bó với ông vẫn là sự nghiệp giáo dục - ông là Chủ tịch đầu tiên của Hội Khuyến học Việt Nam.
Trải qua 97 năm cuộc đời, hạnh phúc lớn nhất của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân là làm việc, và của cải vô giá duy nhất của ông, đó là 8 người con. Người đi trước dìu dắt người đi sau họ đã xây đắp nên hình mẫu một đại gia đình hiếu học, tài hoa, chuẩn mực. Có người bảo các con, cháu cụ Nguyễn Lân thông minh, thành đạt, nhiều người là giáo sư, tiến sĩ.
Bằng sự phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Giáo sư, nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân đã là một tấm gương sáng chói cho các thế hệ con cháu của mình về sự phấn đấu không mệt mỏi, không đầu hàng trước khó khăn và phải tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của nước nhà.
Đã 10 năm trôi qua kể từ ngày giáo sư, Nhà giáo nhân dân đi về cõi vĩnh hằng, nhưng những gì mà giáo sư cống hiến cho đất nước thì vẫn còn đó trong đời sống giáo dục, đời sống học thuật, đời sống văn hóa của đất nước.
Trung tâm Thông tin Tư liệu/TTXVN