277 lượt xem

Nguyễn Phong

Nguyễn Phong 阮灃 người làng Kiệt Đặc, tự Tuyết Đường, hiệu Thiềm Tẩu. Ông tổ của ông được phong là Từ Quảng hầu, mộ ở dưới núi xã Hậu Quan. Tương truyền đây là nơi đất phát tích của ông, đến nay vẫn còn. Cha của ông đỗ hương cống, được tặng phong chức Thái bảo, sinh được 3 con trai, con trưởng làm tri huyện Gia Lộc, con út làm chức Tri bạ, phong làm vệ uý. Ông là con thứ hai.

Ông sinh ra thông minh, lúc lên 4 tuổi, nghe anh đọc sách ông rất ham thích. Cha thấy ông minh mẫn, lấy sách của anh cho đọc. Lên 6 tuổi dạy cho âm luật làm văn, lên 7 tuổi biết làm văn. Lúc ông 14 tuổi, thi một lần đỗ Hương cống, cùng khoa với cha, tên ông lại ở trên. Ngày vào ăn yến, ông đứng mà không ngồi, quan trường lấy làm lạ hỏi, ông đem sự thực trình bày, liền cho đổi chỗ ngồi. Lúc lớn lên, ông thích chơi non nước, ở trong làng có 12 ngọn núi, ngọn nào cũng có nốt chân của ông.

Năm 23 tuổi, ông đậu tiến sĩ khoa Mậu Thìn năm thứ 7 niên hiệu Thuần Phúc triều Mạc, lại trúng hạng ưu ở điện Đông các. Văn của ông chép trong tập hàn uyển nay còn thể xét được. Ông làm quan với nhà Mạc đến chức Lại bộ thượng thư tả thị lang, được phong tước Phúc gián bá. Khi nhà Mạc mất, ông cùng ông Nghiêm Sơn hầu Nguyễn Doãn Khâm ẩn ở trong núi Huyền Đinh, dân địa phương sợ bị liên luỵ, ông làm bài thơ quốc ngữ tự than rằng “Ta muốn yên thân lánh chốn nghèo, Chỉ là ẩn dật há rặng phèo” rồi phá gai góc làm nhà ở đó.

Đến năm thứ 16 niên hiệu Quang Hưng triều Lê, năm Khang Hựu nhà Mạc chiếm giữ thành Phao Sơn, vua ngự giá thân chinh bắt được tôn thất triều nhà Mạc không kể xiết. Ông hiện đang ở núi ẩn dật, quan Thái tể Vân Điềm là Nguyễn Thực tiến ông lên vua, và cho người đến núi với ông về kinh, ông bất đắc dĩ phải theo. Triều đình thấy ông là người văn học, nhân lúc dùng ông cho nguyên chức quan cũ. Năm Thận Đức thứ 16, cho chức Hình bộ thượng thư. Viêm Khê hầu là quan triều cũ. Khi ông tại chức nhân lúc thiên tai, trình bầy 10 điều thời sự, vua nhận lời, thưởng cho rất hậu. Dần sau vì mới khôi phục được nước, việc sứ nặng nề, liền sai ông ra cửa quan đón tiếp sứ thần. Khi xong việc về, tuổi già xin hưu. Ông về mở đám hát chèo làm vui, lại ở sau vườn đào một cái hồ, giữa đắp hòn đảo cây cối rậm rạp, dựng lên một cái am nhỏ.

Ông làm đến chứ Lễ bộ thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ, làm chức Tế hữu trường Quốc tử giám, khi về hưu được gia phong chức Thái bảo Tuyển quận công, thọ 85 tuổi. Ông văn học có dư mà vẫn ham đọc sách, người lúc ấy có câu “Ông Triền, ông Dọc còn học làm gì” (ông Triền tức ông Đồng Hãng, ông Dọc tức là ông Nguyễn Phong). Ông làm văn phút chốc là xong, bút thao thao không dứt, học trò rất nhiều.


NGUỒN : http://zaidap.com