228 lượt xem

Nhữ Đình Toản

Tiến sĩ Nhữ Đình Toản người làng Hoạch Trạch, huyện Đường An, xứ Hải Dương xưa, nay là thôn Hoạch Trạch, xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông đô Hội nguyên, Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu năm thứ 2 (1736) đời vua Lê Ý Tông. Làm quan đến chức Hành Tham tụng, Nhập thị Bồi tụng, Thượng thư bộ Binh, Quốc Tử Giám Tế Tửu, tước Bá Trạch hầu. Ông sinh năm 1703, mất năm 1773, thọ 72 tuổi.

     Nhữ Đình Toản là một danh sĩ lớn của đất Bắc Hà, sống cùng thời với những danh nhân, nhà văn hóa lớn của đất nước bấy giờ như Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Hoàn, Nguyễn Bá Lân, Hà Tông Huân, Vũ Miên, Lê Quý Đôn... Cuộc đời và sự nghiệp của ông đã được nhiều tài liệu, thư tịch ghi chép. Nhiều công trình khảo cứu cũng đã để cập đến thân thế và sự nghiệp của ông. Tuy nhiên, muốn đánh giá toàn diện, đầy đủ về con người và sự nghiệp của Tiến sĩ Nhữ Đình Toản, chúng ta vẫn còn thiếu nhiều tư liệu. Nhiều giai đoạn trong cuộc đời Nhữ Đình Toản đến nay vẫn còn là những khoảng trống. Trong khi đó nhiều đánh giá nhận định về ông vẫn còn có những điểm chưa thỏa đáng thiếu chính xác.

     Do đó, một cuộc hội thảo khoa học về Tiến sĩ Nhữ Đình Toản được tổ chức là một việc cần thiết và nên làm. Chúng tôi rất hoan nghênh Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức Hội thảo khoa học về Tiến sĩ Nhữ Đình Toản với một tinh thần chủ động và trách nhiệm. Trong tham luận này, chúng tôi xin đề cập đến một vài nét về thân thể và sự nghiệp chính trị của Tiến sĩ Hội nguyên Nhữ Đình Toản, một danh nhân - Nhọ sĩ nổi tiếng của xứ Hải Dương, một vị tướng - nhà chính trị được xếp vào hàng “những người phò tá có công lao tài đức” (Phan Huy Chú) của ĐẤT VIỆT.

     Làng Hoạch Trạch, tên nôm gọi là làng Vạc, nằm trong vùng đất “địa linh nhân kiệt” của xứ Đông xưa, rất nổi tiếng là đất văn học, có truyền thống là làng khoa bảng cha truyền con nối. Vùng đất này là nơi gặp gỡ giao thoa của nhiều mạch chuyển tiếp hội nhập địa lý, lịch sử, văn hóa đặc biệt. Đó là Hoạch Trạch của Thái Học, Nhuận Trạch của Bình Minh, Mộ Trạch của Tân Hồng. Ba làng Trạch (Tam Trạch) đã dựa thế vào nhau, cùng nhau phát huy truyền thống lâu đời về văn hóa và lịch sử để phát triển.

     Với vị trí địa lý và nhân hòa thuận tiện như vậy, vùng đất này từ ngàn xưa đã là điểm giao lưu tấp nập của bốn phương, dân cư đông đúc, lúa gạo nhiều, công thương phát triển.

      Thái Học ngày nay vẫn còn giữ được nhiều nghề phụ có tiếng. Làng Phú Khê có nghề xe chỉ. Làng Hoạch Trạch có nghề làm lược bí cổ truyền rất nổi tiếng. Theo Sách “Hoạch Trạch Nhữ tộc phả” do con trai thứ 3 cụ Nhữ Đình Hiền là Nhữ  Đình Toản biên soạn cho biết thì: cụ Nhữ Đình Hiền trong lần đi sứ năm 1698 đã học được nghề làm được tre (lược bí) ở phương Bắc, khi về đã hướng dẫn cho dân làng làm nghề. Con trai là tiến sĩ Nhữ Đình Toản cùng ông giúp đỡ dân làng làm nghề và dành 12 mẫu đất vua ban cho phường Diên Lộc lấy hoa lợi dùng vào việc chung của làng. Ông bà Nhữ Đình Hiền đã được dân làng tôn vinh là những vị tổ của nghề lược tre của làng. Đến đầu thế kỷ XIX, nghề lược Hoạch Trạch đã nổi tiếng khắp trong nước và được ghi vào lịch sử địa phương.

     Dòng họ Nhữ khởi nghiệp ở đất Hoạch Trạch từ rất lâu đời. Theo sách “Hoạch Trạch Nhữ tộc phả” thì thủy tổ dòng họ Nhữ ở đây là Tiến sĩ Nhữ Văn Lan, đỗ Tiến sĩ khoa Quỷ Mùi đời Lê Thánh Tông (1463), làm quan đến chức Hộ bộ Thượng thư, nguyên quán ở thôn An Tử, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, xứ Hải Dương, nay là làng An Từ Hạ, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Nhữ Văn Lan là ông ngoại của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

     Đời thứ hai là cụ Nhữ Huyền Minh đã di cư về thôn Đông, xã Lôi Dương (tức làng Sồi Cầu ngày nay), cụ là người hiếu học, làm tri huyện Lục Ngạn.

     Đến đời thứ 7 là cụ Nhữ Tiến Dụng, sinh năm Quý Hợi (1623) là ông nội của Nhữ Đình Toàn. Nhữ Tiến Dụng đỗ đồng Tiến sĩ xuất thân năm Giáp Thìn đời Cảnh Trị (1664) làm quan đến chức Giám sát Ngự sử, Lễ khoa Đô Cấp sự trung, Hoằng tín Đại phu, Thái thượng Tự khanh, gia tăng giá Hành Đại phu Công bộ Tả thị lang, Đặc tiến Kim tử vinh lộc Đại phu Đô Ngự sử đài, tước Liên Khế bá, sau thăng ông bộ Thượng thư, tước Liên Khế hầu. Mất năm Kỷ Tỵ(1689).

     Cha của Nhữ Đình Toản là Nhữ Đinh Hiền sinh năm Kỷ Hợi (1659), đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Thân đời Vĩnh Trị (1680). Năm 39 tuổi đi sứ sang Trung Quốc. Làm quan đến chức Hình bộ Thượng thư, gia tặng Đặc tiến Kim tử vinh lộc Đại phu, Nhập nội thị, Thạm tụng, tước hầu. Ông là người rất giỏi chính sự, nổi tiếng xử kiện công bình đúng đắn, người thời bấy giờ ai cũng khen ngợi. Đương thời luôn truyền câu:

 
“Văn chương Lê Anh Tuấn
Chính sự Nhữ Đình Hiền”

 
     Lê Anh Tuấn (1671- 1734) người huyện Tiên Phong (Ba Vì, Hà Tây) đỗ Tiến sĩ năm Chính Hòa (1694) nổi tiếng về văn chương đương thời, được xếp vào hàng “Trường An tứ hổ” (bốn con hổ đất Thăng Long). “Tứ hổ” đó là: nhất Quỳnh, nhì Nham, tam Hoàn, tứ Tuấn. Tam Hoàn tức Nguyễn Công Hoàn là cha của Nguyễn Bá Lân, Cha con Nguyễn Công Hoàn, Nguyễn Bá Lân đều rất nổi tiếng về văn chương, người cùng huyện với Tiến sĩ Lê Anh Tuấn.

     Nhữ Đình Toản là con Nhữ Đình Hiền. Lúc trẻ tuổi đã nổi tiếng thông minh, học giỏi. Ông thừa hưởng truyền thống khoa bảng của cha ông, lại sẵn có nếp nhà, giáo huấn, cho nên còn ít tuổi mà văn chương đã nổi tiếng khắp vùng. Không biết có phải vì vậy không mà trên bước đường đời chập chững đầu tiên, ông đã phạm lỗi, không được đi thi. Không biết Nhữ Đinh Toản đã mắc phải lỗi cụ thể gì, chỉ biết sách “Lịch triều hiến chương loại chí” chép ông vì văn chương mắc lỗi và vì lỗi đó mà được nổi tiếng. Mãi đến năm 26 tuổi mới được đi thi. Ông thi Hương đổ thứ hai, do tập âm mà được cử giữ chức Tự thừa. Có thể khẳng định rằng đây là chức vụ đầu tiên trong cuộc đời làm quan của Nhữ Đình Toản. Trong tấm bia Tiến sĩ khoa thi năm Bính Thìn (1736) ghi tên những người đỗ Tiến sĩ có ghi Nhữ Đình Toàn đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, trước khi thi đỗ đang giữ chức Tự thừa.

     Tự thừa là một chức quan nội thuộc của sáu tự, hàm chánh thất phẩm. Sáu tự lục tự là những cơ quan chức năng ở trong triều, bắt đầu đặt từ đời Quang Thuận nhà Lê, Lúc đầu gọi là Việu (Lục viện). Sáu tự bao gồm Thượng bảo tự, Quang lộc tự, Hồng lô tự, Thái thường tự, Thái hộc tự, Đại lý tự. Tự nào cũng có các chức Tự khanh, Thiếu khanh, Tự thừa. Các đời sau noi theo không đổi. Còn chức năng của từng tự, sử cũ chép như sau: Thượng bảo tự có nhiệm vụ đóng ân quyền thi Hội, Hồng lộ tự giữ việc xứng danh thi Đình. Quang lộc tự giữ việc về rượu lễ, đồ lễ, đồ ăn trong tế tự, yên tệc, triều hội; Thái thường tự giữ việc lễ nhạc, giao miếu xã tắc lăng tẩm; Đại lý tự thủ xét những án tâu lên vua rồi đưa sang Thẩm hình viện xét rõ; còn Thải bộc tự thì coi việc xe kiệu, ngựa, voi.

     Sử cũ không chép cụ thể Nhữ Đình Toản trong thời gian tập làm làm tự thừa thìở thừa tự nào. Nhưng xét về thiên hướng và năng lực thể hiện thì nhiều khả năng ông là Tự thừa ở Hồng lộ tự hoặc Thượng bảo tự.

     Nhữ Đinh Toàn thi đỗ và bước vào Con đường quan lộ ở tuổi “tam thập nhi lập” đã rất chín chắn và có đầy đủ tư cách cần thiết của một kẻ sĩ hành động giúp đời, giúp dân. Cuộc đời làm quan của ông đã để lại cho đời sau một tấm gương sáng và một vị quan đức độ, tài năng, thanh liêm, cương trực, thẳng thắn bảo vệ lẽ phải, giữ gìn kỷ cương phép nước. Bước đầu Nhữ Đình Toàn làm quan ở bên ngoài và nhiều phải tuân lệnh Chúa đi đánh dẹp ở các địa phương, ở đây là đánh dẹp các phong trào nổi dậy khởi nghĩa của nông dân. Có lần vào năm 1741 trong lục đi đánh dẹp các phong trào nổi dậy của Nguyễn Tuyển, Nguyễn cử, Nhữ Đình Toản đã bị giặc bắt được. Ông đã dựa vào đức độ và tài năng của mình để khuyên dự tướng giặc đầu hàng. Sự kiện này sách Việt sử thông giám Cương mục chép rất cụ thể như sau: “Trước kia Kình (tướng giặc, sót họ - ĐKN) theo anh em Nguyễn Tuyển. Tuyển dùng làm tướng bộ thuộc. Đến khi Tuyển bị thua, Kình bèn tập hợp đồ đảng còn sót lại cướp bóc ở Cẩm Giàng, Chí Linh, quân chúng có vài trăm người. Đốc trấn Trương Khuông cùng Đình Toản đem quân đuổi theo tróc nã. Bọn Khuông đánh nhau với Kình ở xã La Mát, bị bại trận. Nhữ Đình Toản hiệp mưu, bị Kình bắt được. Kình vẫn kính trọng thanh danh Đình Toản, dùng lễ tân khách để đối đãi. Nhân gặp cơ hội, Đình Toàn đem sự họa phúc dụ dỗ, Kình bên đến cửa quân đầu hàng”.

     Sau lần lập công này, Nhữ Đình Toản đã được Chúa Trịnh Doanh biểt tài và bắt đầu trọng dụng. Sau khi xứ Hải Dương bình định xong, ông được chúa Trịnh phong làm chức Hiệp đồng. Năm sau, năm 1742, ống lại được Chúa Trịnh Doanh giao cho việc quan trọng là đi thanh tra, khảo sát việc tiêu cực ở lộ Sơn Nam Hạ. Việc này sách Đại Việt sử ký tục biên chép như sau: “Tháng 6, đặt quan phủ dụ các huyện thuộc lộ Sơn Nam Hạ, dùng bọn Phạm Hữu Du làm chức ấy, để họp sức với viên Đồn ngự sứ vỗ về tập họp dân địa phương, ngăn cấm trộm cắp, rồi nghe tin bọn ấy làm phiền nhiễu dân, Chúa lại sai Nhữ Đình Toản đi xem xét tình ừạng ấy”.

     Có thể nói, lúc này Nhữ Đình Toản đã rất được chúa Trịnh Doanh tin dùng. Ông được Chúa cho ở ngay trong Phủ và thường được tham dự bàn bạc chính sự, những việc quan trọng và đột xuất của triều đình, rất nhiều ý kiến đề xuất của ông đã được Chúa nghe theo. Sách Đại Việt sử kỷ tục biên chép rằng: “Xá các thuế Tô, Dung, Điệu cho huyện Thụy Anh theo lời xin của Tán lý Nhữ Đỉnh Toản. Chúa Trịnh Doanh dự các quan chấp chính rằng: Dân bần cùng ở miệt đông bắc đều là con đỏ của triều đình, nên cứu vớt ngay. Bèn sai chia đặt đồn thú chiêu tập dân lưu tán”.

     Lúc bấy giờ, xã hội Đàng Ngoài không ổn định, dân tình đói kém, giặc dã trộm cưóp nổi dậy khắp nơi. Triều đình mới lại đặt chức Tán lý giao cho các quan có tài đức giữ chức ấy đi trấn trị ở các trấn, lộ. Theo Lịch triều hiến chương loại chí, Tán lý là một chức quan rất quan trọng, phải là người có tài, có đức và triều đình tin cậy mới được giao phó. Lúc bấy giờ, những đại thần có danh tiếng như Nhữ Đình Toản, Trần Danh Ninh, Trần Huy Bật... đều được trao giữ chức Tán lý. Chúng ta biết rằng dưới thời vua Lê - chúa Trịnh, vua Lê chỉ là hư vị, chúa Trịnh nắm hết mọi quyền hành. Tuy nhiên, trong lịch sử, vẫn có những vị Chúa còn biết giữ lễ quân thần trong ứng xử với vua Lê và điều hành đất nước theo tinh thần vì giang sơn xã tắc, vì trăm họ. Một trong những vị Chúa đó là Trịnh Doanh. Đây là vị Chúa mới lên thay Trịnh Giang, người anh hoang dâm vô độ, trong bối cảnh chính sự đổ nát, xã hội rối loạn, dân chúng nhiễu nhương. Trịnh Doanh là một người có tài, sau khi lên nắm quyền, Trịnh Doanh ban hành nhiều quyết định họp với lòng người, được quần thần và dân chúng ủng hộ. Nhiều sắc chỉ mang tính cải cách ban hành dưới thời Trịnh Cương (đã bị Trịnh Giang bãi bỏ) thì nay được dùng lại. Trịnh Doanh là một trong số các chúa Trịnh chăm lo, chú trọng nhiều đến chính sự như: cho đặt ống đồng ở cửa phủ để nhận thư từ của dân chúng tố cáo việc làm sai trái của quan lại; định lệ cho các quan tư tam phẩm trở lên, lần lượt thay phiên hau hai người một lần vào phủ Chúa để hỏi về chính sự và mưu sách việc quân, việc nước. Trong việc dùng người, Trịnh Doanh rất coi trọng tuyển lựa và cất nhắc những người có thực tài. ông Chúa Trịnh này là người đầu tiên đã qui định: bất cứ ai, trước khi Bộ Lại bổ dụng, cất nhắc, phải cho dẫn vào phủ đường yết kiển để Chúa trực tiếp hỏi về việc làm, ai có khả năng thật sự mới trao cho ứng tuyển. Có lẽ nhờ vậy mà dưới thời Trịnh Doanh, nhiều danh sĩ có thực tài xuất thân khoa bảng đã được trọng dụng như: Nhữ Đình Toản, Nguyễn Bá Lân, Vũ Miên, cha con Nguyễn Hiệu, Nguyễn Hoàn, Nguyễn Nghiễm, Lê Quý Đôn hay các tướng tài xông pha nơi trận mạc như Hoàng Ngũ Phúc, Phạm Đình Trọng, Nguyễn Công Hoàn....

     Ngay cả những người đã từng phạm trong tội, bị bãi chức nhưng xét có tài, về sau Trịnh Doanh vẫn cho gọi đến giao cho trọng trách. Sử chép rằng: Hà Tông Huân có tài về văn học, làm Đốc đồng Sơn Nam, vì tội uống rượu bị bãi. Nhữ Đình Toản làm Tản lý, điều hành công việc có sai lầm, quân thua, bị giặc bắt, tuy có thuyết phục được giặc hàng nhưng cũng vì thể bị liên luỵ. Chúa [Trịnh Doanh] nghĩ cách cất nhắc người bị khuất trệ, cho rằng hai người này có tải học thuật nên đặc biệt để bạt sử dụng.Năm 1745, cùng lúc cử Hà Tông Huân, Nhữ Đình Toản đều giữ chức Hành Tham tụng phủ liêu.

     Khoảng những năm 1747 - 1748, triều đình dốc lực đánh dẹp phong trào nỗi dậy của nông dân. Đó là các cuộc nổi dậy của Nguyễn Hữu Cầu (nghịch Lân), Hoàng Công Chất (nghịch Chất), Nguyễn Danh Phương (giặc núi), Nhữ Đình Toàn lại được Trịnh Doanh cử làm Thống lĩnh các tướng đi dẹp loạn. Có lẽ một trong những công lao và đóng góp lớn nhất của Nhữ Đình Toàn cho triều đình và đất nước là thay Trịnh Doanh soạn dựng các qui chế điển lệ về quan chế ở trong triều. Như đã trình bày ở trên, Trịnh Doanh là một vị chúa rất ý thức chỉnh đốn, củng cố triều chính. Ông có ý định sắp xếp, tổ chức lại bộ máy quan lại thật chặt chẽ và đúng đắn. Đây là công việc rất khó khăn, phải có người tài giỏi am hiểu chính sự cả của Việt Nam và Trung Quốc, hiểu biết sâu sắc lịch sử và diễn biến của các triều đại trước. Công việc khó khăn và quan trọng này, Trịnh Doanh đã hoàn toàn tin cậy giao cho Nhữ Đình Toàn. Nhữ Đình Toản đã không phụ lòng Trịnh Doanh, trong thời gian ngắn, ông đã hoàn thành xuất sắc công việc Chúa giao. Sách soạn xong gọi là: “Tấn thân thực lục”. Đây là một bộ sách chép gọn và đầy đủ những qui tắc về các chức việc và nhiệm vụ các quan cũng như tổ chức bộ máy quan chức của triều đình Lê - Trịnh vào giai đoạn cuối thời Lê. Bộ sách này trong “Đại Việt sử ký tiên biến” tên gọi hơi khác là “Tấn thân sự lục”. Còn theo khảo cứu của nhà sử học uyên thâm Trần Văn Giáp trong Tim hiểu kho sách Hán Nôm” thị tên sách là “Bách tổ chức chương”. Xin dẫn ra dưới đây lời đầu sách in trong Việt sử thông giám cương mục có thể hình dung được định hướng và nội dung của sách cũng như tư tưởng và sự uyên bác của Nhữ Đình Toản: Minh Vương (Trịnh Doanh) cho rằng, trong nước cần được bình định, cần phải chấn chỉnh chức trách và nhiệm vụ các quan hành chính, hạ lệnh cho quan Tham tụng Nhữ Đình Toàn chậm chước điều lệ các triệu trước, xếp đặt quan chức phâm trật thành từng loại gọi là Tấn thân thực lục. Lại ban hành 9 điều, nói rõ chức trách nhiệm vụ các quan trong kinh và ngoài các trận: 1, Giúp đỡ vua, làm cho vua nghĩ được ngay thắng 2, Xét chọn quan lại, 3, Bàn định chính sách đối với dân; 4, Định kỷ luật quân ngũ; 5, Xếp đặt việc chỉ dùng trong nước; 6, Định rõ thể lệ kiện tụng; 7, Bàn định việc tính toán thu chi, 8, Việc thưởng phạt cho đúng đắn; 9, Hiệu lệnh phải tin thật.

     Chín điều trên cốt để răn bảo các quan giữ việc trong chính phủ, tuỳ tài từng người mà trao cho chức việc, phân biệt bổ dụng các chức quan...”. Trong lĩnh vực giáo dục khoa cử, Nhữ Đình Toàn cũng luôn được chúa Trịnh Doanh tin dùng. Nhiều những góp ý đề nghị của ông đã được chúa Trịnh chấp thuận. Lúc bây giờ thế lệ nộp tiền để đi thi đã phổ biến, học trò quen thói đua nhau chạy chọt, quan trường lại đua nhau coi thường kỷ luật, làm sự gửi gắm công khai, người thi đỗ phân nhiều không phải thực học, vì thể lời bàn tán bên ngoài rất là xôn xao, Chúa Trịnh Doanh biết việc bèn nổi giận, bắt thi lại, đánh hỏng hơn 200 người, quan trường đều bị biếm chức hoặc bãi chức.

     Lúc thì lại, các quan vào hầu chúa xin ra đầu bài. Lúc này thể văn trong sáng, khoáng đạt đời Hồng Đức không còn nữa, thay vào đó là lối văn rập khuôn, sáo cũ khiên thơ văn ngày càng bạc nhược. Bọn Ngô Đình Oánh, Trần Huy Mật ra đầu bài văn sách vẫn theo lối sáo cũ, bạc nhược trình lên. Nhữ Đình Toản không đồng ý, bèn tâu xin chuẩn ấn định: Văn sách về cổ văn thì hỏi đại lược việc phải, trái; về kim văn thì hỏi công việc hiện thời, Thi Hương, thi Hội và thi Đình đều theo thể văn đời Hồng Đức. Chúa Trịnh Doanh y theo.
     Năm sau (1752), gặp kỳ thi Hội, quan ra đề là Nguyễn Quốc Khuê lại dùng thể văn mới, bị biếm chức một “thứ”. Chúa sai Nhữ Đình Toản ra đề theo thể văn thời Hồng Đức hỏi về việc công và việc tư, lấy đỗ 5 quyển (khoa thi này Lê Quý Đôn đỗ Bảng nhãn), có quyền của Ngô Thì Sĩ đáng hạng ưu, quan sơ khảo Trần Danh Tố truất đi, Trần Danh Ninh đem việc tâu lên. Chúa cho Ngô Thì Sĩ làm chức Thiêm tri Công phiên, còn Trần Danh Tố phạt 30 quan tiền”.

     Những việc này chứng tỏ chúa Trịnh Doanh quyết tâm cải cách, đổi mới và Nhữ Đình Toàn luôn luôn ở cạnh Chúa để phò giúp. Năm 1756, chúa Trịnh Doanh lại cử Nhữ Đình Toản làm Tế tửu Quốc Tử Giảm. Nguyễn Bá Lân khi đó cũng được cử làm Tư nghiệp. Chúa dù rằng: “Nhà Giám là nơi các thành nhân tài. Gần đây dạy và học hơi trễ nải, văn thể hơi biến đổi. Các khanh là bậc túc Nho, ở vào chức vụ nhà thành quân, nên lưu ý cổ vũ, bồi dưỡng nhân tài để cho nhà nước dùng”.

Những điều trên đây chứng tỏ nhà Chúa rất tin dùng Nhữ Đình Toản, trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, một công việc trọng yếu của triều đình lúc đó cũng đã được gửi gắm cho Nhữ Đình Toản. Thực ra, Nhữ Đình Toản trong quá trình làm quan, phò tá nhà Chúa, ông vẫn song hành công việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Trong nhà ông vẫn thường xuyên có học trò đến theo học. Theo khảo cứu của học giả Trần Văn Giáp trong sách “Tìm hiểu kho sách Hán Nôm” thì anh em nhà Ngô Thì Sĩ thuộc Ngô gia cũng từng là học trò của Nhữ Đình Toản. Sách trên chép rằng: “Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780) tự Thế Lộc, hiệu Ngọ Phong từ 7 đến 11 tuổi theo học ông nội là Đan nhạc công, đến năm Mậu Ngọ (1743) đậu Hương tiến, sang học hai vị đại khoa Nghiêm Bá Đĩnh ở Tây Mỗ và Nhữ Đình Toản ở Hoạch Trạch; năm Bính Tuất (1766) đậu Hoàng giáp Đình nguyên”.

     Sách “Trưng phủ công thi văn tập” do Ngô Thì Du biên soạn trong “Ngô gia văn phải" có chép rằng cha mình là Ngô Thì Đạo (em ruột Ngô Thì Sĩ) theo học Nhữ Đình Toản như sau: “Cha tôi tên là Đạo, sinh giờ Thìn ngày 14 tháng 2 [Cảnh Hưng thứ 14 (1753)] đậu Hương tiến thứ 2, lên học ở Kinh đô, vào học Nhữ tiên sinh (húy là Toản) là người Hoạch Trạch”.

     Chúng ta có thể khẳng định rằng Tiến sĩ Nho học Nhữ Đình Toản, trong cuộc đời quan lộ khá đẹp của mình, ông đã tham gia đào tạo, bồi dưỡng nhiều nhân tài, trong số đó, nhiều người đã đỗ đạt, thành danh giúp ích cho triều đình và đất nước. Đó cũng chính là công lao đóng góp của Nhữ Đình Toản.

     Năm 1759 [Cảnh Hưng năm thứ 20], Nhữ Đình Toàn được nhà Chúa tăng làm Thượng thư Bộ Binh, hành Tham tụng phủ liêu. Lúc này, mọi việc lớn nhỏ trong triều ông đều được tham dự và có quyền chủ quyết. Sách Lịch triều hiến chương loại chí có chép về ông như sau: “Được ít lâu Chúa triệu vào giao cho việc quân quốc trọng yếu. Ông cùng Hà Tông Huấn điều trần những việc nên làm bấy giờ rất xứng ý Chúa, được thắng Thượng thư Bộ Binh và Tham tụng, tước Bá Trạch hầu, giúp đỡ bên cạnh Chúa, càng ngày được Chúa quyến chú”.

     Đến năm Cảnh Hưng thứ 23 (1762), Tham tụng Thượng thư Bộ Binh Bá Trạch hầu Đình Toản xin đổi sang chức võ, Chúa ưng cho, trao cho làm Hữu Hiệu điềm, quản đội Nghiêm Hữu hầu (tức quân cấm vệ của triều đình). Lúc này Nhữ Đình Toản tuổi đã cao, sức yếu nhưng ông vẫn tận tụy với công việc phò tá nhà Chúa và triều đình. Ông làm tưởng được hơn 10 năm, giữ vững thể thống, ưa chuộng khoan hòa, rộng rãi. Thời bấy giờ đều khen là danh thần. Ông được thăng mãi lên chức Tả đô đốc, tước Trung phái hầu. Khi về hưu được đặc ân cho vào dự vào bậc Quốc lão. Năm Quý Tỵ (1773) ông mất, thọ 72 tuổi, được tặng Thái bảo.

     Tiến sĩ, Hội nguyên Nhữ Đình Toàn là một Nho sĩ danh tiếng của Bắc Hà, một trí thức Nho học tài đức được đào tạo từ là Hải Dương - Xứ Đông. Cuộc đời và sự nghiệp của ông là một tấm gương sáng cho đương thời và hậu thế. Nhà sử học Phan Huy Chú đã rất đúng đắn xếp ông vào danh sách “NGƯỜI PHỎ TÁ CÓ CÔNG LAO TÀI ĐỨC của đất nước. Nhữ Đình Toản mãi mãi sống trong lòng con cháu dòng họ Nhữ và của người dân nước Việt.

Tháng 12 năm 2013

NGUỒN : http://honhuvietnam.com