276 lượt xem

Tại sao gọi là Bạch Long Vĩ?

Cái tên đảo Bạch Long Vĩ được đặt dựa trên hình dáng của đảo giống như đuôi của một con rồng. Tên này cũng gắn liền với truyền thuyết được người ta truyền tai nhau. Chuyện kể rằng, từ thuở xa xưa, có đàn rồng bay từ trên trời đáp xuống biển, một số rồng con đã nằm ở vùng đất Hải Phòng hình thành nên quần đảo Cát Bà.

Một số khác đông hơn nằm lại ở phía biển Quảng Ninh, tạo thành Vịnh Hạ Long. Đến khi rồng cha mẹ quay trở về trời thì một khúc đuôi đã rơi xuống giữa biển và từ đó, hình thành nên đảo Bạch Long Vĩ ngày nay.


Tên đảo Bạch Long Vĩ (白龍尾) có nghĩa là "đuôi rồng trắng". Một số truyền thuyết cho rằng khi người Việt mới lập nước đã bị giặc ngoại bang, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành một bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.

Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và nơi đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ.

Tuy nhiên, truyền thuyết này dường như ứng với bán đảo Bạch Long Vĩ (có địa thế tựa như đuôi rồng) ở phía Nam tỉnh Quảng Tây Trung Quốc vốn có lịch sử lâu đời hơn nhiều. Sau khi bán đảo này bị cắt cho Trung Quốc theo Hiệp ước Pháp Thanh 1887 thì tên Bạch Long Vĩ được đặt lại cho đảo Bạch Long Vĩ bây giờ.
Theo vi.wikipedia.org


Cho đến tận đầu thế kỉ 20 thì vẫn chưa có dân cư sống trên đảo mà chỉ có ngư dân ghé vào trú bão. Vì không tìm được nguồn nước nên con người không định cư và đảo còn có tên Vô Thủy ("không có nước").[3Ngoài ra đảo còn có tên là Hải Bào (do biển có nhiều bào ngư) hoặc Phù Thủy Châu ("viên ngọc nổi trên mặt nước").
Theo Ngọc Nhàn
 
Tổng hợp: SGT Group.