363 lượt xem

Tại sao gọi là Bằng Lăng?

Bằng Lăng là một địa danh xưa của tỉnh Đồng Nai. Nhiều người đọc và viết chệch thành Bàn Lân, Bàn Lăng, Bàng Lăng. Cái tên này có hai cách lý giải:
    
Thứ nhất, nhiều người cho rằng Bằng Lăng là tên một loại cây to, hoa màu tím hồng, gỗ nâu vàng. Đây là loài cây bản địa, mọc rất nhiều trước đây trong vùng Đồng Nai và Gia Định.

    
Thứ hai, Bằng Lăng là tên loại cây blaang (bonrbax malabarium) của người Mạ - một loại cây gạo, gọi là cây gạo Malaba Ấn Độ. Loại cây này "đốn từ trong rừng đem về trồng ở buôn làng để làm cọc hiến sinh (người ta buộc con trâu để giết tế lễ vào đó); cây cọc này sẽ đâm rễ xanh tươi trở lại và đây là di tích chỉ báo sự chiếm ngụ của con người trên vùng đất đã bị bỏ đi. Loại gạo mọc ở núi cao và cao nguyên thường nhỏ thấp ở mức trung bình; ngược lại, cây gạo mọc ở bờ sông, triền đất thung lũng phù sa ở miền hạ lại đạt đến kích thước cao lớn, nổi bật trên tầng cây rừng xanh thẩm quanh nó".


Theo Jean Boulbet