1027 lượt xem

Tại sao gọi là Đồng Nai?

Đồng Nai có nguồn gốc tên gọi vẫn chưa rõ ràng. Dân gian quen giải thích do cánh đồng có nhiều nai. Cũng có ý kiến cho rằng Đồng trong Đồng Nai là cách gọi biến âm từ chữ Đờng trong Đạ Đờng (Sông Cái) của người Mạ; bởi vì còn có rất nhiều tên gọi khác bắt nguồn từ chữ Đồng (Đờng?) mà không phải là cánh Đồng: Đồng Tranh, Đồng Môn, Đồng Tràm, Đồng Trường... Vào thế kỷ 17, Đồng Nai hay vùng đất Đồng Nai là ám chỉ cả một vùng Nam Bộ rộng lớn của bây giờ.
Theo Trần Nhật Giáp


Theo Cổng TTĐT Đồng Nai, địa danh Đồng Nai có thể hiểu là "cánh đồng có những con nai". Lối đặt tên địa danh gắn dạng địa hình với tên thú rất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là tại Nam Bộ. Các nhà nho xưa khi dịch địa danh Đồng Nai sang chữ Hán cũng đã dùng từ Lộc Dã với cùng ý nghĩa trên (Lộc: con nai, Dã: cánh đồng).

Tên Đồng Nai không phải là tên Việt Nam mà là tên của Mạ, họ gọi sông Đồng Nai là Đạ Đờng. Đạ là hình thức đầu tiên sẽ biến thành nước trong ngôn ngữ ta, qua Nác ở Huế và Dak của người Mường. Mạ: Đạ; S’tiêng: Đá; Bana, Sơđăng, Mường: Đák; Việt Nam, Thừa Thiên: Nác; Việt Nam: Nước; Cao Miên: Tứk. Đờng được biến thành Đồng... Như vậy, sông Đồng Nai là sông Đồng mà lưu vực có nhiều Nai”.
Theo Nhà văn Bình Nguyên Lộc


Địa danh Đồng Nai được nhắc đến với một số dữ liệu “Truyện cổ còn ghi lại vua Po Romé (trị vì từ năm 1627 đến 1651) là cư dân của làng Buyl ở Đồng Nai, nghĩa là một vùng núi mà có nhiều sắc dân không phải là người Chăm sinh sống”,… Đồng Nai là địa danh khá quen thuộc trong lịch sử Chămpa… hoặc “Địa danh Đồng Nai trong địa lý Chămpa được gọi là vùng Ndong Nai. Đây là “xứ sở thần linh” mà người Chăm gọi là “vùng đất thánh”.
Theo Sakaya - Văn hóa Chăm-nghiên cứu và phê bình.
 
Tổng hợp: SGT Group.