322 lượt xem

TÔN ĐẢN - KỲ 3 (Cuối)

Bàn về nhân vật Tông Đản

https://mytourguide.com.vn/images/minh-minh/03_021.jpg
Nguồn: Sưu tập
 
Sách của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn viết:
 
“Tháng 4 năm Quí Sửu 1073, Ôn Cảo xin tăng hàm cho tụi Nùng Tôn-Đán (V/8) và Nùng Trí-Hội (VI/7) là tụi đã bỏ Lý theo Tống. Tông Đán được chức đô-giám Quế-Châu, Trí-Hội coi châu Quí-Hóa và cả hai được thăng hàm cung-bị-khố phó-sứ (TB 244/3b). Thẩm Khỉ lại sai người dụ Lưu Kỷ ở Quảng-Nguyên. Ngày 15 tháng 10 năm Q.Su (1073) Khỉ tâu: “Lưu Kỷ ở Giao-Chỉ muốn theo ta. Nếu không nhận, sợ nó làm loạn như Nùng Trí-Cao” (TB 247/22a) (…) Khi Khỉ xin nhận Lưu Kỷ hàng (tháng 10, Q.Su 1073, VI/5) vua Tống hỏi ý Vương An-Thạch rằng: “Ta nghỉ rằng chưa có thể nhận Lưu Kỷ được. Nhận Lưu Kỷ, chắc rằng Giao-chỉ giành lại”. An-Thạch nói: “Nghe nói Ôn Cảo từ Quảng-Tây đã về. Xin đợi Cảo đến nơi, sẽ thương lượng” (TB 247/22a) (…) Châu Quảng-Nguyên là một yếu địa. Tướng cầm quân ở đó là Lưu Kỷ. Lưu Kỷ nối Nùng Trí-Cao. Sau khi Trí-Cao thất bại, bộ hạ y là tụi Hoàng Trọng-Khanh, Lư Báo về theo Kỷ (MKBD). Ta đã thấy Kỷ có lần vào châu Quí-Hóa và Thẩm Khỉ đã có lần muốn dụ y (VI, 4). Kỷ làm quan-sát-viên ở Quảng-Nguyên (TB 279/11a) thường qua các khê động mua ngựa. Có con Nùng Trí-Cao là Trí-Hội ở châu Quí-Hóa, cản đường. Trí-Hội bấy giờ đã qui phụ Tống. Kỷ đem 3.000 quân sang đánh đất châu Ung. Trí-Hội và con là Tiến-An chống lại. Kỷ lui quân về (TB 263/7a) (…) Nhưng Tống muốn nhân cơ hội, gây thanh thế ở nam thùy một cách khôn ngoan. Lưu Di được tin Kỷ và Trí-Hội đánh nhau, tâu về triều. Di nói: “Thật ra Trí-Hội chưa theo ta hẳn. Nên để hai bên đánh nhau như thế, thua được đều có lợi cho triều đình”. Vua Tống Thần-Tông không bằng lòng, trả lời: “Sao lại nói như thế ? Nếu ta không dung kẻ theo ta, thì kẻ theo ta đắc chí. Bày phương kế như vậy là bậy !” An-Thạch cũng đồng ý, nói: “Quả thực như lời Hoàng-thượng ! Nếu thật Trí-Hội chưa theo hẳn ta như lời Di nói, thì nên nhân cơ hội này mà mua chuộc nó. Vả nay, Càn-Đức còn bé; nếu Lưu Kỷ đánh được Trí-Hội, rồi quay lấy Giao-chỉ, thì đó sẽ là cái họa cho ta. Ta nên giúp Trí-Hội để chế lại Lưu Kỷ, làm cho nó không rỗi tay mưu đánh Giao-chỉ. Thế thì mới lợi cho ta”(TB 263/7b). Theo ý Vương An-Thạch, cũng như ý của người Tống đương thời, Lưu Kỷ là một tướng độc lập ở Quảng-Nguyên, thanh thế không kém gì vua Lý. Cho nên mới có lý luận trên (…) Bộ binh ở tả-dực được lịnh xuất quân trước, tràn qua Vĩnh-Bình để đến Ung-châu (VSL). Quân các châu dọc biên giới kéo vào chiếm các trại Vĩnh-Bình; quân từ Lạng-Châu vào lấy những châu Tây-Bình, châu Lộc. Quân Quảng-Nguyên và châu Môn chiếm trại Hoành-Sơn. Các tướng Tống chống cự rất hăng hái, nhưng đều bị bại. Chúa trại Hoành-Sơn là Lâm Mậu-Thăng, viên quản-hạt Vĩnh-Bình là Tô Tá, viên quản hạt Thái-Bình là Ngũ Cử và viên giám-áp trại Thái-Bình là Quách Vĩnh-Nguyên đều tử trận (TB 273/4b) (…) Ngày 15 tháng 2 (T. Su, DL 22-3) lúc Triệu Tiết vào bái-từ để xuống miền nam trước Quách Quì, vua Tống Thần-tông dặn-dò căn-vặn: “Hễ dùng thổ-dân, có đưa thực-lợi thì mới sai được chúng. Chớ nên chỉ dùng lời ngọt mà thôi. Ngươi sẽ mộ vài nghìn thổ-dân mạnh-bạo; chọn tướng dữ-tợn để cai-quản, rồi sai chúng đi ép các dân động. Bảo những dân ấy rằng: đại-binh ta sắp tới qua vùng chúng; đứa nào theo ta thì được thưởng, không theo sẽ bị giết. Nếu chúng quả không theo, hãy giết đi vài ba họ để thị-uy. Lúc binh-uy đã có, ta sẽ bắt đầu ép Hữu-giang, rồi ép Tả-giang. Sau khi hai đạo ấy theo ta rồi, ta sẽ đánh sào huyệt Lưu Kỷ ở Quảng-Nguyên, không khó nữa” (TSu, DL 22-3: TB 273/8b).Tống chú ý đến Lưu Kỷ như vậy, vì Kỷ là một kiện-tướng giữ vùng Quảng Nguyên, sau khi Nùng Trí-Cao chạy sang đất Tống. Ta đã thấy rằng trước lúc đại-quân Lý vào đất Ung, Lưu Kỷ đã xung đột với con Trí-Cao là Nùng Trí-Hội (VI/5). Theo Tống sử (TS 495) trong đời Lý Thánh-Tông, Lưu Kỷ đã có hiềm khích với Nùng Tông-Đán. Tuy sử ta không hề còn ghi tên Lưu Kỷ, nhưng ta cũng thấy rằng Kỷ giữ một trọng chức bấy giờ. Kỷ có 5.000 quân, luôn luôn uy-hiếp hữu-dực quân Tống (…) Ngày mồng 8 tháng 5, khu-mật-viện Tống tâu rằng: “Tụi Lưu Kỷ, ở Quảng-Nguyên, trước theo Giao-Chỉ vào cướp đất ta. Nay sẵn có lòng hiệu-thuận, nhưng bị Giao-chỉ ép, nên không thể đổi chí-hướng đuợc. Y ở đó, thám-báo cho Giao-chỉ để lo tự-thủ yên thân. Vậy lúc đại-quân tới vùng y đóng, phải trừ tụi ấy đi” (…) Ngày 14 tháng giêng, định cấp 40 bằng trống tên cho ti chiêu-thảo và ban riêng: hàm cung-bị-khố phó-sứ cho các tri-châu Vi Thủ-An ở Tô-Mậu, Hoàng Sầm-Mãn và Nùng Thuận-Linh ở Môn-Châu; hàm tả-tàng-khố phó-sứ cho Lưu Kỷ ở Quảng-Nguyên và hàm nội-điện-sùng-ban cho Sầm Khánh-Tân (T. Vi, DL 21-2; TB 272/4b) (…) Tiết lại bàn nên dụ Lưu Kỷ và Thân Cảnh-Phúc. Tiết nói: “Vì mưu của Lý Thường-Kiệt (TB chép Thượng-Cát) và Lý Kế-Nguyên, nên Giao-chỉ đã làm loạn. Càn-Đức (Lý Nhân-tông) và mẹ (Ỷ-lan) oán hai người ấy và nay lại tin vào Nguyễn Thù. Thù vốn có lòng quy-thuận. Vả Lưu Kỷ ở Quảng-nguyên, Thân Cảnh-Phúc giữ động Giáp, đều cầm cường-binh. Ta có viên Thành Trạc, làm giáp-áp ở trại Hoành-sơn, vốn quen thân với Thù và Cảnh-Phúc. Tôi muốn sai Trạc mang sắc-bằng vào chiêu-nạp chúng”. Quì không nghe mưu ấy. (TB 279/11a)[Đoạn chú viết]: Trong các sách Tống, thường chép tên châu-mục Quảng-nguyên là Lưu Kỷ (TB, TS, ĐĐSL). Nhưng cũng có một vài nơi lại chép Lưu Ứng-Kỷ, như trong truyện Quách Quì ở TS 290 và chuyện Yên Đạt ở ĐĐSL 84.1”.
* Tháng 4/1073 Nùng Tông Đản được phong làm giám Quế Châu, trước đó Đản có xung đột với Lưu Kỷ và Nhật Tông, vậy thì rất khó để Tông Đản dẫn quân Lý tấn công thành Ung Châu. Trong lần quân Lý tấn công đất Tống, viên quản hạt Vĩnh Bình là Tô Tá bị chết, vậy thì sách Việt sử lược chép sai, cánh quân đường bộ do Tông Đản thống lĩnh không xuất phát từ Vĩnh Bình, mà có thể giống như Giáo sư Hãn viết: Lục quân tràn qua Vĩnh Bình tiến đến Ung Châu. Qua những ghi chép về Lưu Kỷ chúng ta thấy rằng người đứng đầu vùng biên viễn bấy giờ chính là Lưu Kỷ. Lưu Kỷ là nhân vật đặc biệt, được nhà Tống đánh giá là mạnh không thua kém nhà Lý. Cũng thật lạ khi một nhân vật như vậy mà sử phương nam lại bỏ qua, không có 1 dòng khi chép ? Giống hệt như trường hợp sử phương bắc bỏ qua Tông Đản mà không hề ghi chép ? Hai nhân vật này có mối quan hệ nào hay không ?

Sách của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn viết:

“Năm 1062, Tông-Đán và con đem các động thuộc mình, là Lôi-hỏa và Kế-thành, nộp cho Tống, và xin tới ở Lạc-châu. Tống nhận đất, bổ Tông-Đán coi châu Thuận-an (là vùng Lôi-hỏa, Kế-thành mới được đổi ra tên ấy) và bổ Nhật-Tân coi việc thuế ở Ung-châu (TS 495). Như vậy, cha con Tông-Đán vẫn giữ đất cũ, là đất mà ta vẫn coi thuộc ta. Cho nên chúng không lấy làm yên tâm, vì sợ vua Lý Thánh-tông đánh. Vả chăng động Lôi-hỏa bên cạnh Quảng-nguyên, mà bấy giờ Lưu Kỷ quản. Lưu Kỷ cũng làmột tướng kiệt-hiệt, lại làm chức quan sát cho vua Lý. Tông-Đán lại càng lo.“Năm Trị-bình (1064), Tông-Đán có sự hiềm khích với Lý Nhật-Tôn (Thánh-tông) và Lưu Kỷ, nên sợ chúng đe dọa. Viên coi Quế-châu là Lục Sằn biết vâïy, sai người đến dụ. Tông-Đán bèn bỏ châu mình vào nội địa, và được ban chức hữu-thiên-ngưu-vệ-tướng-quân” (TS 495). Sự phản bội của tụi Nùng Tông-Đán lần này làm Lý mất một vùng đất khá lớn ở phía tây bắc châu Quảng-nguyên (…) Tống Thần-tông phê rằng: “Gần đây, đã nhiều lần thám báo rằng giặc Quảng-nguyên tụ tập. Cuối cùng tin không đúng. Khiến dân khê động ở không yên. Sợ tin đó là giặc giảo-hoạt cố ý hư truyền ra, để làm náo động nhân tình, rồi nhân đó, hiếp bức dân chúng theo nó. Đó là việc mà bọn Hoàng Trọng-Khanh, Lư Báo đã làm. Nếu để lâu không xử trí, thì sự lý không tiện. Vậy, kíp sai Tiêu Chú tới đó mà xử trí, chớ để thành chuyện to lớn” (tháng 11 T.Ho 1071;TB 288/1a) (…) Ta đã thấy rằng vào tháng tư nhuận, Lưu Kỷ ở Quảng-nguyên dã đem 3.000 quân đánh nhau châu Qui-hóa làm Tống phải động tâm và phải phái quân giúp viên coi châu ấy là Nùng Trí-Hội (VI/7) (…) Cũng vào khoảng cuối năm ấy (Q.Su 1073), có bọn Nùng Thiện-Mỹ ở châu Ân-tình (vùng châu Cảm-hóa thuộc Bắc-Kạn, giáp châu Thất-khê, còn có làng Ân-tình, chính là đó, xem ĐKĐD), nghe lời Thẩm Khỉ dỗ, đưa bảy trăm bộ hạ vào xin theo Tống (TB 259/13b). Viên đô-tuần-kiểm là Tiết Cử nhận (TB 251/1a). Thẩm Khỉ tâu rằng: “Viên coi châu Ân-tình là Nùng Thiện-Mỹ và hơn 600 gia thuộc xin quy phục Trung-quốc. Tôi xét thấy Thiện-Mỹ vốn người Trung-quốc, quản động Hạ-thôn thuộc châu Thất-Nguyên. Năm trước, động ấy bị Giao-chỉ chiếm mất, và đổi tên ra Ân-tình. Nay vì Giao-chỉ bắt thuế nặng nề, nên tụi Thiện-Mỹ xin quy phục ta, kẻo nếu chúng không nộp thuế cho Giao-chỉ, thì e bị giết” (TB 259/13b) (…) Tháng ba năm G.Dn (1074), viên chuyển-vận-sứ Quảng-tây tố cáo việc ấy (TB 251/1a). Vua Tống bảo xét và dặn rằng: “Chúng nó đã quy-ninh, thì nên cứu giúp” (TB 259/13b) (…) Vào tháng giêng năm Ất-mão (1075) Lý Thường-Kiệt xui vua Nhân-Tông gửi biểu tới triều Tống đòi lại tụi Thiện-Mỹ. Lời biểu rằng: “Thủ lĩnh châu Ân-tình, tên Ma Thái-Dật là người châu Định-biên ở đất tôi (Bắc-cạn ngày nay). Nó đã dời sang châu Ân-tình và nay đổi tên Nùng Thiện-Mỹ. Nó và 700 bộ thuộc đã trốn sang Trung-thổ. Vậy xin xét rõ căn do”. Vua Tống bảo xét (TB 259/13a). Không thấy Tống trả lời, ta dâng biểu đòi trả tụi dân ấy. Lưu Di không chịu chuyển biểu (TB 272/2a). Cuối cùng, vua Tống không bằng lòng trả Nùng Thiện-Mỹ (TB 259/13a) (…) Quì nói : “Quảng-nguyên là cổ họng của Giao-chỉ. Có binh-giáp mạnh đóng giữ đó. Nếu ta không đánh lấy trước, thì sau khi ta đi sâu vào đất chúng, quân ta sẽ bị đánh cả mặt trước và mặt sau. Lưu Kỷ đóng ở đó, là quan-sát-sứ của giặc, mà lại là chủ-mưu sự cướp Ung-châu. Nếu ta không bắt được nó, thì thanh-thế ta không thể nổi dậy” (MC Quách Quì, theo TB 279/11a) (…) Lúc được lệnh vào Quảng-Nguyên, Yên Đạt đem theo một tướng giỏi, tên là Tu Kỷ giúp mình (TB 284/4a). Đường vào Quảng-nguyên hiểm-trở, nhưng quân Tống đông. Lưu Kỷ sai quân cự-chiến. Dân-gian họp nhau chống lại. Vùng bắc Quảng-nguyên, có Hoàng Lục-Phẫn ngăn được quân Tống, không để chúng cướp phá động mình. Nay còn có đền thờ y ở làng quán là làng Lũng-định, ở phía bắc phủ Trùng-khánh (ĐNNTC). Quân Lưu Kỷ cũng chống-cự rất hăng, làm cho tiền quân Yên Đạt lâm nguy. Đạt muốn đem quân cứu. Một tiểu-tướng hầu gần thưa rằng: “Tướng-công nên tính đến việc mình trước, rồi sẽ tiến quân”. Đạt trả lời “Quân ta đánh đã lâm-nguy. Ta há có lòng nào lo tự bảo-toàn sao !”. Rồi hạ lệnh rằng: “Ai bàn đóng doanh lại không tiến quân thì sẽ bị chém”. Đạt liền đem đại-quân tới cứu. Quân sĩ Tống bị vây, thấy vậy đều phấn-khởi. Chúng kêu to lên rằng: “Quan thái-úy đã tới !”. Quân Lưu Kỷ bèn giải vây và lui. Yên Đạt biết cơ khó lòng bắt được Lưu Kỷ, bèn định dùng mưu cắt vây-cánh của y. Đạt phao tin rằng Lưu Kỷ đã nhận lời theo Tống và hẹn ba ngày nữa sẽ ra hàng. Các khê-động tưởng thật, đều theo Tống. Lưu Kỷ sợ thế cô-lập. Ba ngày sau cũng đem gia-thuộc và các động-trưởng ra hàng. Ấy là ngày Bính-tuất mồng 4 tháng 12. Quì bắt được 5.000 quân của Kỷ và cứu được 3.000 quân bị Kỷ bắt trước đó (Theo lời tâu ngày 4-12). Đạt lại thu được một vạn hộc lương và dân các động cung-nạp thêm 20 vạn hộc. Thế là đỡ cho Tống được 10 ngày lương. Yên Đạt sai đốt phá các động để phòng sự quân ta tập kích. Ti chiêu-thảo báo về, vua Tống hạ chiếu rằng: “Nếu vì đại-binh tới gần cõi, cho nên Lưu Kỷ bất-đắc-dĩ mới hàng, thì hãy đem Lưu Kỷ và gia-quyến về kinh-đô ”.Bảy ngày sau, các tì-tướng, như Nùng Sĩ-Trung và Lư Báo thủ-lĩnh động Bát-tế ở châu Cổ-nông cũng ra hàng, rồi cũng bị đem về Biện-kinh cả (Theo lời tâu)”.

* Có 2 chi tiết quan trọng trong đoạn văn trên:

Thứ nhất là xét lời biểu của nhà Lý gửi nhà Tống vào đầu năm 1075 có nhắc đến trường hợp của Nùng Thiện Mỹ. Nùng Thiện Mỹ vốn người Định Biên tên là Ma Thái Dật, khi dời sang châu Ân Tình đổi tên thành Nùng Thiện Mỹ. Xem sách sử thì chúng ta bắt gặp nhiều nhân vật được sách sử phương bắc và phương nam chép bằng những cái tên khác nhau. Vậy việc này có xảy ra với Tông Đản không ? Cụ thể, sử phương nam chép là Tông Đản, trong khi sử phương bắc chép là Lưu Kỷ ?

Thứ hai là theo lời của Quách Quỳ thì Lưu Kỷ chính là chủ mưu của sự cướp Ung Châu. Nên việc chiến thắng quân sự đối với Lưu Kỷ là rất quan trọng, nó vừa mang ý nghĩa về mặt quân sự và vừa mang ý nghĩa về mặt tinh thần. Rõ ràng là không thể phủ nhận vai trò đứng đầu vùng biên viễn của trước đây là Nùng Trí Cao và sau này là Lưu Kỷ. Theo dõi những sự kiện liên quan tới Lưu Kỷ, chúng ta thấy rằng trước khi quân Lý tấn công châu Khâm Liêm vào tháng 11 năm 1075 thì vào tháng 4 nhuận năm 1075, Lưu Kỷ đã có xung đột với Nùng Trí Hội, Trí Hội được nhà Tống hỗ trợ. Đồng thời nhà Tống có các hoạt động quân sự ở vùng biên giới với nhà Lý, khiến nhà Lý rất lo lắng, các hoạt động quân sự cũng khiến thổ dân vùng biên giới bị xáo trộn. Do Đó liên minh quân sự tất yếu hình thành giữa một bên là nhà Lý và bên kia là thổ dân vùng biên viễn mà đứng đầu là Lưu Kỷ.


Nguồn: nghiencuulichsu.com