188 lượt xem

Vũ Trọng Bình

 

Vũ Trọng Bình “liêm, bình, cần, cán”
 

Hình minh họa. Nguồn: Sưu tập

Khơi sông, đắp đê, xin miễn thuế

Vũ Trọng Bình sinh năm Mậu Thìn (1808) tại làng Mỹ Lộc, huyện Phong Phú, sau đổi là làng Mỹ Lộc Thượng, xã An Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Vũ Trọng Bình đậu cử nhân năm Quý Mão (1843) dưới thời Minh Mạng thứ 15, sau đó được bổ nhiệm Tri phủ Hòa Đa (Quảng Nam).

Mới ra làm quan, ông đã có tiếng về hành chính nên được triều đình điều về triều giữ chức Giám sát Ngự sử. Thời kỳ đó chức vụ Ngự sử gần giống như chức vụ thanh tra ngày nay, thường được triều đình phó thác cho những vị quan công minh, chính trực.

Với cương vị giám sát các quan lại, ông đã dâng sớ hạch tội Nguyễn Chấn tham ô, có đầy đủ chứng cứ rõ ràng, Vũ Trọng Bình liền được thăng chức Án sát tỉnh Thái Nguyên.

Vũ Trọng Bình không chỉ giỏi về mặt hành chính mà ông còn có khả năng về mặt nông nghiệp và thường xuyên quan tâm đến đời sống của người nông dân.

Năm Mậu Thân (1848) khi Tự Đức mới lên ngôi, lúc đó Vũ Trọng Bình đang làm Phủ doãn tỉnh Thừa Thiên, ông đã đề nghị nhà vua cho khơi sông Lợi Nông đưa nước tưới cho các cánh đồng thuộc các huyện phía nam kinh đô Huế, đắp đê ngăn mặn bảo vệ mùa màng và xin triều đình miễn giảm thuế nông điền cho một số tỉnh thành gặp khó khăn.

Có tài năng trị thủy

Năm Quý Sửu (1853), tới kỳ xét công tội cho quan lại cả nước (3 năm một lần), nhà vua thấy Vũ Trọng Bình là người thanh, cần, không quấy nhiễu dân chúng, thưởng cho một kim khánh hạng lớn trên đó có khắc bốn chữ “Liêm, bình, cần, cán” (con người thanh liêm, công bằng, siêng năng, tháo vát).

Năm Bính Thìn (1856), Tự Đức năm thứ 9, khi Vũ Trọng Bình đang giữ chức Tổng đốc Ninh- Thái, gặp lúc lụt bão, dân tình bị mất mùa đói khát, ông tâu xin với nhà vua hoãn việc truy dân thiếu thuế và binh lính bỏ trốn, triều đình đồng ý.

Năm ấy, đê điều bị vỡ nặng, vua lo việc trị thủy chưa biết ai gánh vác, triều đình cho rằng Vũ Trọng Bình là người có tài năng về thủy lợi, đề cử lên vua giao trọng trách.

Ông được đổi làm việc quản lý mọi việc đê chính. Vũ Trọng Bình liền dâng sớ tâu xin: “Trước hết cho khơi sông Thiên Đức để chia thế nước, lại tính định công phí đắp đê”.

Nhà vua theo ý và dụ thêm rằng: “Công trình đắp đê ở Hà Nội rất khẩn thiết, các huyện vùng thượng lưu thế nước rất mạnh, đó là những nơi phải lo toan trước nên châm chước liệu định, chậm, chóng không nên câu nệ mà phải thất sách”…

Năm Tân Dậu (1861), Tự Đức thứ 14, Vũ Trọng Bình lại tâu vua ba việc vỗ về và dẹp yên ở Bắc Kỳ:

– Thay đổi quan lại tồi tệ.
– Miễn việc trừ lương của binh lính (khi có tội).
 – Miễn tội cho người có tội mà ra đầu thú.

Vua khen là phải và cho thi hành. Hai năm sau, năm Quý Hợi (1863), Vũ Trọng Bình được cử làm Thượng thư bộ Hộ (tài chính) kiêm bộ Công (giao thông, xây dựng) sung Cơ mật viện đại thần.

Không dung túng lại nhũng, tư túi, nghiêm bắt trộm cướp, gặp việc phải xét xử nhanh chóng, bản thân tự trông coi thể lệ để chiếu cố cho nhân dân, thu phát rõ ràng – đó là cách trị dân của Vũ Trọng Bình.

Trị dân thế nào mà dân yên?

Năm Giáp Tý (1864), năm Tự Đức thứ 17, quân thổ phỉ nhà Thanh tiến vào cướp phá tỉnh Lạng Sơn. Vua liền đổi Vũ Trọng Bình làm Tổng đốc hai tỉnh Ninh- Thái sung kinh lược những đạo Ninh- Thái- Lạng- Bình, cho 30 lạng bạc và phái 1500 binh lính đi dẹp giặc.

Vũ Trọng Bình mang cờ tiết lên Bắc Ninh, Cao Bằng bị giặc chặn đường tiếp tế lương thực, Vũ Trọng Bình liền đem quân đánh vào Quang Lang, thuộc Lạng Sơn, giặc bỏ đồn trốn ngay đêm hôm đó.

Khi thông được đường trạm, Vũ Trọng Bình lại đem quân tiến đánh thành Lạng Sơn, đưa hịch cho các thân hào trong tỉnh Cao Bằng vận động nghĩa dũng, nơi thì đóng giữ chống chọi, nơi thì đặt phục binh đón đánh.

Tháng 3 năm 1886, quân Vũ Trọng Bình thu phục lại Cao Bằng, bọn trùm thổ phỉ là Trương Cận Bang, Lưu Sĩ Anh, Hoàng Trung, Ngô Hoài Khanh lần lượt xin hàng.

Năm Mậu Thìn (1868) năm Tự Đức thứ 21, giặc Ngô ở Cao Bằng lại làm phản, đánh úp lấy thành. Vua cho Vũ Trọng Bình am hiểu tình thế biên cương, chuẩn cho làm Hiệp biện, lĩnh Tổng đốc Hà – Ninh, sung Khâm sai đại thần ở ba nơi quân thứ: Tuyên, Thái, Lạng để mưu tính đánh dẹp bọn làm phản.

Năm Tự Đức thứ 22 (1869), khi hai tỉnh Lạng, Bình (Lạng Sơn, Cao Bằng) đã được khôi phục, Vũ Trọng Bình lại kiêm sung tổng đốc hai tỉnh đó.

Sau đó giặc lại đánh cướp Tuyên Quang, Vũ Trọng Bình đã cùng Tán tương quân thứ Nguyễn Văn Tường thương lượng cùng tướng nhà Thanh Phùng Tử Tài hội quân cùng nhau tiễu trừ.

Mùa thu năm Canh Thìn (1880), nhân Vũ Trọng Bình vào chầu, vua hỏi:

Việc trận mạc ở ngoài biên Bắc Hà chưa biết ngày nào được yên. Hiện nay tham tán thì nhiều nhưng chưa có người nào vốn có phẩm vọng để cùng với Hoàng Kế Viêm bàn luận. Khanh, nếu như chung một chức hiệp đồng với Kế Viêm, cùng Kế Viêm thương nghị, có giúp nên việc được không?

Vũ Trọng Bình tâu rằng: Thần tính thô suất, việc binh lại không sở trường, không dám đảm đương, nếu cho thần ly nhiệm ở Lạng Sơn khi gặp việc cùng bàn luận, có thể nghe nhau.

Vua lại hỏi: “Thế khanh trị dân như thế nào mà dân yên?”

Ông tâu: “Duy không dung túng lại nhũng, tư túi, nghiêm bắt trộm cướp, không cho phủ huyện kéo dài các việc kiện tụng của nhân dân, gặp việc phải xét xử nhanh chóng, bản thân tự trông coi thể lệ để chiếu cố cho nhân dân, thu phát rõ ràng”.

Thua trận ở thành Vị Hoàng

Năm Quý Tỵ (1863), quân Pháp từ Hà Nội tới thành Nam Định, tàu chiến Pháp tới sông Vị Hoàng bắn phá dữ dội, quân bộ địch đánh vào cửa Đông, Vũ Trọng Bình cùng quan Bố chính Đồng Sĩ Vịnh, Án sát Hồ Bá Ôn ở trong thành chống chọi, Đề đốc Lê Văn Điểm ra thành giao chiến với giặc từ giờ Mão đến giờ Ngọ.

Điểm chết, Hồ Bá Ôn bị thương, thành thất thủ. Vũ Trọng Bình bị cách chức, trở về Kinh chờ xét. Lúc đó ông cũng đã bước vào tuổi 75.

Ông vốn quan văn, khi đất nước lâm nguy, thiếu tướng cầm quân triều đình mới cử ông làm tướng. Vì thế, việc thua trận ở thành Vị Hoàng là lẽ thường.

Triều đình suy xét cho ông nên không truy cứu trách nhiệm. Năm ấy, vua Tự Đức băng hà, nội bộ triều đình phân hóa thành hai cực; một bên chủ chiến, một bên chủ hòa. Dục Đức bị phế truất, Kiến Phúc lên ngôi.

Năm đầu Kiến Phúc (1883), Vũ Trọng Bình lại được phục chức cho làm công việc thương biện (thương mại) ở tỉnh Nghệ An sau đó được triệu về Kinh cất lên làm Thượng thư bộ Hộ (bộ Tài chính), nhưng ông xin về trí sĩ. Nhưng mãi đến năm Ất Dậu (1885) năm đầu niên hiệu Đồng Khánh, ông mới được chuẩn y với hàm Thượng thư hưu trí.

Năm Kỷ Hợi (1899), ông mất hưởng thọ 91 tuổi, được truy tặng hàm Hiệp biện Đại học sĩ.

Vũ Trọng Bình – vị quan “liêm, bình, cần, cán” – kỳ 3: Trị dân thế nào mà dân yên

Trị dân thế nào mà dân yên, quan điểm của Vũ Trọng Bình là: Không dung túng lại nhũng, tư túi, nghiêm bắt trộm cướp, không cho phủ huyện kéo dài các việc kiện tụng của nhân dân…

Trị dân thế nào mà dân yên?

Năm Giáp Tý (1864), năm Tự Đức thứ 17, quân thổ phỉ nhà Thanh tiến vào cướp phá tỉnh Lạng Sơn. Vua liền đổi Vũ Trọng Bình làm Tổng đốc hai tỉnh Ninh- Thái sung kinh lược những đạo Ninh- Thái- Lạng- Bình, cho 30 lạng bạc và phái 1500 binh lính đi dẹp giặc.

Vũ Trọng Bình mang cờ tiết lên Bắc Ninh, Cao Bằng bị giặc chặn đường tiếp tế lương thực, Vũ Trọng Bình liền đem quân đánh vào Quang Lang, thuộc Lạng Sơn, giặc bỏ đồn trốn ngay đêm hôm đó.

Khi thông được đường trạm, Vũ Trọng Bình lại đem quân tiến đánh thành Lạng Sơn, đưa hịch cho các thân hào trong tỉnh Cao Bằng vận động nghĩa dũng, nơi thì đóng giữ chống chọi, nơi thì đặt phục binh đón đánh.

Tháng 3 năm 1886, quân Vũ Trọng Bình thu phục lại Cao Bằng, bọn trùm thổ phỉ là Trương Cận Bang, Lưu Sĩ Anh, Hoàng Trung, Ngô Hoài Khanh lần lượt xin hàng.

Năm Mậu Thìn (1868) năm Tự Đức thứ 21, giặc Ngô ở Cao Bằng lại làm phản, đánh úp lấy thành. Vua cho Vũ Trọng Bình am hiểu tình thế biên cương, chuẩn cho làm Hiệp biện, lĩnh Tổng đốc Hà- Ninh, sung Khâm sai đại thần ở ba nơi quân thứ: Tuyên, Thái, Lạng để mưu tính đánh dẹp bọn làm phản.

Năm Tự Đức thứ 22 (1869), khi hai tỉnh Lạng, Bình (Lạng Sơn, Cao Bằng) đã được khôi phục, Vũ Trọng Bình lại kiêm sung tổng đốc hai tỉnh đó. Sau đó giặc lại đánh cướp Tuyên Quang, Vũ Trọng Bình đã cùng Tán tương quân thứ Nguyễn Văn Tường thương lượng cùng tướng nhà Thanh Phùng Tử Tài hội quân cùng nhau tiễu trừ.

Mùa thu năm Canh Thìn (1880), nhân Vũ Trọng Bình vào chầu, vua hỏi:

Việc trận mạc ở ngoài biên Bắc Hà chưa biết ngày nào được yên. Hiện nay tham tán thì nhiều nhưng chưa có người nào vốn có phẩm vọng để cùng với Hoàng Kế Viêm bàn luận. Khanh, nếu như chung một chức hiệp đồng với Kế Viêm, cùng Kế Viêm thương nghị, có giúp nên việc được không?

Vũ Trọng Bình tâu rằng: Thần tính thô suất, việc binh lại không sở trường, không dám đảm đương, nếu cho thần ly nhiệm ở Lạng Sơn khi gặp việc cùng bàn luận, có thể nghe nhau.

Vua lại hỏi: “Thế khanh trị dân như thế nào mà dân yên?”

Ông tâu: “Duy không dung túng lại nhũng, tư túi, nghiêm bắt trộm cướp, không cho phủ huyện kéo dài các việc kiện tụng của nhân dân, gặp việc phải xét xử nhanh chóng, bản thân tự trông coi thể lệ để chiếu cố cho nhân dân, thu phát rõ ràng”.

Tổng Hợp: SGT Group