228 lượt xem

VUA THIỆU TRỊ

VUA THIỆU TRỊ

Câu đối dự báo địa vị đứng đầu thiên hạ của vua Thiệu Trị

Trong câu đối lại vua cha, Thiệu Trị được cho đã thể hiện tầm nhìn của người đứng đầu thiên hạ dù chưa lên ngôi. Suốt thời gian trị vì, hoàng đế thứ 3 của nhà Nguyễn để lại nhiều tiếng thơm. Trước lúc băng hà, nhà vua còn căn dặn xây dựng lăng mộ phải tiết kiệm.


 
https://mytourguide.com.vn/images/minh-minh/vua-thieu-tri.jpg
 
Vua Thiệu Trị vì nước vì dân

Điềm báo làm vua
 
Vua Thiệu Trị (1841-1847), tên thật là Nguyễn Phúc Miên Tông, con trưởng vua Minh Mạng, vị vua thứ 3 của triều Nguyễn. Miên Tông chào đời được 13 ngày thì mồ côi mẹ. Bấy giờ đứa trẻ khóc mãi không ngừng, vua cha thấy vậy nói rằng “Trẻ con mới sinh ra mà đã biết thương khóc mẹ, sau này thế nào cũng giữ trọn đạo hiếu”.

Vì mẹ mất sớm, Miên Tông được bà nội là Thuận Thiên cao hoàng hậu nuôi dưỡng. Năm 1830, hoàng tử Miên Tông được phong tước Trường Khánh công. Tuy là con trưởng nhưng lúc đầu Miên Tông không được vua cha lựa chọn kế vị.

Bấy giờ có bà Hiền phi Ngô Thị Chính được vua Minh Mạng sủng ái nhất, sinh được 5 hoàng tử và 4 công chúa. Vì quá sủng ái, vua định chọn con cả của Hiền phi Ngô Thị Chính làm thái tử, sau này truyền ngôi.

Tin đến tai Thái hậu Thuận Thiên, bà liền gọi vua đến quở trách “Ta nghe xưa nay lập tự phải chọn con cả, nay hoàng đế bỏ trưởng lập thứ, sau này anh em tranh đoạt lẫn nhau thì làm thế nào”. Vua nghe xong vì chữ hiếu nên bỏ ý định trước đó, sắc lập Miên Tông làm thái tử theo ý mẹ.

Theo sách “Quốc sử di biên” chép lại, khi Thiệu Trị chưa lên ngôi nhưng trong câu đối của ông đã báo trước về địa vị của người đứng đầu thiên hạ nay mai. Một hôm Thánh tổ ra câu đối “Long vi vạn vật chi linh, biến hóa phi đằng mặc trắc (nghĩa là: Rồng thiêng hơn vạn vật, biến hóa bay nhảy khôn lường)”.

Nghe xong Trường Khánh đối lại “Thiên nãi nhất nguyên chi khí, khôi hiệu phú đảo vô ngân (nghĩa là: Trời là khí nhất nguyên, rộng lớn che trùm tất cả)”. Thánh tổ nghe xong vô cùng làm lạ, quý trọng lắm. Trong câu đối trên, Trường Khánh thể hiện được tầm nhìn lớn, bao quát thiên hạ. Chẳng phải đó là vị trí người đứng đầu thiên hạ chăng? 

Sau khi lên ngôi, vua Thiệu Trị ghi nhớ công ơn và đặc biệt quý trọng bà nội. Năm 1844, vua cho xây tháp Phước Duyên cao 7 tầng tại khuôn viên chùa Thiên Mụ để cầu cho bà sống thọ.

Đến nay tháp Phước Duyên cùng với chùa Thiên Mụ trở thành một trong những điểm đến thú vị trong quần thể di tích Cố Đô Huế. 


Dặn xây dựng lăng mộ phải tiết kiệm

Trong thời gian trị vì, Thiệu Trị được xem là đấng quân vương một lòng lo cho nước cho dân. Điển hình trong chuyện thi tuyển nhân tài. Trước đó khu vực trường thi đơn giản chỉ lợp mái tranh, đến đời vua Thiệu Trị triều đình mới cho xây quy mô và chắc chắn hơn. 

Tháng 4/1844, vua ban chiếu lệnh các trường thi Hương đều phải làm bằng gạch ngói, chung quanh xây tường kiên cố. Quy chế thi cũng được đổi mới, chẳng hạn theo lệ cũ kỳ thi chỉ hạn 20 ngày, vua cho rằng như thế là gấp nên gia hạn đủ 1 tháng.

Hoàng đế Thiệu Trị là người mở khoa thi võ đầu tiên trong triều Nguyễn tuyển chọn nhân tài, phát triển nền võ học lịch sử dân tộc. Khoa thi diễn ra vào tháng 6/1846. Sách “Đại Nam thực lục” chép lại nhà vua đã sai bộ binh tìm chọn địa điểm thuận tiện là thửa đất rộng ở trong đài Trấn Bình lập trường thi võ. Vua còn sai quân lính ở kinh đô diễn tập cho người dự thi xem mà học hỏi.


Nguồn: SGT Group tổng hợp.