493 lượt xem

Ý nghĩa bộ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh và cách thờ cúng

Ý nghĩa bộ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh và cách thờ cúng

5 / 5 ( 4 bình chọn )
5 / 5 ( 4 bình chọn )
Tôn tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh hay Thích Ca Tam Thánh là ba vị Thích Ca Mâu Ni Phật, Phổ Hiền Bồ tát và Văn Thù Sư Lợi Bồ tát. Đây là ba vị Tôn tượng tượng trưng cho chân lý, trí tuệ và hạnh nguyện giúp chúng ta thoát khỏi vòng luân hồi nghiệp báo, vượt qua bể khổ thâm sâu, giữ cho tâm trong sáng, thanh tịnh. 

Tôn Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh là ai?

Chắc hẳn nhiều Phật tử không hề xa lạ với cái tên Tượng Thích Ca Tam Thánh, thế nhưng Tôn Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh thì lại khá lạ lẫm, thậm chí còn không rõ đây là những vị Thánh nào. Thực tế, Tôn Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh còn có tên gọi khác là Thích Ca Tam Thánh (do chủ yếu được nhắc đến và miêu tả trong kinh Hoa Nghiêm nên mới gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh). Thích Ca Tam Thánh bao gồm Đức Phật Thích Ca ở giữa, bên phải là Văn Thù Bồ tát cưỡi sư tử xanh và bên trái là Phổ Hiền Bồ tát cưỡi voi trắng sáu ngà.
 

Hoa Nghiêm Tam Thánh bao gồm Đức Phật Thích Ca ở giữa, bên phải là Văn Thù Bồ tát cưỡi sư tử xanh và bên trái là Phổ Hiền Bồ tát cưỡi voi trắng sáu ngà
Nguồn: Sưu tập

1. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Nhắc đến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì không chỉ Phật tử trên thế giới đều biết mà những người không theo đạo cũng đã từng bắt gặp hình ảnh của Ngài. Phật Thích Ca Mâu Ni còn được gọi là Phật Tổ Như Lai, “Thế Tôn”, “Phật Đà” hay “Phù Đồ” và gọi tắt là “Phật”, dịch trong tiếng Phạn từ chữ “Buddha”, nghĩa là “Giác” với 3 nghĩa là “Tự giác”, “Giác tha” và “Giác hạnh viên mãn”. 

Theo tài liệu Phật giáo, Phật Thích Ca là bậc giáo chủ cõi Ta Bà, người đã sáng lập ra Phật Giáo. Đức Phật Thích Ca là Phật lịch sử, đã từng sống trên trái đất. Ngài vốn là Thái tử Tất Đạt Đa của tiểu vương quốc Shakya (Thích-Ca), thuộc Ấn Độ ngày nay. Thái tử Tất Đạt Đa là người sống trong nhung lụa, hưởng hết mọi vinh hoa phú quý, tinh thông học vấn xuất chúng.

Một ngày nọ, khi đi qua bốn cửa thành thái tử nhìn thấy 4 hình ảnh gồm: một người già yếu, một người bệnh tật, một vị tu sĩ và một xác chết. Ngài nhận ra rằng con người ai sinh ra rồi cũng sẽ già yếu, bệnh tật và sẽ chết đi, ngài rất trân quý hình ảnh siêu thoát của vị tu sĩ. Cuối cùng, ngài đã quyết định đi theo con đường tu hành và tìm đến chánh đạo vào năm 29 tuổi. Ngài đã dùng 6 năm ép xác tu hành nhưng đây không phải là con đường đúng đắn, đến khi ngài nghe được tiếng đàn của Phạm Thiên Indra, ngài phát hiện con đường trung dung – Trung đạo sau khi liên tưởng đến loại dây đàn không quá chùng cũng không quá căng. 

Ngài đã ngồi dưới gốc cây bồ đề phát nguyện, quán tưởng duyên khởi và nhìn thấy được kiếp trước của mình của chúng sinh. Ngài cũng nhìn thấy sự hình thành và huỷ diệt của thế giới. Trong những ngày thiền định, Ma vương Mara và ba cô con gái từng quấy nhiễu ngài bằng nhiều phương thức nhưng cuối cùng cũng chịu thất bại. Vào tháng 4 năm 588 TCN, ngài đã hoàn toàn giác ngộ, được chứng Thánh, biết mình là Phật và sẽ không còn tái sinh một lần nào nữa. 

2. Phổ Hiền bồ tát là ai?

Phổ Hiền Bồ tát là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo, gồm Quán Thế Âm Bồ tát, Địa Tạng Bồ tát, Văn Thù Bồ tát và Phổ Hiền Bồ tát. Trong đó, Phổ Hiền Bồ tát và Văn Thù Bồ tát là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni, bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng hầu ở bên phải, Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng hầu ở bên trái. 
 

tượng văn thù phổ hiền bằng đá khoáng
Nguồn: Sưu tập

Khi chưa xuất gia, Phổ Hiền Bồ tát tên là Năng-đà-nô, con thứ tư của vua Vô Tránh Niệm. Dưới sự khuyên bảo của phụ vương, Thái tử Năng-đà-nô đã phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng cùng chúng sinh trong 3 tháng. Thái tử đã nguyện phát tâm Bồ Đề tu hành Bồ Tát, giáo hóa chúng sanh thành Phật đạo. Bảo Tạng Như Lai đã đặt hiệu cho thái tử là Kim Cang Trí Huệ Quang Minh Công Đức, trải qua nhiều kiếp làm việc Phật sự, độ hóa chúng sanh rồi đến Bất Huyền thành Phật, hiệu là Phổ Hiền Như Lai.

3. Văn Thù Bồ tát

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát được gọi là Mạn Thù Thất lỵ, nghĩa là Diệu Đức, Diệu Cát Tường, tức là hiểu được mọi thứ đều tròn đầy. Văn Thù Bồ tát được nhắc nhiều trong các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa như Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Duy Ma Cật… Trong kinh điển Phật giáo Đại Thừa, trước khi xuất gia, ngài là Thái tử Vương Chúng, con thứ ba của Vua Trách Nhiệm. Sau khi vâng lời khuyên bảo của phụ vương, thái tử đã phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng, trải qua hằng hà sa số kiếp, kiếp nào cũng giữ bổn nguyện, tâm trí thanh tịnh, tạo phước lành cho chúng sinh.

Văn Thù Bồ tát là một trong những nhân vật thân cận nhất của Đức Phật. Ngài có lúc thì thay mặt cho Đức Phật diễn nói Chánh pháp, lúc thì đóng vai người điều khiển chương trình giới thiệu cho thính chúng một thời pháp quan trọng của Đức Thế Tôn. Ngài biểu trưng cho trí tuệ, được miêu tả với  dáng vẻ trẻ trung, ngồi kiết già trên bồ đoàn bằng hoa sen. 

Ý nghĩa của bộ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh

Khi thờ bất cứ tôn thượng nào, chúng ta phải hiểu rõ về các Ngài thì mới thấy được biểu pháp giáo dục. Ý nghĩa của bộ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh thường được hiểu như sau:

1. Về Tượng Phật Thích Ca

Tượng Phật Thích Ca thường được thấy là tóc có cụm xoắn ốc hoặc búi to, mặc áo choàng qua cổ hoặc áo cà sa, nếu hở ngực thì không có chữ “Vạn”. Ngài ngồi trên tòa sen, đầu có nhục kế, mắt mở ba phần tư, hai tay xếp ngay ngắn giữa hai đùi, bàn tay bắt ấn chuyển pháp luân, ấn thiền hoặc ấn kim cương hiệp chưởng. Tượng Thích Ca Mâu Ni Phật là Ứng-thân, biến hóa thân giáng xuống trần thế, thuyết pháp độ chúng, tu thành chính quả của Đức Thế Tôn.
 

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi trên đài sen thể hiện sự giải thoát, thanh tịnh, giúp chúng ta thoát khỏi tai họa, buồn đau.
Nguồn: Sưu tập

Phật không có hình thức cố định nào cả, chúng ta nghĩ đến Phật như thế nào thì ngài sẽ hiện lên trong tâm trí chúng ta ở hình dạng đó. Tượng Phật ngồi trên đài sen thể hiện sự giải thoát, thanh tịnh, giúp chúng ta thoát khỏi tai họa, buồn đau. Ánh mắt ngài đăm chiêu nhìn xuống thể hiện sự giác ngộ, phát hiện ra những chân lý cuộc sống giúp chúng ta sáng suốt, nguyện buông bỏ hết tham sân si mạn, sớm phá mê khai ngộ, tu hành chứng đạo. 

2. Tượng Phổ Hiền Bồ tát

Tượng Phổ Hiền Bồ Tát là tượng trưng cho Lý, Định, Hành với hình tượng cưỡi voi trắng 6 ngà, dáng vẻ thoải mái. Ngài được xem là đại diện của “Bình đẳng tính trí”, thấu hiểu cái nhất thể của sự khác biệt và đồng nhất. Hình ảnh voi 6 ngà tượng trưng cho Lục Độ, bao gồm Bố thí, Tinh tấn, Trì giới, Thiền định, Trí huệ và Nhẫn nhục. Tùy khí của ngài và viên châu bảo.

Theo hệ thống Ngũ Phật, Phổ Hiền bồ tát có biểu tượng là ngọc như ý, hoa sen hoặc có khi là trang sách ghi thần chú của ngài. Ngoài ra, Ngài thường xuất hiện với hình ảnh một vị Bồ tát mang vương miện, y trang đầy ắp châu báu. Ngài là đại diện cho Hạnh Nguyện lớn lao vĩ đại. Thập đại hạnh nguyện của Phổ Hiền Bồ tát bao gồm: Lễ kính chư Phật; xưng tán Như Lai; Quảng tu cúng dường; Sám hối nghiệp chướng; tùy hỷ công đức; thỉnh chuyển pháp luân; thỉnh phật trụ thế; thường tùy Phật ; hằng thuận chúng sinh và phổ giai hồi hướng.  

Phổ Hiền Bồ tát là đại diện cho Hạnh Nguyện, cho chân lý, để chúng ta tránh xa mọi ảo vọng mà trở về với chân lý. Thờ Phổ Hiền Bồ tát cho thấy mong muốn dùng trí tuệ nhìn thẳng chân lý, mong muốn được gạt bỏ vô minh, giác ngộ như Đức Phật, diệt tan mọi ích kỷ hẹp hòi. 

3. Tượng Văn Thù Bồ tát

Tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát được miêu tả với dáng dấp trẻ trung, tay phải cầm một lưỡi gươm đang bốc lửa. Mang hàm nghĩa dùng trí tuệ chặt đứt tất cả gông xiềng bó buộc, những phiền não cột chặt con người vào bất hạnh, khổ đau của vòng sinh tử luân hồi, từ đó đưa con người đến với trí tuệ viên mãn. 

Tay trái ngài cầm cuốn kinh Bát Nhã ôm vào giữa trái tim, biểu trưng cho tỉnh thức, giác ngộ. Đôi khi một số tượng Ngài cầm hoa sen xanh, biểu trưng cho đoạn đức, dùng trí tuệ dứt sạch nhiễm ô tham ái. Trên người ngài mang chiếc giáp nhãn nhục, che chở cho Ngài vẹn toàn tâm từ bi. Văn Thù Bồ tát thường ngồi trên lưng sư tử, biểu thị cho năng lực mạnh mẽ của trí tuệ, có thể chuyển hóa những phiền não, vô minh, những ý niệm chấp ngã trở về vô lậu. 

Việc thờ tượng Văn Thù Bồ tát nhằm hướng về trí tuệ sẵn có của con người. Giúp chúng ta không phải lặn hụp trong vòng sinh tử luân hồi cũng không phải chịu muôn nỗi khổ đau chồng chất. Văn Thù Bồ tát giúp chúng ta thức tỉnh, quay về với trí tuệ sẵn có của mình, dùng trí tuệ để loại bỏ thâm ái, vượt qua bể khổ thâm sâu, thoát khỏi vòng luân hồi nghiệp báo. 

Nhìn chung, tôn tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh tượng trưng cho chân lý, sự thanh tịnh, giải thoát, giúp chúng ta ngộ ra những chân lý cuộc sống, sớm phá mê khai ngộ, dùng trí tuệ nhìn thẳng chân lý, chặt đứt mọi xiềng xích khổ đau, muộn phiền trói buộc, thoát khỏi vòng luân hồi nghiệp báo. Việc thờ phụng tôn tượng Thích Ca Tam Thánh còn để cầu trường thọ, an yên, mong có được trí tuệ viên mãn, giữ được bản tâm trí tuệ sáng suốt, tinh ròng, muốn giải thoát khỏi những thói tham sân si. Theo Thám Huyền Ký quyển 18 Phổ Hiền là tượng trưng cho Lý và Hạnh còn Văn Thù bồ tát tượng trưng cho Trí và Chứng. 

Cách thờ cúng Hoa Nghiêm Tam Thánh

Khi thờ cúng Hoa Nghiêm Tam Thánh, gia chủ cần lưu ý những vấn đề sau đây:
 
  • Tôn Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh có pho tượng lớn ngồi giữa là Thích Ca Mâu Ni Phật, là biến hóa thân, ứng-thân của Đức Thế Tôn. Pho tượng bên phải là Đức Văn Thù Bồ tát, pho tượng bên trái là Phổ Hiền Bồ tát, đây là hai bậc thượng chủ hết thảy hàng Bồ tát. Hai vị thường xuyên giúp đỡ, tuyên dương việc giáo hóa chúng sinh của Đức Phật. 
  • Việc thờ phượng chư Phật, Bồ tát là cách thể hiện lòng tri ân, báo áo của Phật tử với Tam bảo, kích thước tượng to nhỏ tùy thuộc vào khả năng tài chính, không gian thờ phượng và nguyện vọng của gia chủ.
  • Khi thờ phụng, nên đặt tượng Phật ở giữa, tượng bồ tát ở hai bên hoặc ở dưới vị trí của tượng Phật một bậc để đề cao vị trí độc tôn của Phật
  • Khi thờ Hoa Nghiêm Tam Thánh, tốt nhất chỉ nên thờ ba pho tượng này, không nên thờ quá nhiều tượng Phật để tránh gây mất cân bằng, thiếu sự hài hòa (theo thuật phong thủy). 
  • Bàn thờ Tôn tượng Thích Ca Tam Thánh tại gia nên đặt ở vị trí trung tâm của ngôi nhà nhằm phát huy tốt nhất tác dụng cảm hóa an lạc, phía sau tượng không nên có cửa sổ, không đặt bàn thờ Phật đối diện bếp núc, giường ngủ hay nhà vệ sinh. 
  • Nên đặt bàn thờ Phật ở nơi vắng lặng, tránh là nơi tiếp khách, ăn uống, cười đùa, hội họp, chỉ nên là nơi dùng để ngồi thiền, tụng niệm và không dùng vào mục đích khác. 
  • Với trường hợp trong nhà đã có sẵn bàn thờ Thổ Địa, tượng Quan Công, Thánh Mẫu thì nên đặt tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh ở vị trí trung tâm, đặt tượng thần thánh, bài vị tổ tiên ở 2 bên và không cần đặt thêm hương án, đèn nến. 
  • Khi quyết định thờ Hoa Nghiêm Tam Thánh, gia chủ cần tìm hiểu cẩn thận về tượng Phật và Bồ Tát, không được nói là mua tượng Phật về thờ mà phải gọi là Thỉnh. Khi muốn thỉnh Phật, cần đến các ngôi chùa để các thầy hướng dẫn cách thỉnh tượng Phật đúng cách. 

Một số lưu ý khi thờ Tôn tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh

Khi thờ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh, gia chủ không nên bỏ qua một số vấn đề sau:
 
  • Đặt bàn thờ ở độ cao thích hợp nhằm thể hiện cái tâm, sự thành kính của gia chủ đối với Phật. Không chọn các gian phòng có phòng khác đè lên, nên dùng tâm cung kính để thờ cúng.
  • Sau khi bài trí xong bàn thờ, bạn nên chuẩn bị một mâm cơm chay đơn giản, đừng quên hoa quả, trà nước, dâng hương để cúng dường. Phải hương khói trên bàn thờ đầy đủ đồng thời đừng quên thường xuyên lễ Phật để sám hối.
  • Tuyệt đối không đặt những vị lạ như giấy tiền, vàng mã, bùa chú… trên bàn thờ Phật. Tránh để đồ hư hỏng, héo úa trên bàn thờ, những gì còn dùng được thì nên sử dụng hoặc cho người khác, không vứt đi. 
  • Lập bàn thờ quan trọng là lòng thành, tuy nhiên cũng cần căn cứ vào mệnh của gia chủ để xác định hướng đặt bàn thờ Phật cho phù hợp. 
  • Không đặt bàn thờ Phật nơi ẩm ướt, tối tăm, u tối. Lập bàn thờ là để tri ân, bày tỏ lòng thành, học tập và làm theo lời dạy của Phật, để cầu bình an, biết nhận rõ tham sân si chứ không phải vì mưu cầu danh lợi, giàu sang phú quý. 

Nguồn: Vnctongiao.org