- Binh bộ Thượng thư, Trạng nguyên Dương Phúc Tư (1505-1564), người làng Lạc Đạo, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên); làm quan đến Binh bộ Thượng thư, được vua Mạc phong Tử khanh Thiếu bảo, Dương tướng công.
Người khai khoa dòng họ Dương
Theo giai thoại, ông nội Dương Phúc Tư là cụ Hoàn Nguyên, một tướng tài ba trong quân đội của vua Lê Thánh Tông. Năm 1470 đi đánh giặc Chiêm Thành, cụ Hoàn Nguyên bị tử trận, thi hài được đưa về quê.
Trên đường về, qua vườn Hồng xã Lạc Đạo thì nghỉ lại. Sáng hôm sau kiến đã vùi toàn bộ áo quan. Thấy sự kỳ lạ, mọi người cho là điềm lành “Thiên táng” (tức không do chính con người an táng mà trời tạo ra muôn loài an táng), được cáo cấp, nhà vua đồng ý, đoàn tùy tùng báo tin thân nhân đến làm lễ chính vị; bồi đắp, an táng và báo hiếu ngay tại vị trí đặt quan tài.
Con cháu ở lại bên mộ cụ, rồi dời nhà đến xin cấp đất bổng lộc ở Lạc Đạo, chuyển mộ tiền nhân là các bậc Minh Tính - Chân Tính về với đất “ Thiên táng” của cụ Hoàn Nguyên.
Cha Dương Phúc Tư là cụ Giảng dụ tiên sinh, đỗ tứ trường (Hương cống nhà Lê). Cụ không đi thi cao hơn nữa vì nhiều lẽ, nhưng có lẽ đạo “xử thế” của nho giáo theo bậc Quân - Sư - Phụ hoặc “ tiến vi quân - thoái vi sư” nên cụ chọn ngay nghề dạy học từ khi mới lập nghiệp.
Thuở hàn vi, Dương Phúc Tư vừa đi cày vừa đi học. Sẵn có tư chất thông minh, lại ngày đêm đèn sách, với sự quan tâm dạy dỗ chu đáo của người cha, người thầy mẫu mực là cụ Giảng dụ, Dương Phúc Tư đã đạt đến đỉnh cao của nền học vấn thời đó.
Tuy nhiên, gặp buổi nhà Mạc tiếm ngôi nhà Lê, nên đắn đo mãi cho tới khi ngoài 40 tuổi ông mới ra dự thi. Khoa Đinh Mùi niên hiệu Vĩnh Định thứ nhất (1547), đời Mạc Phúc Nguyên, ông đỗ Trạng nguyên; đứng đầu 30 Tiến sĩ; ông cũng là người khai khoa cho dòng họ Dương, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm.
Chân nho xuất, thế đạo hành
Bài văn sách thi Đình của Dương Phúc Tư được vua phê rằng: “Điều đối thiết yếu, chân đại thủ bút, sĩ vị chân nho, xuất thế đạo hành” (có nghĩa là: điều đối thật là thiết yếu, đây là cây bút lớn, là vị chân nho, xuất thế đạo hành).
Một bài đình đối chưa nói nội dung, chỉ với viết, khi hạn chế thời gian thi, có đầy đủ tư liệu chứng minh ngắn gọn thì thật là tuyệt vời. Trong khoa thi này, họ Dương có bốn người đỗ đồng khoa là: Dương Phúc Tư, Dương Trí Tri, Dương Đôn Cương, Dương Văn An.
Theo các nhà khoa học thì khoa thi này có chất lượng tốt nhất, đề thi nêu những vấn đề cần giải quyết của đất nước lúc bấy giờ. Hội đồng chấm thi lúc đó là các Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa của các khoa thi trước, là những nhà nho tài ba đã thay vua phê rằng: “Chân nho xuất, thế đạo hành”.
Để học hành thi cử phải có bài bản và khoa học, chắc chắn là cụ Giảng dụ phải có nhiều sách. Căn cứ vào bài thi đình đối, các điển tích, điển cố, tên sách, tên người mà cụ Trạng biên ra ở bài thi mới thấy các loại sách mà Dương Phúc Tư đã đọc để học nhiều vô kể. Vào thời đó, chữ chép vào giấy và sách chỉ có nhà giàu và nhà có chí học mới mua nổi.
Trong bài thi đình đối của ông lại kết thúc bằng thuyết Nhân - Nghĩa, nghĩa là việc giáo dục con người sống có đạo đức “Vua cho ra vua, tôi cho ra tôi, cha cho ra cha, con cho ra con”. Ngày nay, các tác phẩm mà ông trích dẫn qua bản dịch thống kê sơ bộ có gần 30 tác phẩm.
Khoahocdoisong.vn
Người khai khoa dòng họ Dương
Theo giai thoại, ông nội Dương Phúc Tư là cụ Hoàn Nguyên, một tướng tài ba trong quân đội của vua Lê Thánh Tông. Năm 1470 đi đánh giặc Chiêm Thành, cụ Hoàn Nguyên bị tử trận, thi hài được đưa về quê.
Trên đường về, qua vườn Hồng xã Lạc Đạo thì nghỉ lại. Sáng hôm sau kiến đã vùi toàn bộ áo quan. Thấy sự kỳ lạ, mọi người cho là điềm lành “Thiên táng” (tức không do chính con người an táng mà trời tạo ra muôn loài an táng), được cáo cấp, nhà vua đồng ý, đoàn tùy tùng báo tin thân nhân đến làm lễ chính vị; bồi đắp, an táng và báo hiếu ngay tại vị trí đặt quan tài.
Con cháu ở lại bên mộ cụ, rồi dời nhà đến xin cấp đất bổng lộc ở Lạc Đạo, chuyển mộ tiền nhân là các bậc Minh Tính - Chân Tính về với đất “ Thiên táng” của cụ Hoàn Nguyên.
Cha Dương Phúc Tư là cụ Giảng dụ tiên sinh, đỗ tứ trường (Hương cống nhà Lê). Cụ không đi thi cao hơn nữa vì nhiều lẽ, nhưng có lẽ đạo “xử thế” của nho giáo theo bậc Quân - Sư - Phụ hoặc “ tiến vi quân - thoái vi sư” nên cụ chọn ngay nghề dạy học từ khi mới lập nghiệp.
Thuở hàn vi, Dương Phúc Tư vừa đi cày vừa đi học. Sẵn có tư chất thông minh, lại ngày đêm đèn sách, với sự quan tâm dạy dỗ chu đáo của người cha, người thầy mẫu mực là cụ Giảng dụ, Dương Phúc Tư đã đạt đến đỉnh cao của nền học vấn thời đó.
Tuy nhiên, gặp buổi nhà Mạc tiếm ngôi nhà Lê, nên đắn đo mãi cho tới khi ngoài 40 tuổi ông mới ra dự thi. Khoa Đinh Mùi niên hiệu Vĩnh Định thứ nhất (1547), đời Mạc Phúc Nguyên, ông đỗ Trạng nguyên; đứng đầu 30 Tiến sĩ; ông cũng là người khai khoa cho dòng họ Dương, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm.
Chân nho xuất, thế đạo hành
Bài văn sách thi Đình của Dương Phúc Tư được vua phê rằng: “Điều đối thiết yếu, chân đại thủ bút, sĩ vị chân nho, xuất thế đạo hành” (có nghĩa là: điều đối thật là thiết yếu, đây là cây bút lớn, là vị chân nho, xuất thế đạo hành).
Một bài đình đối chưa nói nội dung, chỉ với viết, khi hạn chế thời gian thi, có đầy đủ tư liệu chứng minh ngắn gọn thì thật là tuyệt vời. Trong khoa thi này, họ Dương có bốn người đỗ đồng khoa là: Dương Phúc Tư, Dương Trí Tri, Dương Đôn Cương, Dương Văn An.
Theo các nhà khoa học thì khoa thi này có chất lượng tốt nhất, đề thi nêu những vấn đề cần giải quyết của đất nước lúc bấy giờ. Hội đồng chấm thi lúc đó là các Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa của các khoa thi trước, là những nhà nho tài ba đã thay vua phê rằng: “Chân nho xuất, thế đạo hành”.
Để học hành thi cử phải có bài bản và khoa học, chắc chắn là cụ Giảng dụ phải có nhiều sách. Căn cứ vào bài thi đình đối, các điển tích, điển cố, tên sách, tên người mà cụ Trạng biên ra ở bài thi mới thấy các loại sách mà Dương Phúc Tư đã đọc để học nhiều vô kể. Vào thời đó, chữ chép vào giấy và sách chỉ có nhà giàu và nhà có chí học mới mua nổi.
Trong bài thi đình đối của ông lại kết thúc bằng thuyết Nhân - Nghĩa, nghĩa là việc giáo dục con người sống có đạo đức “Vua cho ra vua, tôi cho ra tôi, cha cho ra cha, con cho ra con”. Ngày nay, các tác phẩm mà ông trích dẫn qua bản dịch thống kê sơ bộ có gần 30 tác phẩm.
Khoahocdoisong.vn