Bùi Công Trừng
Nguồn: sưu tầm
Bùi Công Trừng là nhà hoạt động chính trị, quê ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên, nay thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Năm 1924, ông hoạt động cách mạng và tham gia các phong trào nổ ra trong những năm 1925 - 1926. Sau đó, ông được tổ chức cử đi dự đại hội “Phản đế Đồng minh” ở Bỉ năm 1927 rồi sang Liên Xô học khóa II của trường Phương Đông (Đại học Staline) trong 3 năm 1927 - 1929 cùng khóa với Nguyễn Thế Rục, Trần Phú, Bùi Lâm, Nguyễn Khánh Toàn, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Trần Ngọc Danh (em Trần Phú), Dương Bạch Mai, Trần Đình Long, Bùi Ái, Nguyễn Văn Trân (Bảy Trân, Chợ Lớn), Ngô Đức Trì.
Năm 1930, ông về nước hoạt động trong Đảng Cộng Sản Đông Dương rồi bị bắt và đày ra Côn Đảo. Trong tù ông là một giảng viên xuất sắc về chính trị, thường được anh em tôn là “Giáo sư Đỏ”.
Năm 1938 mãn hạn tù được tha, ông hoạt động và viết báo, nổi tiếng về bút chiến.
Năm 1946, ông là thành viên của Phái đoàn Việt Nam dự hội nghị trù bị tại Đà Lạt.
Thời kháng chiến chống Pháp ông làm Thứ trưởng Bộ Kinh tế, sau năm 1954 là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương.
Ông mất tại Hà Nội năm Bính Dần (1986), hưởng thọ 81 tuổi.
Nguồn :http://mobile.coviet.vn
Nguồn: sưu tầm
Bùi Công Trừng là nhà hoạt động chính trị, quê ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên, nay thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Năm 1924, ông hoạt động cách mạng và tham gia các phong trào nổ ra trong những năm 1925 - 1926. Sau đó, ông được tổ chức cử đi dự đại hội “Phản đế Đồng minh” ở Bỉ năm 1927 rồi sang Liên Xô học khóa II của trường Phương Đông (Đại học Staline) trong 3 năm 1927 - 1929 cùng khóa với Nguyễn Thế Rục, Trần Phú, Bùi Lâm, Nguyễn Khánh Toàn, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Trần Ngọc Danh (em Trần Phú), Dương Bạch Mai, Trần Đình Long, Bùi Ái, Nguyễn Văn Trân (Bảy Trân, Chợ Lớn), Ngô Đức Trì.
Năm 1930, ông về nước hoạt động trong Đảng Cộng Sản Đông Dương rồi bị bắt và đày ra Côn Đảo. Trong tù ông là một giảng viên xuất sắc về chính trị, thường được anh em tôn là “Giáo sư Đỏ”.
Năm 1938 mãn hạn tù được tha, ông hoạt động và viết báo, nổi tiếng về bút chiến.
Năm 1946, ông là thành viên của Phái đoàn Việt Nam dự hội nghị trù bị tại Đà Lạt.
Thời kháng chiến chống Pháp ông làm Thứ trưởng Bộ Kinh tế, sau năm 1954 là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương.
Ông mất tại Hà Nội năm Bính Dần (1986), hưởng thọ 81 tuổi.
Nguồn :http://mobile.coviet.vn