Bùi Viện, một viên quan triều Nguyễn dưới thời Tự Đức dù đã được lịch sử ghi nhận cùng những chứng minh là sứ giả Việt đầu tiên đến Mỹ đặt mối bang giao. Nhưng những ghi chép về vị quan này quá sơ sài, ít ỏi nên rất nhiều người dù am tường sử học cũng không rõ gốc tích lẫn những việc làm của Bùi Viện.
Chân dung Bùi Viện.
Bùi Viện là ai?
Tuy lịch sử có ghi nhận vị quan tên là Bùi Viện là sứ giả đầu tiên vượt biển trùng khơi sang Mỹ đặt mối bang giao, cùng với đó là cái chết của vị công thần nhà Nguyễn, nhưng những ghi chép ấy quá mỏng manh, đôi chỗ còn chưa có căn cứ chính xác nên chúng tôi đã về xã An Ninh (Tiền Hải – Thái Bình) để tìm hiểu kỹ hơn về vị sứ giả nước Nam này.
“Bùi Viện là một vị quan trí dũng song toàn. Dù 32 tuổi mới lần đầu được triều đình trọng dụng, lại dướng chướng của một quan đại thần nhưng ông vẫn rất mực vì nước. Hai lần lênh đênh trên biển sang Mỹ mong có một bang giao cứu quốc đã chứng minh cho điều ấy”, GS sử học Lê Văn Lan.
Ông Bùi Luật, người giữ việc nhang khói ở từ đường họ Bùi, cũng là khu lưu niệm của quan Bùi Viện đang nắm giữ khá nhiều tư liệu cổ. Đáng chú ý, trong số những tư liệu ông giữ, có đầy đủ những bản chép cũ lẫn mới tương đối chính xác và có căn cứ cụ thể
Khu lưu niệm Bùi Viện tại Thái Bình.
Ông Luật cho biết, Bùi Viện sinh năm 1839, hiệu là Mạnh Dực. Trước đây, xã An Ninh có tên gọi khác là làng Trình Phố, tổng An Bồi, phủ Kiến Xương, tỉnh Nam Định. Bây giờ, cái tên Trình Phố được đổi sang là Trình Trung Tây.
Tuy Bùi Viện sinh ra tại thôn này nhưng gốc gác của ông là ở làng Diêm Phố (Hậu Lộc – Thanh Hóa). Khi dòng họ Bùi đến tổng An Bồi lập nghiệp mới lấy tên làng là Trình bởi vùng đất này có nhiều sông ngòi, gắn liền với dòng Trình Giang. Từ tên làng đó ghép với tên làng cũ để nhắc nhở con cháu không quên gốc gác.
Cử nhân ân khoa
Bùi Viện đỗ tú tài năm Giáp Tý, tức 1864. Bốn năm sau, tức năm 1868 thì đỗ cử nhân ân khoa. Ngay sau đó, Bùi Viện vào kinh thành Huế tập văn tại Quốc Tử Giám và ở nhà của người bạn rất thân với thân phụ là vị Tế tửu Vũ Duy Thanh, tức Trạng Bồng.
Ông Bùi Luật và những tư liệu về vị quan Bùi Viện.
Năm 1871, Bùi Viện nhận nhiệm vụ phò Lê Tuấn lúc đó đương chức Hình bộ Thượng thư ra Bắc dẹp loạn quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc và quân Cờ Vàng của Hoàng Sùng Anh. Công việc hoàn thành, ông trở về Huế và sau đó được Doãn Khuê đương chức Doanh điền sứ Nam Định mời ra giúp việc khai hoang, lấn biển.
Năm 1873, lục tỉnh Nam kỳ lọt vào tay thực dân Pháp và đang âm mưu ép triều đình ký một hiệp định thay thế Hòa ước Nhâm Tuất (1862). Lúc này, Tự Đức nhận thấy việc cấp bách, lại thấy Bùi Viện tài năng lỗi lạc, bản lĩnh hơn người nên cử ông sang nước ngoài xem xét tình hình, mưu việc cứu quốc.
Trong tài liệu lưu giữ tại từ đường họ Bùi ở Thái Bình có ghi: Vua Tự Đức đã dành cho Bùi Viện một buổi lễ bái biệt trọng thể tại Thúy Vân Sơn cùng lời căn dặn kỹ càng trước khi Bùi Viện căng buồm vượt biển.
Bùi Viện rời cửa biển Thuận An (Huế), để ngược ra Bắc tháng 8/1873 và hai tháng sau thì cập đến bến Hương Cảng. Lúc đó, Hương Cảng đang là nhượng địa của nước Anh cho nên tại đây, Bùi Viện có điều kiện kết giao với nhiều nhân sĩ trí thức của các nước.
Sau một thời gian tiếp xúc với các quan chức, Bùi Viện nhận ra không thể nhờ vả vào Lý Hồng Chương – một đại thần nhà Thanh nên ông chuyển hướng sang những chính khách Tây phương.
Bùi Viện sau nhiều lần bút đàm với viên lãnh sự Hoa Kỳ thì mới nhận thấy ngoài Anh, Pháp thì Mỹ cùng là quốc gia hùng cường có thể cậy trông. Biết được nguyện vọng của Bùi Viện, viên lãnh sự này đã viết một lá thư giới thiệu với một người bạn đầy uy thế ở Hoa Kỳ có khả năng giúp ông tiếp cận với Tổng thống Mỹ.
Hai lần sang Mỹ
Từ Trung Quốc, Bùi Viện đến Yokohama (Nhật Bản) để xem xét tình hình. Sau thời gian ngắn, Bùi Viện nhận thấy đất nước này mới chỉ mở cửa chưa đủ mạnh để giúp Việt Nam nên ông đã đáp tàu sang San Francisco (Mỹ) rồi lưu lại đó suốt một năm để vận động gặp Tổng thống Hoa Kỳ thứ 18 là Ulysses Simpson Grant.
Tổng thống Ulysses Simpson Grant, người mà Bùi Viện đã 2 lần gặp để mong có mối bang giao.
Thời gian này, Pháp và Mỹ đang xích mích với nhau trong chiến tranh Mỹ – Mexico nên Mỹ cũng tỏ ý sẽ giúp nước Nam. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là Bùi Viện không mang theo quốc thư nên 2 bên không thể có một cam kết chính thức.
Sau đó, khi về đến Huế tâu bẩm tình hình của Hoa Kỳ và những việc mắt thấy tai nghe, vua Tự Đức đã trao Bùi Viện quốc thư cho đầy đủ lề lối ngoại giao chính thức. Một lần nữa Bùi Viện lại xuất dương, nhưng người tính không bằng trời tính, khi sứ thần Việt Nam có quốc thư thì sự thù địch giữa Mỹ và Pháp đã được dàn xếp ổn thỏa nên Hoa Kỳ không thể trực tiếp giúp đỡ Việt Nam được.
Quá thất vọng, Bùi Viện đáp tàu lộn ngược đường cũ trở về nước. Vừa đặt chân lên bờ thì Bùi Viện nghe tin mẹ từ trần nên lập tức xin vua về quê cư tang. Trước đó, Bùi Viện đã nén đau thương vào triều tâu bẩm cặn kẽ tình hình với vua Tự Đức rồi xin về thọ tang mẹ.
Ba tháng sau, Bùi Viện lại được triệu về kinh đô giữ chức Thương chánh Tham biện rồi sau đó là chức Chánh quản đốc nha Tuần hải. Chẳng lâu sau, ông qua đời đột ngột ở tuổi 40.
Cái chết của Bùi Viện cho đến nay còn là một bí ẩn. Lịch sử cũng chỉ viết, Bùi Viện qua đời đột ngột, trong khi đó ông mới ở tuổi 40, không bệnh tật, không ốm đau. Nhưng qua những hồ sơ ghi chép mà ông Bùi Luật đang cất giữ tại từ đường họ Bùi ở thôn Trình Trung Tây, cái chết của Bùi Viện mới dần dần sáng tỏ.
Nhưng tất thảy, sau những công trạng của Bùi Viện, người đương thời biết đến ông không chỉ với vai trò là sứ giả ngoại giao. Bùi Viện còn nổi lên với vai trò “Tổng công trình sư” của cảng Hải Phòng.
Tại sao ông không chọn cửa Ba Lạt hay Trà Lý quê mình để mở mang cảng biển, lại chọn vùng đất Hải Phòng để mưu cầu việc lớn cho quốc gia? Bài sau chúng tôi sẽ hạ hồi phân giải để quý độc giả có thêm cái nhìn mới về danh nhân Bùi Viện.
Đương thời, Tam nguyên Yên đổ Nguyễn Khuyến viết đôi câu đối đánh giá về Bùi Viện: “Vi sở bất năng vi, đàm tiếu không lưu hoành hải khí/Cố bất thất vi cố, cầm thư khước ức thiếu niên du” – Tạm dịch: Làm việc chẳng ai làm, dọc đất ngang trời trơ chí lớn/Cũ người là bạn cũ, ôm đàn mở sách nhớ tình xưa.
Trần Hòa
Chân dung Bùi Viện.
Bùi Viện là ai?
Tuy lịch sử có ghi nhận vị quan tên là Bùi Viện là sứ giả đầu tiên vượt biển trùng khơi sang Mỹ đặt mối bang giao, cùng với đó là cái chết của vị công thần nhà Nguyễn, nhưng những ghi chép ấy quá mỏng manh, đôi chỗ còn chưa có căn cứ chính xác nên chúng tôi đã về xã An Ninh (Tiền Hải – Thái Bình) để tìm hiểu kỹ hơn về vị sứ giả nước Nam này.
“Bùi Viện là một vị quan trí dũng song toàn. Dù 32 tuổi mới lần đầu được triều đình trọng dụng, lại dướng chướng của một quan đại thần nhưng ông vẫn rất mực vì nước. Hai lần lênh đênh trên biển sang Mỹ mong có một bang giao cứu quốc đã chứng minh cho điều ấy”, GS sử học Lê Văn Lan.
Ông Bùi Luật, người giữ việc nhang khói ở từ đường họ Bùi, cũng là khu lưu niệm của quan Bùi Viện đang nắm giữ khá nhiều tư liệu cổ. Đáng chú ý, trong số những tư liệu ông giữ, có đầy đủ những bản chép cũ lẫn mới tương đối chính xác và có căn cứ cụ thể
Khu lưu niệm Bùi Viện tại Thái Bình.
Ông Luật cho biết, Bùi Viện sinh năm 1839, hiệu là Mạnh Dực. Trước đây, xã An Ninh có tên gọi khác là làng Trình Phố, tổng An Bồi, phủ Kiến Xương, tỉnh Nam Định. Bây giờ, cái tên Trình Phố được đổi sang là Trình Trung Tây.
Tuy Bùi Viện sinh ra tại thôn này nhưng gốc gác của ông là ở làng Diêm Phố (Hậu Lộc – Thanh Hóa). Khi dòng họ Bùi đến tổng An Bồi lập nghiệp mới lấy tên làng là Trình bởi vùng đất này có nhiều sông ngòi, gắn liền với dòng Trình Giang. Từ tên làng đó ghép với tên làng cũ để nhắc nhở con cháu không quên gốc gác.
Cử nhân ân khoa
Bùi Viện đỗ tú tài năm Giáp Tý, tức 1864. Bốn năm sau, tức năm 1868 thì đỗ cử nhân ân khoa. Ngay sau đó, Bùi Viện vào kinh thành Huế tập văn tại Quốc Tử Giám và ở nhà của người bạn rất thân với thân phụ là vị Tế tửu Vũ Duy Thanh, tức Trạng Bồng.
Ông Bùi Luật và những tư liệu về vị quan Bùi Viện.
Năm 1871, Bùi Viện nhận nhiệm vụ phò Lê Tuấn lúc đó đương chức Hình bộ Thượng thư ra Bắc dẹp loạn quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc và quân Cờ Vàng của Hoàng Sùng Anh. Công việc hoàn thành, ông trở về Huế và sau đó được Doãn Khuê đương chức Doanh điền sứ Nam Định mời ra giúp việc khai hoang, lấn biển.
Năm 1873, lục tỉnh Nam kỳ lọt vào tay thực dân Pháp và đang âm mưu ép triều đình ký một hiệp định thay thế Hòa ước Nhâm Tuất (1862). Lúc này, Tự Đức nhận thấy việc cấp bách, lại thấy Bùi Viện tài năng lỗi lạc, bản lĩnh hơn người nên cử ông sang nước ngoài xem xét tình hình, mưu việc cứu quốc.
Trong tài liệu lưu giữ tại từ đường họ Bùi ở Thái Bình có ghi: Vua Tự Đức đã dành cho Bùi Viện một buổi lễ bái biệt trọng thể tại Thúy Vân Sơn cùng lời căn dặn kỹ càng trước khi Bùi Viện căng buồm vượt biển.
Bùi Viện rời cửa biển Thuận An (Huế), để ngược ra Bắc tháng 8/1873 và hai tháng sau thì cập đến bến Hương Cảng. Lúc đó, Hương Cảng đang là nhượng địa của nước Anh cho nên tại đây, Bùi Viện có điều kiện kết giao với nhiều nhân sĩ trí thức của các nước.
Sau một thời gian tiếp xúc với các quan chức, Bùi Viện nhận ra không thể nhờ vả vào Lý Hồng Chương – một đại thần nhà Thanh nên ông chuyển hướng sang những chính khách Tây phương.
Bùi Viện sau nhiều lần bút đàm với viên lãnh sự Hoa Kỳ thì mới nhận thấy ngoài Anh, Pháp thì Mỹ cùng là quốc gia hùng cường có thể cậy trông. Biết được nguyện vọng của Bùi Viện, viên lãnh sự này đã viết một lá thư giới thiệu với một người bạn đầy uy thế ở Hoa Kỳ có khả năng giúp ông tiếp cận với Tổng thống Mỹ.
Hai lần sang Mỹ
Từ Trung Quốc, Bùi Viện đến Yokohama (Nhật Bản) để xem xét tình hình. Sau thời gian ngắn, Bùi Viện nhận thấy đất nước này mới chỉ mở cửa chưa đủ mạnh để giúp Việt Nam nên ông đã đáp tàu sang San Francisco (Mỹ) rồi lưu lại đó suốt một năm để vận động gặp Tổng thống Hoa Kỳ thứ 18 là Ulysses Simpson Grant.
Tổng thống Ulysses Simpson Grant, người mà Bùi Viện đã 2 lần gặp để mong có mối bang giao.
Thời gian này, Pháp và Mỹ đang xích mích với nhau trong chiến tranh Mỹ – Mexico nên Mỹ cũng tỏ ý sẽ giúp nước Nam. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là Bùi Viện không mang theo quốc thư nên 2 bên không thể có một cam kết chính thức.
Sau đó, khi về đến Huế tâu bẩm tình hình của Hoa Kỳ và những việc mắt thấy tai nghe, vua Tự Đức đã trao Bùi Viện quốc thư cho đầy đủ lề lối ngoại giao chính thức. Một lần nữa Bùi Viện lại xuất dương, nhưng người tính không bằng trời tính, khi sứ thần Việt Nam có quốc thư thì sự thù địch giữa Mỹ và Pháp đã được dàn xếp ổn thỏa nên Hoa Kỳ không thể trực tiếp giúp đỡ Việt Nam được.
Quá thất vọng, Bùi Viện đáp tàu lộn ngược đường cũ trở về nước. Vừa đặt chân lên bờ thì Bùi Viện nghe tin mẹ từ trần nên lập tức xin vua về quê cư tang. Trước đó, Bùi Viện đã nén đau thương vào triều tâu bẩm cặn kẽ tình hình với vua Tự Đức rồi xin về thọ tang mẹ.
Ba tháng sau, Bùi Viện lại được triệu về kinh đô giữ chức Thương chánh Tham biện rồi sau đó là chức Chánh quản đốc nha Tuần hải. Chẳng lâu sau, ông qua đời đột ngột ở tuổi 40.
Cái chết của Bùi Viện cho đến nay còn là một bí ẩn. Lịch sử cũng chỉ viết, Bùi Viện qua đời đột ngột, trong khi đó ông mới ở tuổi 40, không bệnh tật, không ốm đau. Nhưng qua những hồ sơ ghi chép mà ông Bùi Luật đang cất giữ tại từ đường họ Bùi ở thôn Trình Trung Tây, cái chết của Bùi Viện mới dần dần sáng tỏ.
Nhưng tất thảy, sau những công trạng của Bùi Viện, người đương thời biết đến ông không chỉ với vai trò là sứ giả ngoại giao. Bùi Viện còn nổi lên với vai trò “Tổng công trình sư” của cảng Hải Phòng.
Tại sao ông không chọn cửa Ba Lạt hay Trà Lý quê mình để mở mang cảng biển, lại chọn vùng đất Hải Phòng để mưu cầu việc lớn cho quốc gia? Bài sau chúng tôi sẽ hạ hồi phân giải để quý độc giả có thêm cái nhìn mới về danh nhân Bùi Viện.
Đương thời, Tam nguyên Yên đổ Nguyễn Khuyến viết đôi câu đối đánh giá về Bùi Viện: “Vi sở bất năng vi, đàm tiếu không lưu hoành hải khí/Cố bất thất vi cố, cầm thư khước ức thiếu niên du” – Tạm dịch: Làm việc chẳng ai làm, dọc đất ngang trời trơ chí lớn/Cũ người là bạn cũ, ôm đàn mở sách nhớ tình xưa.
Trần Hòa