Bùi Xương Trạch sinh năm 1450, mất năm 1529. Ông vốn là người làng Định Công, sau này chuyển tới sinh sống tại làng Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì (nay là phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai).
Trong kho tàng giai thoại Việt Nam còn lưu truyền câu chuyện Bùi Xương Trạch bắt đom đóm làm đèn học bài. Ngày nhỏ, nhà Bùi Xương Trạch rất nghèo, bản thân ông cũng phải làm ruộng cật lực mỗi ngày để kiếm cái ăn. Tuy vậy, Bùi Xương Trạch vẫn rất chí thú học hành. Ban ngày phải đi làm ruộng, ông chỉ có thời gian học về đêm. Ngặt vì nhà nghèo quá, không có tiền mua dầu thắp sáng, Bùi Xương Trạch bèn nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào lọ để lấy ánh sáng đọc sách.
Năm 1478, chàng lực điền nghèo khó có chí tiến thủ tròn 28 tuổi đỗ tiến sĩ làm náo nức cả vùng làng quê nghèo khó. Đặc biệt, khi có người báo tin ông được nêu danh bảng vàng, Bùi Xương Trạch vẫn đang cặm cụi cày ruộng.
Sau khi đỗ đạt, Bùi Xương Trạch được vua Lê Thánh Tông cắt cử vào làm việc trong Viện Hàn lâm. Thời gian này, ông theo Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, lĩnh nhiệm vụ coi việc công, lập được công lao.
Năm 1489, Bùi Xương Trạch được vua cử đi sứ nhà Minh. Sau đó, năm 1493, vua Thánh Tông cho dựng đình Quảng Văn. Đây là nơi công bố các chỉ dụ, giảng giải điều lệnh cho dân chúng biết. Theo lệnh vua, Bùi Xương Trạch soạn bài Ký Quảng Văn đình, được vua Lê Thánh Tông hết lời ngợi khen. Nội dung tác phẩm này nói rõ được chủ trương của triều đình là phổ biến rộng rãi chính giáo, mệnh lệnh, pháp độ điển chương và khái quát được chủ trương của nhà vua về việc đổi mới chính trị cho dân, mở rộng đường giao hòa. Đây cũng là một trong những tác phẩm điển hình của Bùi Xương Trạch, còn lưu truyền được đến ngày nay.
Sang thời vua Lê Hiến Tông, Bùi Xương Trạch lần lượt được thăng làm Hiệu thư Đồng Các, rồi Thiêm đô Ngự sử, Thượng thư Bộ Binh, Tế tửu Quốc tử giám. Sau, ông được thăng tới chức Thượng thư Trưởng lục, chức quan đứng đầu cả sáu bộ, tương đương với chức Tể tướng, kiêm chức Đô Ngự sử và được phong tới tước Quảng Văn Hầu.
Năm 1520, thời vua Lê Cung Hoàng, do tuổi cao, ông cáo quan về nghỉ dưỡng. Bùi Xương Trạch qua đời năm 1529, thời Mạc Thái Tổ, thọ 79 tuổi. Sau này, khi nhà Lê giành lại được ngôi vua, Bùi Xương Trạch được truy phong chức Thái phó, tước Quảng Quốc công và được ban tên hiệu là Văn Lượng.
Bùi Xương Trạch nổi tiếng là vị quan thanh liêm, đức độ, khoan hòa, được nhiều người nể phục. Ông cũng là người mở ra truyền thống hiếu học, khoa cử danh giá cho dòng họ Bùi ở làng Thịnh Liệt. Tên của ông hiện nay được đặt cho con phố nối từ phố Khương Trung tới Định Công Thượng (Hà Nội).
Theo Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội
Trong kho tàng giai thoại Việt Nam còn lưu truyền câu chuyện Bùi Xương Trạch bắt đom đóm làm đèn học bài. Ngày nhỏ, nhà Bùi Xương Trạch rất nghèo, bản thân ông cũng phải làm ruộng cật lực mỗi ngày để kiếm cái ăn. Tuy vậy, Bùi Xương Trạch vẫn rất chí thú học hành. Ban ngày phải đi làm ruộng, ông chỉ có thời gian học về đêm. Ngặt vì nhà nghèo quá, không có tiền mua dầu thắp sáng, Bùi Xương Trạch bèn nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào lọ để lấy ánh sáng đọc sách.
Năm 1478, chàng lực điền nghèo khó có chí tiến thủ tròn 28 tuổi đỗ tiến sĩ làm náo nức cả vùng làng quê nghèo khó. Đặc biệt, khi có người báo tin ông được nêu danh bảng vàng, Bùi Xương Trạch vẫn đang cặm cụi cày ruộng.
Sau khi đỗ đạt, Bùi Xương Trạch được vua Lê Thánh Tông cắt cử vào làm việc trong Viện Hàn lâm. Thời gian này, ông theo Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, lĩnh nhiệm vụ coi việc công, lập được công lao.
Năm 1489, Bùi Xương Trạch được vua cử đi sứ nhà Minh. Sau đó, năm 1493, vua Thánh Tông cho dựng đình Quảng Văn. Đây là nơi công bố các chỉ dụ, giảng giải điều lệnh cho dân chúng biết. Theo lệnh vua, Bùi Xương Trạch soạn bài Ký Quảng Văn đình, được vua Lê Thánh Tông hết lời ngợi khen. Nội dung tác phẩm này nói rõ được chủ trương của triều đình là phổ biến rộng rãi chính giáo, mệnh lệnh, pháp độ điển chương và khái quát được chủ trương của nhà vua về việc đổi mới chính trị cho dân, mở rộng đường giao hòa. Đây cũng là một trong những tác phẩm điển hình của Bùi Xương Trạch, còn lưu truyền được đến ngày nay.
Sang thời vua Lê Hiến Tông, Bùi Xương Trạch lần lượt được thăng làm Hiệu thư Đồng Các, rồi Thiêm đô Ngự sử, Thượng thư Bộ Binh, Tế tửu Quốc tử giám. Sau, ông được thăng tới chức Thượng thư Trưởng lục, chức quan đứng đầu cả sáu bộ, tương đương với chức Tể tướng, kiêm chức Đô Ngự sử và được phong tới tước Quảng Văn Hầu.
Năm 1520, thời vua Lê Cung Hoàng, do tuổi cao, ông cáo quan về nghỉ dưỡng. Bùi Xương Trạch qua đời năm 1529, thời Mạc Thái Tổ, thọ 79 tuổi. Sau này, khi nhà Lê giành lại được ngôi vua, Bùi Xương Trạch được truy phong chức Thái phó, tước Quảng Quốc công và được ban tên hiệu là Văn Lượng.
Bùi Xương Trạch nổi tiếng là vị quan thanh liêm, đức độ, khoan hòa, được nhiều người nể phục. Ông cũng là người mở ra truyền thống hiếu học, khoa cử danh giá cho dòng họ Bùi ở làng Thịnh Liệt. Tên của ông hiện nay được đặt cho con phố nối từ phố Khương Trung tới Định Công Thượng (Hà Nội).
Theo Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội