305 lượt xem

Cao Minh Chiếm

Nhà văn Cao Minh Chiếm

Nhà vănnhà báo bút danh Phi Bằng, quê làng An Đức, tổng Thuận Trị, tỉnh Mĩ Tho (nay thuộc tỉnh Tiền Giang), sinh ngày 28-1-1912 tại làng Tân Hòa.

Thuở nhỏ học trung học tại Cần Thơ, sau lên Sài Gòn học trường Pétrus ký, tốt nghiệp Tú tài rồi gia nhập làng văn làng báo tại Sài Gòn.

Ông là nhà báo kì cựu, nổi tiếng từ những ngày Pháp âm mưu tái chiếm Nam Bộ (23-9-1945) và là một trong các nhà báo năng nổ nhất trong tổ chức báo Thống nhất chống nhóm Phân li của chế độ Nam Kì tự trị thời Nguyễn Văn Thinh (1888-1946).

Sau toàn quốc kháng chiến (19-12-1946) làm chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chánh khu Bái Thượng, tỉnh Thanh Hóa (1947-1950), cố vấn Tư pháp tòa án quân sự tỉnh Bình Đồng (Bình Thuận, Đồng Nai Thượng) từ năm 1950 đến năm 1952 thuộc Liên khu 5 (khu 6).

Năm 1952 về sống và làm báo tại Sài Gòn, cộng tác với các báo Đuốc Nhà NamDân Nguyện, chủ bút báo Thần chung của Nam Đình. Sau đó tự chủ trương báo Cùng bạn, năm 1955 làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Tân văn

Suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ, từ khi Pháp tái chiếm Nam Bộ cho đến ngày ông bị chính quyền Sài Gòn (thời thủ tướng Phan Huy Quát năm 1966) trục xuất ra miền Bắc năm 1966 ngay cầu Hiền Lương ở Bến Hải.

Sau khi ra Hà Nội ông được chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa cử ông sang Pháp vận động chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam.

Từ năm 1965, tại Sài Gòn ông cùng một số trí thức, giáo sư Đại học cùng kí một “kiến nghị” yêu cầu chính quyền Sài Gòn phải thương thuyết với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đề chấm dứt chiến tranh tương tàn. Bản kiến nghị gởi lên thủ tướng Phan Huy Quát do ông và các vị khác cùng kí (thi sĩ Trần Tuấn Khai, Giáo sư Nguyễn Đăng Thục, Bác sĩ Phạm Văn Ngỡi, Giáo sư Tôn Thất Dương Ky, Phạm Văn Huyến…)

Ngay lúc đó chính quyền cho bắt giữ một số vị trong đó có ông (thân phụ ông Cao Minh Châu), bác sĩ Phạm Văn Huyến (thân phụ bà Ngô Bá Thành), Giáo sư Tôn Thẩt Dương Ky (nhạc gia liệt sĩ Trần Quang Long) được xem là người đứng đầu, bị chính quyền Sài Gòn chở máy bay trục xuất ra miền Bắc ngay cầu Hiền Lương.

Từ Quảng Trị ông và hai vị trên ra Hà Nội, sau đó ông sang Pháp, Thụy Sĩ… vận động hòa bình nhằm chấm dứt chiến tranh Việt Nam.

Sau năm 1975 ông vẫn sống tại Pháp với gia đình và hai người con gái, có dòng máu Việt Pháp.
Các tác phẩm của ông:
– Vợ chồng (tiểu thuyết, đăng báo Công luận sau in thành sách, 1936).
– Người chết còn sống (1952).
– Tướng núi Châu Thường (1953)
– Phi Bằng nhã tập
– Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam, (bản thảo)


Ông mất năm 1985 tại Pháp thọ 73 tuổi.

SGT tổng hợp.