Đức vọng cao chót vót, đó là nhận xét của nhà sử học Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí về Đinh Liệt, công thần khai quốc nhà Lê.
Cả nhà bị giam dưới hầm
Tháng 5/1434 đời Lê Thái Tông có quân Chiêm Thành vào cướp phá, ông được lệnh đem quân vào đánh, nhưng chỉ mới đến Hóa Châu (Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế), vua Chiêm đã vội rút quân về.
Tháng 11/1441, vua Lê Thái Tông lập hoàng tử Bang Cơ làm Hoàng Thái tử, sai Lê Liệt, lúc ấy là Nhập nội Đô đốc mang sắc mệnh lập làm Hoàng thái tử.
Tháng 8/1442, vua Lê Thái Tông băng ở Lệ Chi Viên, ngày 12, đại thần Nguyễn Xí, Lê Thụ, Trịnh Khả nhận di mệnh cùng với Lê Liệt, Lê Bôi tôn Hoàng thái tử Bang Cơ lên ngôi. Lúc ấy, vua mới 2 tuổi. Lấy năm sau làm Thái Hòa năm thứ 1.
Năm 1444 đời Lê Nhân Tông, vua còn nhỏ, có người vu cáo, Thái hậu Nguyễn Thị Anh cầm quyền nhiếp chính sai giam cả nhà ông dưới hầm.
Nhờ có người trong hoàng tộc là Lê Khắc Phục và công chúa Ngọc Lan xin hộ, tháng 6/1448 ông mới được tha, nhưng vợ con vẫn bị giam, đến tháng 3/1450 gia đình ông mới được thả hết. Năm 1454, ông được phục chức, được ban hàm Thái Bảo.
Ngày 3/10/1459, Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân đang đêm bắc thang, chia quân ba đường, trèo thành cửa đông, lẻn vào cung cấm. Vua Lê Nhân Tông và Tuyên Từ hoàng hậu bị hại. Ngày mồng 7/10 năm đó Lê Nghi Dân tự lập, lên ngôi hoàng đế.
Ngày mồng 6/6/1460, Đinh Liệt lúc ấy giữ chức Khai phủ nghi đồng tam ty Thái phó bình chương quân quốc trọng sự Á quận hầu, cùng với Nguyễn Xí, Lê Lăng, Lê Niệm, Lê Nhân Thuận, Lê Nhân Khoái, Trịnh Văn Sái, Trịnh Đạc, Nguyễn Đức Trung, Nguyễn Yên, Lê Vĩnh Trường, Lê Yên, Lê Giải cùng bàn nhau lật đổ Lạng Sơn Vương Lê Nghi Dân.
Sau buổi chầu, Nguyễn Xí, Đinh Liệt cầm quân giết Phạm Đồn, Phan Ban, giáng Nghi Dân làm Lệ Đức Hầu, rước hoàng tử Tư Thành lên ngôi, tức vua Lê Thánh Tông.
Tháng 10, vua Lê Thánh Tông phong ông làm Lân Quận Công; tháng 12, ông cùng Lê Lăng đi đánh tù trưởng họ Cầm làm loạn, được thăng lên chức thái sư phụ chính.
Lão tướng vẫn ra trận
Năm 1465, khi Nguyễn Xí qua đời, ông là Tể tướng, nắm quyền quyết định nhiều việc lớn của nước nhà.
Cuối năm 1470 Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, ông là lão tướng, được sung chức Chinh Lỗ Tướng quân, cùng tướng Lê Niệm (cháu nội của Lê Lai) dẫn đội quân tiên phong. Trận ấy quân ta đại thắng, vua Chiêm Thành là Trà Toàn bị bắt.
Năm 1471, khi về đến nơi thì ông lâm bệnh mà mất, được truy phong là Trung Mục vương.
Bài chế của vua Lê Thánh Tông khi ban chức Khai phủ nghi đồng tam ty Thái phó bình chương quân quốc trọng sự Á quận hầu viết: “Xét Lê Liệt đây, sớm đem tình ruột thịt ra ứng hội phong vân. Tiếng kèn, tiếng sáo, xướng họa, khó biết anh em ai hơn, ai kém. Kế ở miếu đường, mưu ở biên cương; vừa tướng văn, vừa tướng võ.
Khi tiến khi lui cùng nước, cùng vui cùng lo. Lúc nguy hiểm, lúc bình thường vẫn trọn một tiết. Chịu cố mệnh hai triều, người nhiều công giúp đỡ. Xứng đáng làm bầy tôi xã tắc; lại được ký thác cho việc cầm cân để thêm trọng vọng. Công lao và chức vị càng to; nơi nơi xa gần ai đều cũng thấy”
Còn trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú viết: Ông là người có công to khi mới mở nước, trải thờ bốn triều. Lại là công thần bậc nhất buổi Trung hưng: chức vị và đức vọng cao chót vót. Từ năm Quang Thuận trở đi (1465) làm thủ tướng gần 10 năm, quyết đoán những mối ngờ lớn, quyết định những việc bàn lớn. Vua rất tin cậy, trong triều ngoài nội đều tôn trọng.
SGT tổng hợp.
Cả nhà bị giam dưới hầm
Tháng 5/1434 đời Lê Thái Tông có quân Chiêm Thành vào cướp phá, ông được lệnh đem quân vào đánh, nhưng chỉ mới đến Hóa Châu (Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế), vua Chiêm đã vội rút quân về.
Tháng 11/1441, vua Lê Thái Tông lập hoàng tử Bang Cơ làm Hoàng Thái tử, sai Lê Liệt, lúc ấy là Nhập nội Đô đốc mang sắc mệnh lập làm Hoàng thái tử.
Tháng 8/1442, vua Lê Thái Tông băng ở Lệ Chi Viên, ngày 12, đại thần Nguyễn Xí, Lê Thụ, Trịnh Khả nhận di mệnh cùng với Lê Liệt, Lê Bôi tôn Hoàng thái tử Bang Cơ lên ngôi. Lúc ấy, vua mới 2 tuổi. Lấy năm sau làm Thái Hòa năm thứ 1.
Năm 1444 đời Lê Nhân Tông, vua còn nhỏ, có người vu cáo, Thái hậu Nguyễn Thị Anh cầm quyền nhiếp chính sai giam cả nhà ông dưới hầm.
Nhờ có người trong hoàng tộc là Lê Khắc Phục và công chúa Ngọc Lan xin hộ, tháng 6/1448 ông mới được tha, nhưng vợ con vẫn bị giam, đến tháng 3/1450 gia đình ông mới được thả hết. Năm 1454, ông được phục chức, được ban hàm Thái Bảo.
Ngày 3/10/1459, Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân đang đêm bắc thang, chia quân ba đường, trèo thành cửa đông, lẻn vào cung cấm. Vua Lê Nhân Tông và Tuyên Từ hoàng hậu bị hại. Ngày mồng 7/10 năm đó Lê Nghi Dân tự lập, lên ngôi hoàng đế.
Ngày mồng 6/6/1460, Đinh Liệt lúc ấy giữ chức Khai phủ nghi đồng tam ty Thái phó bình chương quân quốc trọng sự Á quận hầu, cùng với Nguyễn Xí, Lê Lăng, Lê Niệm, Lê Nhân Thuận, Lê Nhân Khoái, Trịnh Văn Sái, Trịnh Đạc, Nguyễn Đức Trung, Nguyễn Yên, Lê Vĩnh Trường, Lê Yên, Lê Giải cùng bàn nhau lật đổ Lạng Sơn Vương Lê Nghi Dân.
Sau buổi chầu, Nguyễn Xí, Đinh Liệt cầm quân giết Phạm Đồn, Phan Ban, giáng Nghi Dân làm Lệ Đức Hầu, rước hoàng tử Tư Thành lên ngôi, tức vua Lê Thánh Tông.
Tháng 10, vua Lê Thánh Tông phong ông làm Lân Quận Công; tháng 12, ông cùng Lê Lăng đi đánh tù trưởng họ Cầm làm loạn, được thăng lên chức thái sư phụ chính.
Lão tướng vẫn ra trận
Năm 1465, khi Nguyễn Xí qua đời, ông là Tể tướng, nắm quyền quyết định nhiều việc lớn của nước nhà.
Cuối năm 1470 Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, ông là lão tướng, được sung chức Chinh Lỗ Tướng quân, cùng tướng Lê Niệm (cháu nội của Lê Lai) dẫn đội quân tiên phong. Trận ấy quân ta đại thắng, vua Chiêm Thành là Trà Toàn bị bắt.
Năm 1471, khi về đến nơi thì ông lâm bệnh mà mất, được truy phong là Trung Mục vương.
Bài chế của vua Lê Thánh Tông khi ban chức Khai phủ nghi đồng tam ty Thái phó bình chương quân quốc trọng sự Á quận hầu viết: “Xét Lê Liệt đây, sớm đem tình ruột thịt ra ứng hội phong vân. Tiếng kèn, tiếng sáo, xướng họa, khó biết anh em ai hơn, ai kém. Kế ở miếu đường, mưu ở biên cương; vừa tướng văn, vừa tướng võ.
Khi tiến khi lui cùng nước, cùng vui cùng lo. Lúc nguy hiểm, lúc bình thường vẫn trọn một tiết. Chịu cố mệnh hai triều, người nhiều công giúp đỡ. Xứng đáng làm bầy tôi xã tắc; lại được ký thác cho việc cầm cân để thêm trọng vọng. Công lao và chức vị càng to; nơi nơi xa gần ai đều cũng thấy”
Còn trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú viết: Ông là người có công to khi mới mở nước, trải thờ bốn triều. Lại là công thần bậc nhất buổi Trung hưng: chức vị và đức vọng cao chót vót. Từ năm Quang Thuận trở đi (1465) làm thủ tướng gần 10 năm, quyết đoán những mối ngờ lớn, quyết định những việc bàn lớn. Vua rất tin cậy, trong triều ngoài nội đều tôn trọng.
SGT tổng hợp.