21 lần đi thi, nhưng chỉ đỗ cử nhân khi đầu đã bạc trắng – năm 82 tuổi
Hình minh họa. Nguồn: sưu tầm.
Làm bài không kém sĩ tử trẻ
Quan trường thấy chuyện ông Đoàn ở tuổi đại thọ vẫn nuôi chí học hành thi cử, đều cho là chuyện lạ hiếm thấy và tỏ lòng bái phục, song ai cũng ái ngại phân vân. Người thì cho rằng ông Đoàn đã già yếu, nên ưu tiên xếp vào danh sách thứ nhất, gần nơi quan trường ở để dễ bề theo dõi, phòng khi ốm đau kịp thời giải quyết; kẻ thì nghi ngại ông trí óc đã già nua, lú lẫn, khó lòng làm nổi bài thi.
Sự việc hi hữu này được Chánh chủ khảo Khiếu Năng Tĩnh và Phó chủ khảo Mai Khắc Đôn ghi chép lại thành chuyện dưới đầu đề “Mẩu chuyện hay được ghi lại ở Trường thi” trong sách “Khoa Canh Tý” như sau:
Ông lão vào tôi rời khỏi ghế, cầm tay ông lão cùng đi mà rằng “Đẹp làm sao! thọ làm sao!”. Chí khí cao mà kiên định vậy! “Xin hỏi mắt cụ có bị mờ không” ? Ông lão trả lời “Có bị mờ”. Tôi lại hỏi “Chân gối cụ có bị mỏi không?”. Ông lão đáp: “Còn có thể đi bộ, chạy, lễ, bái, đưa, đón được”.
Ông lão mang ống quyển vào, xét số, hạ lều, xong ngồi ngay ngắn ở giữa chiếu của mình. Về chiều khi đã vài ba chục thí sinh nộp bài thì ông lão vai mang ống quyển, tay kéo xe lều chõng lọc cọc, cùng các thí sinh kẻ trước người sau ra về…
Vào phúc hạch, viên đề tuyển đưa danh sách thông báo ra ngoài. Tên ông lão có trong số đó. Đến khi đưa quyển vào phúc duyệt, không hề bài nào có chữ đậm nhạt không đúng kiểu hoặc bị nghiêng đổ. Sau khi khớp phách nên biết quyển bài của ông lão về tài năng, ưu; thơ phú, ưu; văn sách, thứ; phúc hạch, trung bình.
Như vậy là ông cụ 82 tuổi làm bài thi không hề thua kém các sĩ tử trẻ tuổi, mà còn vượt xa rất nhiều nho sinh khác. Trường thi lúc đó có tới hơn 4000 người dự thi, nhưng chỉ lấy đậu có 30 cử nhân.
82 tuổi vẫn phong độ
Khi cụ Đoàn mới vào thi nhiều người có vẻ coi thường, vì cho rằng cụ đã đi thi nhiều lần, nhưng đều trắng tay, chỉ có hai lần đậu Tú tài. Nay đã 82 tuổi già và yếu, trình độ và khả năng ắt có phần lạc hậu so với lớp trẻ nên họ xì xào:
“… Cái ông Tú tài này phỏng chừng rắn là bao, đã trải qua nhiều cuộc phấn đấu trắng tay, nay lại còn lều chõng đến trường, không còn sợ húc đầu vào đá mẻ mất sừng sao?…
Lúc đầu trường thi Nghệ An dự định lấy đỗ 22 người. Gặp tiết Đại Khánh nhà vua, triều đình gia ân lấy tăng số đỗ lên 8 người nữa, tổng số thành 30 người. Đoàn Tử Quang tên xếp ở số 29.
“Ngày xướng danh, người xem đông như hội. Gọi đến tên, ông lão “dạ” và đi vào, đầu tóc bạc phơ, dung nhan rất đẹp, phiêu nhiên như vị thần tiên giáng thế. Các quan khách, quan tỉnh cầm tay khen ngợi hồi lâu. Khi được cấp mũ áo ra trình diện, bái ân (lạy ơn vua), bái tứ (lạy tạ được nhận lộc vua), bái yến (lạy tạ khi được ngồi vào bàn tiệc), không hề thấy ông lão tỏ ra xiêu vẹo, bạc nhược.
Yến lão sắp xong ông lão lấy một ít trong số những thức ăn có thể lấy được, cho vào trong tay áo thụng. Người bên cạnh cười cho rằng ông lão chắc có nhiều cháu chắt, muốn lấy về chia cho chúng cùng vui, ông lão chỉ tủm tỉm cười mà không nói”.
(còn nữa)
Nguyễn Thành Trung
Hình minh họa. Nguồn: sưu tầm.
Làm bài không kém sĩ tử trẻ
Quan trường thấy chuyện ông Đoàn ở tuổi đại thọ vẫn nuôi chí học hành thi cử, đều cho là chuyện lạ hiếm thấy và tỏ lòng bái phục, song ai cũng ái ngại phân vân. Người thì cho rằng ông Đoàn đã già yếu, nên ưu tiên xếp vào danh sách thứ nhất, gần nơi quan trường ở để dễ bề theo dõi, phòng khi ốm đau kịp thời giải quyết; kẻ thì nghi ngại ông trí óc đã già nua, lú lẫn, khó lòng làm nổi bài thi.
Sự việc hi hữu này được Chánh chủ khảo Khiếu Năng Tĩnh và Phó chủ khảo Mai Khắc Đôn ghi chép lại thành chuyện dưới đầu đề “Mẩu chuyện hay được ghi lại ở Trường thi” trong sách “Khoa Canh Tý” như sau:
Ông lão vào tôi rời khỏi ghế, cầm tay ông lão cùng đi mà rằng “Đẹp làm sao! thọ làm sao!”. Chí khí cao mà kiên định vậy! “Xin hỏi mắt cụ có bị mờ không” ? Ông lão trả lời “Có bị mờ”. Tôi lại hỏi “Chân gối cụ có bị mỏi không?”. Ông lão đáp: “Còn có thể đi bộ, chạy, lễ, bái, đưa, đón được”.
Ông lão mang ống quyển vào, xét số, hạ lều, xong ngồi ngay ngắn ở giữa chiếu của mình. Về chiều khi đã vài ba chục thí sinh nộp bài thì ông lão vai mang ống quyển, tay kéo xe lều chõng lọc cọc, cùng các thí sinh kẻ trước người sau ra về…
Vào phúc hạch, viên đề tuyển đưa danh sách thông báo ra ngoài. Tên ông lão có trong số đó. Đến khi đưa quyển vào phúc duyệt, không hề bài nào có chữ đậm nhạt không đúng kiểu hoặc bị nghiêng đổ. Sau khi khớp phách nên biết quyển bài của ông lão về tài năng, ưu; thơ phú, ưu; văn sách, thứ; phúc hạch, trung bình.
Như vậy là ông cụ 82 tuổi làm bài thi không hề thua kém các sĩ tử trẻ tuổi, mà còn vượt xa rất nhiều nho sinh khác. Trường thi lúc đó có tới hơn 4000 người dự thi, nhưng chỉ lấy đậu có 30 cử nhân.
82 tuổi vẫn phong độ
Khi cụ Đoàn mới vào thi nhiều người có vẻ coi thường, vì cho rằng cụ đã đi thi nhiều lần, nhưng đều trắng tay, chỉ có hai lần đậu Tú tài. Nay đã 82 tuổi già và yếu, trình độ và khả năng ắt có phần lạc hậu so với lớp trẻ nên họ xì xào:
“… Cái ông Tú tài này phỏng chừng rắn là bao, đã trải qua nhiều cuộc phấn đấu trắng tay, nay lại còn lều chõng đến trường, không còn sợ húc đầu vào đá mẻ mất sừng sao?…
Lúc đầu trường thi Nghệ An dự định lấy đỗ 22 người. Gặp tiết Đại Khánh nhà vua, triều đình gia ân lấy tăng số đỗ lên 8 người nữa, tổng số thành 30 người. Đoàn Tử Quang tên xếp ở số 29.
“Ngày xướng danh, người xem đông như hội. Gọi đến tên, ông lão “dạ” và đi vào, đầu tóc bạc phơ, dung nhan rất đẹp, phiêu nhiên như vị thần tiên giáng thế. Các quan khách, quan tỉnh cầm tay khen ngợi hồi lâu. Khi được cấp mũ áo ra trình diện, bái ân (lạy ơn vua), bái tứ (lạy tạ được nhận lộc vua), bái yến (lạy tạ khi được ngồi vào bàn tiệc), không hề thấy ông lão tỏ ra xiêu vẹo, bạc nhược.
Yến lão sắp xong ông lão lấy một ít trong số những thức ăn có thể lấy được, cho vào trong tay áo thụng. Người bên cạnh cười cho rằng ông lão chắc có nhiều cháu chắt, muốn lấy về chia cho chúng cùng vui, ông lão chỉ tủm tỉm cười mà không nói”.
(còn nữa)
Nguyễn Thành Trung