Hà Tông Quyền – bước đường hoạn lộ gập ghềnh, dù có tài văn thơ nhưng cứ ba bốn năm ông lại bị một lần quở trách hoặc giáng phạt với lý do không đâu vào đâu.
Nhất độc thập hàng
Hà Tông Quyền (1798 -1839), sau đổi là Hà Quyền do kiêng tên húy của Thiệu Trị (Miên Tông), tự Tốn Phủ, hiệu Phương Trạch, biệt hiệu là Hải Ông; là nhà thơ và là quan nhà Nguyễn.
Đời Lê sơ, tổ tiên Hà Tông Quyền ở Can Lộc, Hà Tĩnh. Tới đời Lê Trung hưng di cư ra Yên Định, Thanh Hóa; thời kỳ này, có Hà Tông Huân đỗ Tiến sĩ.
Về sau, tổ tiên ông lại di cư ra ở làng Cát Động, Thanh Oai, phủ Ứng Hòa, trấn Sơn Nam (nay thuộc thị trấn Kim Bài, Thanh Oai, thành phố Hà Nội). Đến đời Hà Tông Quyền thì tổ tiên ông đã định cư ở Cát Động tới ba hoặc bốn thế hệ.
Theo Đại Nam liệt truyện, cha Hà Tông Quyền là Hà Tông Đồng, đỗ cử nhân đời Lê, không ra làm quan, mà mở trường dạy học trong làng. Cha mất sớm, mẹ là người họ Trịnh, tần tảo nuôi con khôn lớn, ông được học hành đến nơi đến chốn là nhờ bà mẹ đảm đang này.
Tương truyền, từ nhỏ ông đã nổi tiếng thần đồng, có tài đọc sách rất nhanh, một thoáng liếc mắt có thể đọc được tới chục hàng chữ (nhất độc thập hàng).
Truyện Hà Quyền chép trong Phương Trạch Hà Tốn Phủ truyện có câu: “Dạ tĩnh thường văn độc thư thanh” nghĩa là đêm thanh vắng thường nghe tiếng (ông) đọc sách.
Khi các thầy đồ trường làng “hết chữ”, ông khăn gói về Thăng Long theo học tại trường của Phạm Quý Thích và Bùi Huy Bích. Ở đây, ông kết bạn với Nguyễn Văn Siêu, Ngô Thế Vinh và Vũ Tông Phan…
Bị cách chức vì sai sót khi duyệt tài liệu
Năm Tân Tỵ (1821) đời Minh Mạng, ông thi đỗ Hương Cống (cử nhân). Năm sau (1822), khi nhà Nguyễn bắt đầu mở khoa thi Hội, ông lên đường vào Huế ứng thí và đỗ Tiến sĩ Hội nguyên, trở thành một trong những ông nghè khai khoa cho Triều Nguyễn.
Sau khi thi đỗ, Hà Tông Quyền lần lượt giữ các chức Tri phủ Tân Bình, Tham biện Quảng Trị, Thự thiêm sự bộ Công, Thái thường tự Thiếu khanh, Hữu Thị lang bộ Lễ, Hàn lâm viện Kiểm thảo; ông hết lòng lo liệu việc dân, việc nước, nổi tiếng văn chương đương thời.
Năm 1831, ông thăng làm Hữu Thị lang bộ Hộ, nhưng chủ yếu coi việc Nội các. Cuối năm này, vì sơ suất nhỏ trong việc duyệt tài liệu mà bị cách mọi chức tước và bị đi hiệu lực sang Bali – thuộc quần đảo Nam Dương.
Về việc này, sách Đại Nam thực lục chép như sau: “Mùa đông, tháng 11, năm Tân Mão (1831), Hộ bộ Thị lang sung Nội các là Hà Quyền bị tội, mất chức, trước kia được giao bài thơ “Thu thành phân số” của nhà vua làm, dưới chỗ chú thích có chữ Thanh Xuyên huyện, người thuộc viên ở Nội các viết lầm là Thanh Châu.
Vua hỏi Quyền, Quyền hoảng sợ, tâu: Trót theo tờ sớ của trấn. Sau biết là lầm, bèn lén đem chữa lại tờ sớ để cho đúng với lời tâu. Thuộc viên ở Nội các là Trần Lý Đạo đàn hặc Quyền về tội đó. Vua sai đình thần luận tội. Đáng xử tội đồ, nhưng vua đặc cách ra lệnh cách chức, cho làm lính, phát đi đường biển để gắng sức làm việc chuộc tội”.
Khi về, bao nhiêu thơ sáng tác trong lúc xa nước xa quê, ông gom thành một tập đề là Mộng dương, các thơ văn khác gom vào bộ Tốn Phủ thi văn tập. Vua Minh Mạng khen tài ông: “Kiện tiệp tài tử”.
Sau đó mấy tháng, khoảng giữa năm 1832, vua Minh Mạng gọi ông về, ban chiếu cho vào Nội các, cho phục chức cũ, nhà vua nói: “Khanh đi 3 tháng, Trẫm ăn không ngon; Trẫm sở dĩ thống ngự được bốn phương, khu trục động loạn, không có khanh không thể được ”.
Cuộc đời trắc trở, cái chết đau thương
Vua Minh Mạng. Nguồn: sưu tầm.
Ba bốn năm lại bị một lần quở trách
Hà Tông Quyền giỏi về thù tiếp vâng mệnh, lại thông thạo thơ văn, được nhà vua khen không ngớt. Lại cùng với bọn Thân Văn Quyền, Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Kim Bảng, Nguyễn Quốc Cẩm, Trần Danh Phi, Nguyễn Tán, Nguyễn Bá Thân vào Nội các.
Năm 1833, ông được thăng làm Hữu Thị lang bộ Công; năm 1835, làm Tham tri bộ Lễ, vẫn coi việc Nội các. Đến năm 1839, ông được thăng làm Tham tri bộ Lại sung đại thần Viện cơ mật.
Bước đường hoạn lộ của Hà Tông Quyền quá đỗi gập ghềnh, cứ ba bốn năm lại bị một lần quở trách hoặc giáng phạt với lý do không đâu vào đâu.
Ví như chuyện nhầm “Thanh Xuyên” thành “Thanh Châu”, hay như chuyện ông bị phạt 3 tháng lương chỉ vì một lẽ rất kỳ cục.
Số là năm 1834, có khoa thi Hương, các quan chấm trường Hà Nội lấy đỗ 37 cử nhân. Nhưng khi bài vở chuyển về kinh duyệt thì 4 người bị truất xuống bậc tú tài vì văn tầm thường và một người bị hỏng tuột do bài phú trùng vần. Hai viên chánh và phó chủ khảo bị giáng 3 cấp.
Người có trách nhiệm tổ chức các kỳ thi là Thượng thư bộ Lễ Phan Huy Thực cũng bị giáng chức với lý do thiếu sáng suốt trong khi lựa chọn quan trường. Và kỳ cục thay, ông cũng bị phạt 3 tháng lương vì cái tội là… bạn của quan Thượng thư!
Năm 1839, Hà Tông Quyền mất đột ngột khi mới 41 tuổi, được phong hàm Thượng thư bộ Lại. Về việc này, có tài liệu viết rằng, lúc bấy giờ vào cuối triều, vua Minh Mạng định chọn người kế vị, nên họp các quan trọng thần và Hoàng thân quốc thích đến bàn.
Vì được tín nhiệm, nên trong buổi họp nhà vua đích thân hỏi ý kiến Hà Tông Quyền. Ông bắt buộc phải trả lời: – Xin Bệ hạ chọn Hoàng hậu trước; một khi Hoàng hậu được đặt, tức người kế vị đã có.
Chết mất xác
Cũng cần nói thêm rằng, triều Nguyễn theo chính sách triệt để độc tài: không đặt Tể tướng, kỳ thi Ðình không lấy Trạng nguyên, trong cung chưa lập Hoàng hậu. Vì Tể tướng, Trạng nguyên, Hoàng hậu quá cao, có khả năng lấn át vua. Nên khi đã chọn một bà phi làm Hoàng hậu, thì con bà đương nhiên được làm vua.
Câu nói chung chung của Hà Tông Quyền tưởng thoát được sự hận thù của các hoàng tử đang có ý giành ngôi báu; nhưng không ngờ lại gây sự giận dữ bởi một ông Hoàng em vua, vì một khi đã chọn Hoàng hậu, thì em vua hết đường hy vọng.
Ông Hoàng này là Kiến an công Ðài, con út của Hoàng Thái hậu, mẹ đẻ vua Minh Mạng, nên rất được cưng chiều. Ðang ôm niềm hy vọng được anh ruột nhường ngôi, thì trong buổi họp nghe Hà Tông Quyền nói như vậy, chẳng khác gì bị dội gáo nước lạnh vào mặt. Tan họp, vị Hoàng thân này mời Hà Tông Quyền đến nhà, mời uống rượu, rồi lấy chuỳ đánh vỡ đầu, vứt xác trôi sông…
Sau đó Kiến an công vào triều chịu tội và nói: – Tông Quyền rất nịnh, thần đã giết và chôn rồi. Khi vua biết thì mọi sự đã rồi, vì nể mẹ đành phải khoan thứ cho em, cho lụa bạch áo quan khâm liệm, ban cho tiền; mệnh quan dùng thuyền đi biển chở về quê an táng.
Năm sau đến Hà Nội, các quan tỉnh tế cúng. Quyền không có nhà thờ, vua cho tiền xây cất. Ðến năm Ất Tỵ (1845), con cháu làm lễ cải táng, mở hòm ra chỉ thấy quan tài không, bèn đến kinh đô tâu; có chiếu chỉ rằng: “Tử thi bị tiêu hủy mau, nên như vậy.”
Hai lần cứu vua Minh Mạng nhờ óc thông minh và tài phán đoán, Hà Tông Quyền vua coi là người “Triều đình không thể một ngày thiếu”.
Những tác phẩm để đời
“Minh Mệnh chính yếu” và “Khâm định tiễu bình Bắc kỳ nghịch phỉ chính biên” - hai công trình quan trọng dưới thời Minh Mệnh do Hà Tông Quyền phụ trách biên soạn. Nguồn: sưu tầm.
Hà Tông Quyền đã để lại một công trình sáng tác khá đồ sộ, về chữ Hán có: Nam du ; Tốn Phủ thi tập; Hà Tốn Phủ thi tập; Liễu Đường văn tập ; Thăng Long tam thập vịnh; Dương mộng tập còn có tên là Mộng dương thi tập. Đây là tập thơ ông làm trong chuyến đi công cán ở Nam Dương. Ngoài ra, ông còn là Chủ biên bộ sách Minh Mạng chính yếu (năm 1837).
Về chữ Nôm có: Vịnh Kiều tam thập thủ. Đây là tập thơ hưởng ứng cuộc thi vịnh Kiều do vua Minh Mạng khởi xướng năm 1830. Ngoài ra, theo Từ điển bách khoa Việt Nam, thì ông còn có: Một tập Vịnh Kiều gồm 15 bài thất ngôn tứ tuyệt, và một tập Tập Kiều gồm 15 bài thất ngôn tứ tuyệt.
Thơ Hà Tôn Quyền có bài lạc quan, một phần vì cuộc đời ông sớm thành đạt và được nhà vua trọng dụng… Nhưng đi sâu vào, nhiều bài thơ của ông cho thấy một nỗi niềm, có khi hơi chua xót, có khi trở thành giọng triết lý và thoáng một tâm sự cô đơn…
Đặc biệt, khi bị vua cách chức, buộc đi “dương trình hiệu lực” thì tiếng nói ưu uất càng bộc lộ rõ … Một số bài thơ khác phản ánh cuộc sống thanh đạm của tác giả. Nhưng trước sau vẫn cố gắng giữ lấy nếp sống thanh cao và phong cách cứng cỏi, không tự hạ thấp mình…
Nói về Mộng dương tập của ông, Từ điển bách khoa Việt Nam viết:… một số bài trong đó tỏ ý chán nản, băn khoăn về lẽ hành tàng, xem cuộc đời như giấc mộng.
Trong bài Khốc Đặng Thuận Xuyên (Khóc Đặng Thuận Xuyên), ông viết: Thán tức thử nhân chung thử địa – Tiêu điều đồng đạo cách đồng thì – Khả kham vãng giả hoàn lai giả – Tuy vị quân bi dã tự bi – Trùng dương mộng đoạn Ba-thành nguyệt – Thiên cổ danh lưu Thái học bi – Hậu tử hữu hoài không cảnh cảnh – Biên chu thiên đại dục giai thùy.
Dịch nghĩa: Đáng than thở cho người này vì đã mất ở đất này! Là người đồng đạo lại đồng thời, nghĩ càng hiu quạnh! Ngán nỗi người đi qua rồi, người sau lại đến – Tuy thương ông, mà cũng tự thương mình. Ngoài trùng biển cả, giấc mộng đời đã dứt hẳn dưới vầng trăng Ba-thành – Nghìn năm còn lưu danh trên tấm bia nhà Thái học, Người hậu tử này trong lòng luống những canh cánh không nguôi – Chiếc thuyền con buông trôi trong trời đất, biết cùng ai tá?
Triều đình không thể một ngày thiếu Quyền
Tông Quyền không phải là loại kẻ sĩ chỉ để lại văn chương suông trên đời, óc thông minh và tài phán đoán của ông đã cứu vua Minh Mạng hai lần.
Lúc bấy giờ do chính sách cứng rắn của nhà vua, khiến các nước Tây phương giận dữ. Lợi dụng kỹ thuật cao, họ đã chế hoả pháo bí mật cài vào áo và đèn cầy để làm quà, một lần vào năm Minh Mạng thứ 11 (1830) nhân ghé tàu vào bến cảng, cho gửi quà dâng hiến vua. Nhất cử lưỡng tiện, chắc mục đích họ vừa muốn cảnh cáo lại âm mưu ám sát nhà vua, nhưng đã được Hà Tông Quyền phát giác trước.
Khi thương gia Tây Dương tiến áo cẩm bào, giá ngàn vàng; Quyền dâng lời: – Ðồ lạ của nước ngoài, không nên nhẹ dạ tin; xin cho tử tù mặc thử. Quả thật, khi gài nút thì lửa cháy, tù nhân bị lửa đốt chết. Nhà vua kinh hãi than phiền.
Sau đó có một nước khác tiến cặp 4 cây sáp linh cỡ lớn; Quyền xin bẻ 1 cây làm hai, thì ở trong chứa hoả pháo và thuốc khói mù, nhà vua lấy làm kỳ dị về tài năng, thường nói rằng: “Triều đình không thể một ngày thiếu Quyền! ”Lại bảo rằng: “ Tông Quyền về chính sự, Tế Mỹ về văn học, Nguyễn Công Trứ về thao lược; thật không thẹn với danh tiếng khoa bảng”. Nhà vua không chỉ ban ơn riêng, mà còn cho vời mẹ Quyền vào kinh đô, để tìm cách ưu đãi.
Ghi nhận công lao Hà Tông Quyền, TP HCM và Thành phố Đà Nẵng có con đường mang tên ông. Phan Thanh Giản có đôi câu đối điếu ông: Khai khoa sự nghiệp suy tiền bối – Tuyệt thế văn chương tất đại gia.
Nguyễn Thành Hữu
Nguồn khoahocdoisong.vn
Nhất độc thập hàng
Hà Tông Quyền (1798 -1839), sau đổi là Hà Quyền do kiêng tên húy của Thiệu Trị (Miên Tông), tự Tốn Phủ, hiệu Phương Trạch, biệt hiệu là Hải Ông; là nhà thơ và là quan nhà Nguyễn.
Đời Lê sơ, tổ tiên Hà Tông Quyền ở Can Lộc, Hà Tĩnh. Tới đời Lê Trung hưng di cư ra Yên Định, Thanh Hóa; thời kỳ này, có Hà Tông Huân đỗ Tiến sĩ.
Về sau, tổ tiên ông lại di cư ra ở làng Cát Động, Thanh Oai, phủ Ứng Hòa, trấn Sơn Nam (nay thuộc thị trấn Kim Bài, Thanh Oai, thành phố Hà Nội). Đến đời Hà Tông Quyền thì tổ tiên ông đã định cư ở Cát Động tới ba hoặc bốn thế hệ.
Theo Đại Nam liệt truyện, cha Hà Tông Quyền là Hà Tông Đồng, đỗ cử nhân đời Lê, không ra làm quan, mà mở trường dạy học trong làng. Cha mất sớm, mẹ là người họ Trịnh, tần tảo nuôi con khôn lớn, ông được học hành đến nơi đến chốn là nhờ bà mẹ đảm đang này.
Tương truyền, từ nhỏ ông đã nổi tiếng thần đồng, có tài đọc sách rất nhanh, một thoáng liếc mắt có thể đọc được tới chục hàng chữ (nhất độc thập hàng).
Truyện Hà Quyền chép trong Phương Trạch Hà Tốn Phủ truyện có câu: “Dạ tĩnh thường văn độc thư thanh” nghĩa là đêm thanh vắng thường nghe tiếng (ông) đọc sách.
Khi các thầy đồ trường làng “hết chữ”, ông khăn gói về Thăng Long theo học tại trường của Phạm Quý Thích và Bùi Huy Bích. Ở đây, ông kết bạn với Nguyễn Văn Siêu, Ngô Thế Vinh và Vũ Tông Phan…
Bị cách chức vì sai sót khi duyệt tài liệu
Năm Tân Tỵ (1821) đời Minh Mạng, ông thi đỗ Hương Cống (cử nhân). Năm sau (1822), khi nhà Nguyễn bắt đầu mở khoa thi Hội, ông lên đường vào Huế ứng thí và đỗ Tiến sĩ Hội nguyên, trở thành một trong những ông nghè khai khoa cho Triều Nguyễn.
Sau khi thi đỗ, Hà Tông Quyền lần lượt giữ các chức Tri phủ Tân Bình, Tham biện Quảng Trị, Thự thiêm sự bộ Công, Thái thường tự Thiếu khanh, Hữu Thị lang bộ Lễ, Hàn lâm viện Kiểm thảo; ông hết lòng lo liệu việc dân, việc nước, nổi tiếng văn chương đương thời.
Năm 1831, ông thăng làm Hữu Thị lang bộ Hộ, nhưng chủ yếu coi việc Nội các. Cuối năm này, vì sơ suất nhỏ trong việc duyệt tài liệu mà bị cách mọi chức tước và bị đi hiệu lực sang Bali – thuộc quần đảo Nam Dương.
Về việc này, sách Đại Nam thực lục chép như sau: “Mùa đông, tháng 11, năm Tân Mão (1831), Hộ bộ Thị lang sung Nội các là Hà Quyền bị tội, mất chức, trước kia được giao bài thơ “Thu thành phân số” của nhà vua làm, dưới chỗ chú thích có chữ Thanh Xuyên huyện, người thuộc viên ở Nội các viết lầm là Thanh Châu.
Vua hỏi Quyền, Quyền hoảng sợ, tâu: Trót theo tờ sớ của trấn. Sau biết là lầm, bèn lén đem chữa lại tờ sớ để cho đúng với lời tâu. Thuộc viên ở Nội các là Trần Lý Đạo đàn hặc Quyền về tội đó. Vua sai đình thần luận tội. Đáng xử tội đồ, nhưng vua đặc cách ra lệnh cách chức, cho làm lính, phát đi đường biển để gắng sức làm việc chuộc tội”.
Khi về, bao nhiêu thơ sáng tác trong lúc xa nước xa quê, ông gom thành một tập đề là Mộng dương, các thơ văn khác gom vào bộ Tốn Phủ thi văn tập. Vua Minh Mạng khen tài ông: “Kiện tiệp tài tử”.
Sau đó mấy tháng, khoảng giữa năm 1832, vua Minh Mạng gọi ông về, ban chiếu cho vào Nội các, cho phục chức cũ, nhà vua nói: “Khanh đi 3 tháng, Trẫm ăn không ngon; Trẫm sở dĩ thống ngự được bốn phương, khu trục động loạn, không có khanh không thể được ”.
Cuộc đời trắc trở, cái chết đau thương
Vua Minh Mạng. Nguồn: sưu tầm.
Ba bốn năm lại bị một lần quở trách
Hà Tông Quyền giỏi về thù tiếp vâng mệnh, lại thông thạo thơ văn, được nhà vua khen không ngớt. Lại cùng với bọn Thân Văn Quyền, Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Kim Bảng, Nguyễn Quốc Cẩm, Trần Danh Phi, Nguyễn Tán, Nguyễn Bá Thân vào Nội các.
Năm 1833, ông được thăng làm Hữu Thị lang bộ Công; năm 1835, làm Tham tri bộ Lễ, vẫn coi việc Nội các. Đến năm 1839, ông được thăng làm Tham tri bộ Lại sung đại thần Viện cơ mật.
Bước đường hoạn lộ của Hà Tông Quyền quá đỗi gập ghềnh, cứ ba bốn năm lại bị một lần quở trách hoặc giáng phạt với lý do không đâu vào đâu.
Ví như chuyện nhầm “Thanh Xuyên” thành “Thanh Châu”, hay như chuyện ông bị phạt 3 tháng lương chỉ vì một lẽ rất kỳ cục.
Số là năm 1834, có khoa thi Hương, các quan chấm trường Hà Nội lấy đỗ 37 cử nhân. Nhưng khi bài vở chuyển về kinh duyệt thì 4 người bị truất xuống bậc tú tài vì văn tầm thường và một người bị hỏng tuột do bài phú trùng vần. Hai viên chánh và phó chủ khảo bị giáng 3 cấp.
Người có trách nhiệm tổ chức các kỳ thi là Thượng thư bộ Lễ Phan Huy Thực cũng bị giáng chức với lý do thiếu sáng suốt trong khi lựa chọn quan trường. Và kỳ cục thay, ông cũng bị phạt 3 tháng lương vì cái tội là… bạn của quan Thượng thư!
Năm 1839, Hà Tông Quyền mất đột ngột khi mới 41 tuổi, được phong hàm Thượng thư bộ Lại. Về việc này, có tài liệu viết rằng, lúc bấy giờ vào cuối triều, vua Minh Mạng định chọn người kế vị, nên họp các quan trọng thần và Hoàng thân quốc thích đến bàn.
Vì được tín nhiệm, nên trong buổi họp nhà vua đích thân hỏi ý kiến Hà Tông Quyền. Ông bắt buộc phải trả lời: – Xin Bệ hạ chọn Hoàng hậu trước; một khi Hoàng hậu được đặt, tức người kế vị đã có.
Chết mất xác
Cũng cần nói thêm rằng, triều Nguyễn theo chính sách triệt để độc tài: không đặt Tể tướng, kỳ thi Ðình không lấy Trạng nguyên, trong cung chưa lập Hoàng hậu. Vì Tể tướng, Trạng nguyên, Hoàng hậu quá cao, có khả năng lấn át vua. Nên khi đã chọn một bà phi làm Hoàng hậu, thì con bà đương nhiên được làm vua.
Câu nói chung chung của Hà Tông Quyền tưởng thoát được sự hận thù của các hoàng tử đang có ý giành ngôi báu; nhưng không ngờ lại gây sự giận dữ bởi một ông Hoàng em vua, vì một khi đã chọn Hoàng hậu, thì em vua hết đường hy vọng.
Ông Hoàng này là Kiến an công Ðài, con út của Hoàng Thái hậu, mẹ đẻ vua Minh Mạng, nên rất được cưng chiều. Ðang ôm niềm hy vọng được anh ruột nhường ngôi, thì trong buổi họp nghe Hà Tông Quyền nói như vậy, chẳng khác gì bị dội gáo nước lạnh vào mặt. Tan họp, vị Hoàng thân này mời Hà Tông Quyền đến nhà, mời uống rượu, rồi lấy chuỳ đánh vỡ đầu, vứt xác trôi sông…
Sau đó Kiến an công vào triều chịu tội và nói: – Tông Quyền rất nịnh, thần đã giết và chôn rồi. Khi vua biết thì mọi sự đã rồi, vì nể mẹ đành phải khoan thứ cho em, cho lụa bạch áo quan khâm liệm, ban cho tiền; mệnh quan dùng thuyền đi biển chở về quê an táng.
Năm sau đến Hà Nội, các quan tỉnh tế cúng. Quyền không có nhà thờ, vua cho tiền xây cất. Ðến năm Ất Tỵ (1845), con cháu làm lễ cải táng, mở hòm ra chỉ thấy quan tài không, bèn đến kinh đô tâu; có chiếu chỉ rằng: “Tử thi bị tiêu hủy mau, nên như vậy.”
Hai lần cứu vua Minh Mạng nhờ óc thông minh và tài phán đoán, Hà Tông Quyền vua coi là người “Triều đình không thể một ngày thiếu”.
Những tác phẩm để đời
“Minh Mệnh chính yếu” và “Khâm định tiễu bình Bắc kỳ nghịch phỉ chính biên” - hai công trình quan trọng dưới thời Minh Mệnh do Hà Tông Quyền phụ trách biên soạn. Nguồn: sưu tầm.
Hà Tông Quyền đã để lại một công trình sáng tác khá đồ sộ, về chữ Hán có: Nam du ; Tốn Phủ thi tập; Hà Tốn Phủ thi tập; Liễu Đường văn tập ; Thăng Long tam thập vịnh; Dương mộng tập còn có tên là Mộng dương thi tập. Đây là tập thơ ông làm trong chuyến đi công cán ở Nam Dương. Ngoài ra, ông còn là Chủ biên bộ sách Minh Mạng chính yếu (năm 1837).
Về chữ Nôm có: Vịnh Kiều tam thập thủ. Đây là tập thơ hưởng ứng cuộc thi vịnh Kiều do vua Minh Mạng khởi xướng năm 1830. Ngoài ra, theo Từ điển bách khoa Việt Nam, thì ông còn có: Một tập Vịnh Kiều gồm 15 bài thất ngôn tứ tuyệt, và một tập Tập Kiều gồm 15 bài thất ngôn tứ tuyệt.
Thơ Hà Tôn Quyền có bài lạc quan, một phần vì cuộc đời ông sớm thành đạt và được nhà vua trọng dụng… Nhưng đi sâu vào, nhiều bài thơ của ông cho thấy một nỗi niềm, có khi hơi chua xót, có khi trở thành giọng triết lý và thoáng một tâm sự cô đơn…
Đặc biệt, khi bị vua cách chức, buộc đi “dương trình hiệu lực” thì tiếng nói ưu uất càng bộc lộ rõ … Một số bài thơ khác phản ánh cuộc sống thanh đạm của tác giả. Nhưng trước sau vẫn cố gắng giữ lấy nếp sống thanh cao và phong cách cứng cỏi, không tự hạ thấp mình…
Nói về Mộng dương tập của ông, Từ điển bách khoa Việt Nam viết:… một số bài trong đó tỏ ý chán nản, băn khoăn về lẽ hành tàng, xem cuộc đời như giấc mộng.
Trong bài Khốc Đặng Thuận Xuyên (Khóc Đặng Thuận Xuyên), ông viết: Thán tức thử nhân chung thử địa – Tiêu điều đồng đạo cách đồng thì – Khả kham vãng giả hoàn lai giả – Tuy vị quân bi dã tự bi – Trùng dương mộng đoạn Ba-thành nguyệt – Thiên cổ danh lưu Thái học bi – Hậu tử hữu hoài không cảnh cảnh – Biên chu thiên đại dục giai thùy.
Dịch nghĩa: Đáng than thở cho người này vì đã mất ở đất này! Là người đồng đạo lại đồng thời, nghĩ càng hiu quạnh! Ngán nỗi người đi qua rồi, người sau lại đến – Tuy thương ông, mà cũng tự thương mình. Ngoài trùng biển cả, giấc mộng đời đã dứt hẳn dưới vầng trăng Ba-thành – Nghìn năm còn lưu danh trên tấm bia nhà Thái học, Người hậu tử này trong lòng luống những canh cánh không nguôi – Chiếc thuyền con buông trôi trong trời đất, biết cùng ai tá?
Triều đình không thể một ngày thiếu Quyền
Tông Quyền không phải là loại kẻ sĩ chỉ để lại văn chương suông trên đời, óc thông minh và tài phán đoán của ông đã cứu vua Minh Mạng hai lần.
Lúc bấy giờ do chính sách cứng rắn của nhà vua, khiến các nước Tây phương giận dữ. Lợi dụng kỹ thuật cao, họ đã chế hoả pháo bí mật cài vào áo và đèn cầy để làm quà, một lần vào năm Minh Mạng thứ 11 (1830) nhân ghé tàu vào bến cảng, cho gửi quà dâng hiến vua. Nhất cử lưỡng tiện, chắc mục đích họ vừa muốn cảnh cáo lại âm mưu ám sát nhà vua, nhưng đã được Hà Tông Quyền phát giác trước.
Khi thương gia Tây Dương tiến áo cẩm bào, giá ngàn vàng; Quyền dâng lời: – Ðồ lạ của nước ngoài, không nên nhẹ dạ tin; xin cho tử tù mặc thử. Quả thật, khi gài nút thì lửa cháy, tù nhân bị lửa đốt chết. Nhà vua kinh hãi than phiền.
Sau đó có một nước khác tiến cặp 4 cây sáp linh cỡ lớn; Quyền xin bẻ 1 cây làm hai, thì ở trong chứa hoả pháo và thuốc khói mù, nhà vua lấy làm kỳ dị về tài năng, thường nói rằng: “Triều đình không thể một ngày thiếu Quyền! ”Lại bảo rằng: “ Tông Quyền về chính sự, Tế Mỹ về văn học, Nguyễn Công Trứ về thao lược; thật không thẹn với danh tiếng khoa bảng”. Nhà vua không chỉ ban ơn riêng, mà còn cho vời mẹ Quyền vào kinh đô, để tìm cách ưu đãi.
Ghi nhận công lao Hà Tông Quyền, TP HCM và Thành phố Đà Nẵng có con đường mang tên ông. Phan Thanh Giản có đôi câu đối điếu ông: Khai khoa sự nghiệp suy tiền bối – Tuyệt thế văn chương tất đại gia.
Nguyễn Thành Hữu
Nguồn khoahocdoisong.vn