273 lượt xem

Lãnh Binh Thăng - Kỳ 2

Chuyện vị Tướng có 5 bà vợ và sự thật bất ngờ !
 
 
Chợ cầu Ông Lãnh (quận 1), Bà Hạt (quận 10), Bà Quẹo (quận Tân Bình), Bà Chiểu (Bình Thạnh), Bà Hom (Bình Tân) và Bà Điểm (huyện Hóc Môn)... là những địa danh nổi tiếng, có lịch sử hàng trăm năm gắn với nhiều thế hệ người Sài Gòn. Tuy ở những vị trí khác nhau, nhiều chợ đã đổi tên nhưng người bản địa ngày nay ai cũng rành rọt các địa danh này.
 

Chợ cầu ông Lãnh xưa.

(Nguồn: Sưu tập)
 

Học giả Trương Vĩnh Ký, một trong 18 nhà bác học thế giới thế kỷ 19 cho rằng, Ông Lãnh là vị lãnh binh tên Nguyễn Ngọc Thăng (1798-1866), võ tướng nhà Nguyễn thời vua Tự Đức. Ông thuộc thế hệ tham gia chiến đấu chống Pháp đầu tiên của Nam Kỳ. Còn 5 người phụ nữ được đặt tên chợ ở Sài Gòn vốn là các bà vợ của ông. Những vị quan đa thê thời xưa thường áp dụng phương pháp kinh tế tự túc nên vị lãnh binh đã lập 5 chợ ở khu vực khác nhau, giao cho mỗi bà cai quản một cái. Việc này tránh các bà đụng mặt nhau, đồng thời chuyên tâm làm kinh tế.

Lãnh Binh Thăng quê ở Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, từng tham gia các trận đánh ở đồn Cây Mai, đồn Thủ Thiêm và vùng phụ cận khi quân Pháp chiếm thành Gia Định. Ông nổi tiếng với chiến dịch Mù U gây tổn thất nặng cho địch. Về sau ông phối hợp với nghĩa quân Trương Định ở Gò Công tiếp tục chống Pháp.

Năm 1866, tướng Thăng tử trận ở Gò Công, được đưa về an táng tại quê nhà. Hiện, ông được thờ với vị Thành Hoàng và đức Trần Hưng Đạo ở đình Nhơn Hòa, đường Cô Giang (quận 1). Ngôi đình gần cây cầu và chợ mang tên ông. Ngoài ra, tên Lãnh Binh Thăng cũng được đặt cho một con đường tại quận 11.


 

Ảnh đầu tiên về cầu Ông Lãnh do Raymond Cauchetier chụp năm 1955. Ảnh bên phải chụp cầu khi kênh Tàu Hủ, Đại lộ Đông Tây chưa được xây dựng. Ảnh dưới là cầu Ông Lãnh hiện nay.

(Nguồn: Sưu tập)
 

Về cây cầu mang tên Ông Lãnh, nhà bác học Trương Vĩnh Ký khẳng định "chiếc cầu gỗ do ông Lãnh binh ở gần đó cho bắc qua, chắc là ông Lãnh Binh Thăng này, chớ không phải ai khác". Cây cầu này đầu tiên (nối đại lộ Đông Tây ngày nay) bắc qua một con rạch nhỏ. Khi rạch bị lấp, cây cầu mới nối bến Chương Dương (quận 1) và Bến Vân Đồn (quận 4).

Năm 1874, một ngôi chợ được xây ở khu vực này, mang tên chợ Cầu Ông Lãnh. Nơi đây tàu ghe tấp nập từ miền Tây theo sông Sài Gòn vào kênh Tàu Hủ buôn bán. Chợ được chia làm 3 khu vực: bán trái cây, bán cá và bán tạp hóa.

Năm 1971, chợ bị hỏa hoạn lớn thiêu rụi hoàn toàn, sau đó dần phát triển lại. 28 năm sau, chợ lại bị cháy lớn, thiêu rụi hơn 200 căn nhà. Từ đó, tiểu thương chuyển sang buôn bán nơi khác, chợ Cầu Ông Lãnh dần biến mất. Ngày nay, chợ Cầu Ông Lãnh vẫn còn buôn bán nhưng quy mô rất nhỏ nằm trên đường Nguyễn Thái Học (quận 1).

Chợ Bà Chiểu

Nói về lịch sử có tên chợ Bà Chiểu (thuộc khu vực trung tâm quận Bình Thạnh, TP. HCM) theo nhà văn Sơn Nam (nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng ở Việt Nam) thì Bà Chiểu là tên vùng đất, chỉ mới xuất hiện thời vua Tự Đức. Từ "Chiểu" ở đây có nghĩa là ao nước thiên nhiên, còn Bà Chiểu là một nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên.

 

Chợ Bà Chiểu ngày xưa


Và ngày nay vẫn luôn nhộn nhịp suốt cả ngày.

(Nguồn: Sưu tập)
 

Chợ Bà Chiểu được xây dựng từ năm 1942 với tổng diện tích 8.465 m2, nhưng đến năm 1987 thì được nâng cấp sửa chữa. Chợ Bà Chiểu được chia làm 8 khu chính, bố trí cho gần 800 hộ kinh doanh 40 ngành hàng.

Chợ Bà Hom
Ngôi chợ đã được xây mới sau năm 2012, tọa lạc tại phường Tân Tạo (quận Bình Tân, TP. HCM). Trước khi được xây mới, chợ Bà Hom là chợ tự phát Hồ Văn Long, chủ yếu phục vụ cho công nhân của các khu công nghiệp ở đây.

 

Chợ Bà Hom hiện tại được xây dựng khang trang.

(Nguồn: Sưu tập)
 

Cũng như các chợ khác mang tên "Bà" nhưng Bà Hom không được cho là vợ của tướng Lãnh Binh Thăng như học giả Trương Vĩnh Ký mà theo sách cũ ghi chép về Sài Gòn, Bà Hom có lẽ do Bàu Hom (bàu ngâm hom tre) nói chệch, vì Bàu Bèo, Bàu Hói, Bàu Môn cũng nói chệch thành Bà Bèo, Bà Hói, Bà Môn. Năm 1986 còn có một cái bèo nơi đây nhưng sau đó đã được lấp.
Sau này có chợ tự phát ở khu vực này cũng như một ngôi chợ mới được xây lên cũng đặt tên Bà Hom theo vùng này.

Chợ Bà Điểm

Chợ Bà Điểm thuộc xã Bà Điểm (huyện Hóc Môn, TP. HCM), theo tài liệu thì vùng này xưa kia nhiều rừng hoang sơ, cọp dữ. Canh ba, canh tư, dân gánh nông sản về Bến Nghé bán phải đi thành đoàn, đốt đuốc chống cọp. Bên cạnh đó, bên đây cũng là vùng trồng nhiều trầu cau với tất cả 18 thôn đều trồng loại cây này.

 

Chợ Bà Điểm ở thời điểm hơn 1 thế kỷ trước


Chợ Bà Điểm hiện tại, đặc sản bán tại đây là trầu cau.
(Nguồn: Sưu tập)
 

Bà Điểm là chợ đầu mối về trầu, cau cho Lục tỉnh từ thế kỷ 19 cho đến cuối thập niên 1980. Giữa thập niên 1990 vẫn còn bến xe ngựa. TS. Lê Trung Hoa - Nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, cho rằng bà Điểm là chủ quán bán nước chè đầu tiên ở vùng này nên từ đó về sau này được gọi là vùng Bà Điểm. Về sau khi thành lập xã cũng đặt tên Bà Điểm và ngôi chợ lớn nhất nằm trong xã cũng đặt tên này.

Chợ Bà Quẹo

Chợ hiện nay được đổi tên thành chợ Võ Thành Trang, nằm trên đường Trường Chinh (đường Lê Văn Duyệt nối dài cũ, sau ngày 30/4 đổi là Cách Mạng Tháng Tám, sau lại đổi là Trường Chinh) thuộc 14, quận Tân Bình, TP. HCM.

Chợ Bà Quẹo thành lập từ năm 1967, với diện tích hơn 2.000 m2 theo kiểu nhà lồng, nằm lọt sâu giữa hai lối nhà cửa là những quán tiệm sạp hàng. Mặc dù sau năm 1975, chợ Bà Quẹo đã đổi tên thành Võ Thanh Trang nhưng hiện tại cái tên Bà Quẹo vẫn được người dân nhắc đến nhiều.

 

Chợ Bà Quẹo năm xưa


Sau năm 1975, chợ Bà Quẹo đổi thành chợ Võ Thành Trang.

(Nguồn: Sưu tập)
 

Lý giải về tên Bà Quẹo theo học giả Vương Hồng Sển viết trong sách Sài Gòn xưa, tên này là do bị đọc chệch từ chữ Bờ Quẹo hoặc Bàu Quẹo. Trong sách, học giả này lý giải vì đường Thiên Lý cũ ngày xưa (khu Bà Quẹo) có một khúc quẹo rất rõ ở xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh có Cống Quẹo, ở xã Cần Thạnh, huyện cần Giờ, TP. HCM.

Ngoài 4 khu chợ này, còn có 1 khu chợ nữa cũng bắt đầu bằng chữ bà - chợ Bà Hạt (ở quận 10). Bà Hạt cũng là vợ của Lĩnh Binh Thăng và là người có công phát triển nghề bán bạc hà ở quận 10. Tuy nhiên, khu chợ này hiện không còn hoạt động.



Nguồn: phunutoday.vn