196 lượt xem

Lê Vĩnh Huy

Lê Vĩnh Huy là Chí sĩ cận đại, quán làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang thượng, huyện Hà Đông, tỉnh Quảng Nam, nay là xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.

Con ông Lê Vĩnh Khanh, một danh sĩ nổi tiếng đời Thiệu Trị (紹治; 1807-1847). Là một nhà nho nổi tiếng, nhưng nhiều lần lều chõng chỉ đậu tú tài, nhưng ông không lấy làm quan trọng.

Năm Bính Tuất 1886, trong phong trào nghĩa hội ở Quảng Nam do Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu lãnh đạo, ông giữ chức “Bang tá nghĩa hội Quảng Nam”.

Năm Đinh Hợi 1887, Mậu Tý 1888, nghĩa hội bị đàn áp dữ dội, Nguyễn Duy Hiệu bị chết chém, ông lui về ẩn náu tại quê nhà.

Từ năm 1905-1908, ông là người cùng với Nguyễn Thành tổ chức phong trào Đông du tại Quảng Nam. Chính ông đã hiến nửa gia tài (trong số tiền bán quế, hồ tiêu) của ông cho phong trào. Hai con ông là Lê Duyện, Lê Liễn đều sang du học tại Nhật.

Năm Mậu Thân 1908 ông bị lùng bắt và trốn được. Đến năm Bính Thìn 1916 ông lại có mặt trong cuộc đảo chính của vua Duy Tân. Ông bị bắt giam và chết tại nhà lao Hội An (Quảng Nam).

Các con ông là Lê Duyện, Lê Liễn sau bị Nhật trục xuất về nước bị tù và chết tại quê nhà, người con thứ ba là Lê Tiêm, năm 1916 bị bắt đày Lao Bảo cùng với Lê Cơ. Ở Lao Bảo, Lê Tiêm, Lê Cơ phản kháng bọn chúa ngục bị chúng bắn chết tại sở Xâu nhà ngục Lao Bảo.

Ông mất năm 1918 ở nhà tù Lao Bảo.

Nguồn: Cồ Việt Mobile