279 lượt xem

Lý Thánh Tông

Những diễn biến ở vùng biên giới Tống – Việt đủ cho thấy binh uy Đại Việt thời vua Lý Thánh Tông lớn đến nhường nào, có thể khiến một đế chế lớn như Tống phải vị nể. Thế nhưng, nước Chiêm Thành có lẽ vì thiếu thông tin hoặc xem nhẹ năng lực do thám của Đại Việt, đã cố gắng tìm cách liên minh với Tống để chống Đại Việt.

Sau cuộc chiến Việt – Chiêm năm 1044, niềm kiêu hãnh của người Chiêm Thành bị tổn thương nghiêm trọng. Với việc vua Jaya Sinhavarman I bị giết, đây là lần thứ hai một vị vua Chiêm Thành chết trong chiến tranh với người Việt chỉ trong vòng chưa đầy bảy thập kỷ (trước đó là vua Paramesvaravarman I chết trận năm 982). Việc này cùng với những mất mát nặng nề bởi cuộc chiến đã hun đúc nên lòng căm thù của giới cai trị Chiêm Thành đối với Đại Cồ Việt. Và hiển nhiên, Chiêm Thành bắt đầu tìm cách báo thù.

Kể từ năm 1054, vua Lý Thánh Tông lên ngôi đã đổi tên nước Đại Cồ Việt thành nước Đại Việt. Mặc dù mối quan hệ Chiêm Thành – Đại Việt đã có lúc khá yên ả với các lần sứ Chiêm sang triều cống vào những năm 1055, 1057, 1059, 1060, 1063, 1065, thì đó cũng chỉ là bề nổi của vấn đề. Bởi vì Chiêm Thành đang ở thế yếu hơn, nên phải nhẫn nhịn chờ thời cơ. Ngoài mặt triều đình nước Chiêm cố chiều lòng vua tôi Đại Việt, nhưng trong nước thì việc binh bị được chú trọng tăng cường. Chiêm Thành cũng muốn tranh thủ sự ủng hộ của Tống, dựa vào Tống để chống Đại Việt.

Lại nói Tống triều dưới thời trị vì của vua Tống Nhân Tông đang muốn giữ mối bang giao tốt đẹp với Đại Việt. Phần vì nước Đại Việt dưới sự trị vì của các bậc minh quân tiếp nối nhau là Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông đang rất mạnh và phần vì triều đình nhà Lý cũng bày tỏ thái độ thân thiện với Tống. Nếu so với các nước Liêu, Hạ ở phía bắc thì Đại Việt là một láng giềng thân thiện với Tống hơn rất nhiều. Tuy nhiên, một số quan chức ngoài biên ải của nước Tống lại không nghĩ được như vậy. Tri châu Ung Châu là Tiêu Chú kể từ khi nhậm chức luôn tỏ thái độ hiếu chiến với Đại Việt vì hiềm rằng các dân khê động vùng giáp biên giới Tống – Việt tỏ chí hướng về nam, muốn theo về triều đình nhà Lý hơn là theo Tống. Tiêu Chú đã gởi thư về triều tâu rằng: “Giao Chỉ tuy có triều cống, thật thì ngầm ngấm họa tâm, thường dùng cách tâm thực mà lấn vương thổ …” và khuyên vua Tống Thần Tông “Tôi nay đã rõ chỗ quan yếu, thấu chỗ lợi hại. Nếu không đánh bây giờ mà lấy Giao Chỉ đi, thì sau sẽ có điều lo cho Trung Quốc”. Song song với việc mách nước, Tiêu Chú tự tiện chiêu dụ dân châu Quảng Nguyên theo Tống, cài nội ứng, tụ tập các thế lực chống triều đình nhà Lý lại mà chu cấp cho. Y lại cho luyện binh, tích lương, dẫn quân đi tuần rầm rộ ngoài biên giới. Việc đến tai vua Lý Thánh Tông, ngài đã không ngần ngại dùng biện pháp quân sự mạnh để trừng trị những chiêu trò khiêu khích của Tiêu Chú.

Năm 1059, Lý Thánh Tông đem quân đánh các động Tư Lẫm, Cổ Vạn, Chiêm Lăng thuộc Khâm Châu của Tống, giết viên quản câu Lý Duy Tân. Quân Đại Việt diễu binh qua các động ngoài biên, rồi đóng quân uy hiếp nước Tống. Vua Tống phái người tra xét, biết được nguồn cơn là do Tiêu Chú khiêu khích trước nên ra chiếu chỉ ngăn cấm. Bọn Tiêu Chú sau đó vẫn chưa chịu thôi, nên vua Lý Thánh Tông lại hội binh với phò mã Thân Thiệu Thái đánh châu Tây Bình, động Vĩnh Bình thuộc Ung Châu, chém tướng nước Tống là Tống Sĩ Nghiêu, bắt sống tướng Dương Bảo Tài. Thế quân Đại Việt đã mạnh lại có danh nghĩa chính đáng, khiến vua Tống phải xuống nước hòng tránh một cuộc chiến tranh lớn. Bọn quan chức hiếu chiến ngoài biên là Tiêu Cố, Tiêu Chú đều bị cách chức. Quân Đại Việt vẫn chưa chịu lui, Tống Nhân Tông miễn cưỡng phải phái quân đánh ứng chiến. Nhưng rồi các quan tướng Tống được phái đi lại chủ động bàn hòa với quân Đại Việt. Vua Lý Thánh Tông bấy giờ mới bằng lòng rút quân đi.

Những diễn biến ở vùng biên giới Tống – Việt đủ cho thấy binh uy Đại Việt thời vua Lý Thánh Tông lớn đến nhường nào, có thể khiến một đế chế lớn như Tống phải vị nể. Thế nhưng, nước Chiêm Thành có lẽ vì thiếu thông tin hoặc xem nhẹ năng lực do thám của Đại Việt, đã cố gắng tìm cách liên minh với Tống để chống Đại Việt. Năm 1061, vua Rudravarman III (danh hiệu đầy đủ là Yang Pu Sri Rudravarmadeva) lên ngôi, sử Việt gọi là Chế Củ. Vị vua này càng tích cực chuẩn bị cho một cuộc báo thù đối với Đại Việt. Ở trong nước, vua Chế Củ cho tuyển mộ binh lính và thao luyện khẩn trương hơn trước. Mặt khác, Chế Củ cho sứ giả sang Tống xin mua ngựa và ngỏ ý thuần phục Tống để mong được sự bảo hộ. Nước Tống tuy muốn nhận sự thuần phục của Chiêm Thành nhưng vẫn còn phân vân vì ngại Đại Việt. Do đó, vua Tống chỉ tặng cho Chiêm Thành một con ngựa bạch và cho phép Chiêm Thành được mua lừa ở Lưỡng Quảng. Dù liên minh Tống – Chiêm Thành lúc này vẫn chưa thành hình và phần nào vẫn chỉ là ý muốn một chiều của nước Chiêm, nhưng đã trở thành cái cớ không thể tốt hơn cho vua Lý Thánh Tông mở cuộc nam chinh. Rõ ràng, Chiêm Thành thời kỳ này so với Đại Việt yếu hơn rất nhiều. Việc nước Chiêm Thành được yên ổn chẳng qua là do Đại Việt đang thỏa mãn vị thế bề trên của mình và mong muốn hòa bình ở phương nam để củng cố việc nội trị, đồng thời ra uy với nước Tống. Chính sách của vua Chế Củ đã làm cho những nền tảng hòa bình mong manh trên bị phá vỡ.

Trong năm 1068, vua nước Chiêm Thành xua quân quấy rối biên giới, ra mặt đối đầu với Đại Việt. Hiển nhiên, vua Lý Thánh Tông không để yên chuyện. Mùa xuân năm 1069, vua Lý Thánh Tông tạm giao quyền cai trị lại cho Ỷ Lan Nguyên phi và Thái sư Lý Đạo Thành, còn ngài thì thân chinh đem đại quân đi đánh Chiêm Thành, phong cho Lý Thường Kiệt làm Nguyên soái. Cũng như những lần trước, quân Đại Việt tiến quân theo đường biển. Thủy quân Chiêm Thành cố gắng ngăn chặn quân Đại Việt từ ngay tuyến đầu. Tại cửa biển Nhật Lệ, một trận đại thủy chiến đã nổ ra với phần thắng thuộc về quân Đại Việt. Sau khi đã đánh tan đội thủy quân Chiêm Thành, quân Đại Việt tiếp tục tiến bằng đường biển. Đến hải cảng Thi Lợi Bì Nại (đầm Thị Nại ngày nay), vua Lý Thánh Tông cho quân đổ bộ, tiến đóng doanh trại ở bờ sông Tu Mao (sông Tam Huyện ngày nay), uy hiếp kinh thành Phật Thệ (Vjiaya, thuộc Bình Định ngày nay).

Lúc ấy, tướng Chiêm Thành là Bố Bì Dà La đem quân bày trận ở bên kia sông Tu Mao. Quân Đại Việt sau khi ổn định doanh trại bèn vượt sông sang đánh. Quân Chiêm chống không nổi, tướng Bố Bì Dà La bị chém chết tại trận, toàn quân tan vỡ. Từ trong thành Phật Thệ, vua Chế Củ hay tin thua trận báo về lập tức dẫn vợ con cùng lực lượng còn lại rút lui về xứ Panduranga. Quân Đại Việt vào thành Phật Thệ, dân trong thành đều sợ hãi xin hàng. Khi hay tin vua Chiêm đã trốn đi, vua Lý Thánh Tông bèn chia quân cho Nguyên soái Lý Thường Kiệt truy kích ngày đêm. Lý Thường Kiệt đem quân đánh xuống Panduranga, bao vây thành trì nhưng tạm thời chưa hạ nổi. Vua Lý Thánh Tông ở thành Phật Thệ chờ tin của Lý Thường Kiệt, sợ quân đi lâu ngày trong nước có biến loạn nên dẫn quân về nước, chỉ để lại một lực lượng chiếm đóng và giữ liên lạc với cánh quân phía nam. Khi vua về đến châu Cư Liên nghe ngóng dân tình, biết được Ỷ Lan Nguyên phi trị quốc tài giỏi, trong cõi được yên vui. Vua bèn nói với tả hữu rằng: “Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là nam nhi lại chẳng được việc gì hay sao ?”. Nói xong vua lệnh cho toàn quân quay lại tiếp tục việc truy kích vua Chế Củ. Bấy giờ nhuệ khí quân Đại Việt dâng cao, một trận hạ thành Panduranga. Vua Chế Củ tiếp tục chạy về phương nam, đến tận biên giới Chân Lạp thì không còn đường chạy nữa (vì Chân Lạp cũng đang thù địch với Chiêm Thành). Lý Thường Kiệt dẫn quân truy kích bắt sống được vua Chiêm vào tháng 4.1069. Cuộc chiến kết thúc với thắng lợi hoàn toàn thuộc về Đại Việt.

Vua Chế Củ (Rudravarman III) nuôi chí báo thù nhưng thất bại, rốt cuộc lại trở thành tù binh của Đại Việt. Lần bại trận này đem lại hậu quả nặng nề cho Chiêm Thành không kém những lần bại trận trước đó. Vua Lý Thánh Tông khi thắng trận đã cho đốt trụi nhà cửa ở kinh thành Phật Thệ với hơn 2660 căn. Cùng với vua Chế Củ, có đến khoảng 5 vạn quân dân người Chiêm bị bắt làm tù binh..

Mùa thu năm 1069, đoàn quân của vua Lý Thánh Tông ca khúc khải hoàn về đến kinh thành Thăng Long, dâng tù binh ở Thái miếu. Vua Chế Củ lúc này đã ở thế cùng quẫn, phải xin dâng đất ba châu Địa Lý (1), Ma Linh (2), Bố Chính (3) để chuộc mạng. Lãnh thổ Đại Việt từ đây mở rộng về nam đến vùng mà ngày nay là bắc Quảng Trị. Đối với Chiêm Thành, sự mất mát về lãnh thổ chưa phải là điểm dừng. Nước cờ của vua Lý Thánh Tông là thả vua Chế Củ về nước sau khi đã làm mất hết uy tín của vị vua này. Sau khi vua Chiêm Thành trở về và việc dâng đất chuộc mạng lan truyền ra, quân dân trong nước đã không còn phục tùng vị vua của mình nữa. Khắp nơi trong nước, các tiểu vương khởi binh chống lại nhà vua bấy giờ đã bị coi là kẻ phản bội. Chiêm Thành sau cuộc chiến bại với muôn vàn mất mát lại rơi vào vòng loạn lạc vì cuộc tranh quyền đoạt vị giữ các thế lực quý tộc.

Vua Lý Thánh Tông – Vị hoàng đế tạo nên “Trăm năm thịnh thế”

Được biết đến là vị vua thứ ba của nhà Lý, vua Lý Thánh Tông là một vị vua luôn đề cao sự nhân ái cũng như xây dựng các chính sách khoan hòa trong vấn đề cai trị đất nước. Trở thành một trong ba vị vua tạo nên sự thịnh vượng của triều Lý với “Trăm năm thịnh thế", vua Lý Thánh Tông đã có hành trình xây dựng và trị vì đất nước ra sao? Tiểu sử vua Lý Thánh Tông như thế nào? Các bạn cùng đi tìm hiểu kỹ hơn về cuộc đời vua Lý Thánh Tông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tiểu sử vua Lý Thánh Tông, vị vua tài năng

Tên thật của vua Lý Thánh Tông chính là Lý Nhật Tôn. Ông sinh ngày 30/03/1023 ngay tại cung Long Đức, vào đúng thời điểm cuối thời của vua Lý Thái Tổ.

Lý Thánh Tông hay Lý Nhật Tôn chính là kết quả của cuộc hôn nhân giữa vua Lý Thái Tông và vị hoàng hậu mang họ Mai, gọi là Linh Cảm Hoàng hậu hay Kim Thiên Hoàng hậu. Là con trai trưởng nên sau khi vua Lý Thái Tông lên ngôi hoàng đế vào năm 1028 đã quyết định sắc phong Lý Nhật Tân là Thái tử.

Dựa trên ghi chép của cuốn sách Đại Việt sử lược (hay còn gọi là cuốn Việt sử lược) thì vị thái tử Lý Nhật Tôn thời điểm đó đã bộc lộ tư chất thông minh từ rất sớm. Ông đã sớm trở nên là một người tinh thông kinh truyện, am hiểu âm luật, lại càng giỏi về võ lược”.

Năm 1033, Thái tử Lý Nhật Tôn được vua cha là Lý Thái Tông phong tước làm Khai Hoàng Vương và ban cho ông cung Long Đức làm nơi ở. Chính điều này đã tạo cơ hội cho Thái tử Nhật Tôn có điều kiện tiếp xúc với cuộc sống của nhân dân từ rất sớm. Do vậy mà Thái tử Lý Nhật Tôn đã sớm thấu hiểu được những nỗi khổ của dân chúng cũng như những điều bất hạnh mà người dân đã phải trải qua.

 Chính vì thế mà từ sâu bên trong vị Thái tử này đã có một tấm lòng vị tha, nhân hậu và thương dân. Đây được xem là nền tảng cũng như tiền đề cho những chính sách cai trị của vua Lý Thánh Tông sau này cũng như sự rèn luyện của ông với việc thông thạo nhiều thứ để trở thành một hoàng đế anh minh và có tài, có đức.

Đến năm 1037, vua Lý Thái Tông quyết định phong Thái tử Nhật Tôn giữ chức Đại Nguyên Soái, cùng với vua cha dẫn quân dẹp loạn ở Lâm Tây (nay là Lai Châu). Trận chiến này đã ghi dấu ấn thắng lợi của hai cha con cũng như chiến thắng năm 15 tuổi của Thái tử Lý Nhật Tôn, Năm Thái tử Nhật Tôn 17 tuổi, tức là năm 1039, ông đã được vua Lý Thái Tông giao cho trọng trách Giám quốc, tức là trông coi các công việc triều chính bản thân vua Lý Thái tông đã đích thân dẫn quân đi đánh Nùng Tồn Phúc ở phía mạn vùng Tây Bắc.

Năm 1042, lúc ấy là vào mùa đông, nhân dân ở Châu Văn (ngày nay chính là Lạng Sơn) làm binh biển, Thái tử Nhật Tôn đã được vua Lý Thái Tông phong làm Đô đốc Đại Nguyên Soái, dẫn quân đi dẹp loạn. Về thành tích kinh nghiệp của Thái tử Nhật Tôn thì sử sách Đại Việt sử lược có ghi chép là: “Thánh Tông đánh dẹp giặc giã, tới đâu cũng đều đánh thắng được cả.” Điều này đã cho thấy được tài cầm quân của Lý Thánh Tông cũng không tầm thường một chút nào. Mặc dù tuổi còn rất trẻ, thế nhưng, sự am hiểu cũng như tài năng của Lý Thánh Tông là điều mà ai cũng phải công nhận.

2. Trở thành hoàng đế và đổi tên nước thành Đại Việt

2.1. Lý Nhật Tôn lên ngôi Hoàng đế

Năm 1054, vua Lý Thái Tông lúc này đã già yếu liền quyết định cho phép thái tử Nhật Tôn có thể tham gia các buổi chầu và nghe chuyện chính sự để có thể hiểu rõ hơn về vai trò và trách nhiệm của mình trong tương lai. Ngày 3/11/1054, vua Lý Thái Tông băng hà, Thái tử Lý Nhật Tôn lên ngôi Hoàng đế, tức là hoàng đế Lý Thánh Tông sau này, lấy niên hiệu đầu tiên của mình là Long Thụy Thái Bình. Ông tồn mẹ của mình là Linh Cảm Thái hậu.

Trong suốt thời gian tại ngôi của mình, từ năm 1054 đến năm 1072 thì vua Lý Thánh Tông đã đổi 5 niên hiệu. Bao gồm:

- Từ năm 1054 đến năm 1058 là Long Thụy Thái Bình.

- Từ năm 1059 đến năm 1065 là Chương Thánh Gia Khánh,

- Từ năm 1066 đến năm 1067 là Long Chương Thiên Tự.

- Từ năm 1068 đến năm 1969 là Thiên Huống Bảo Tượng.

- Từ năm 1969 đến năm 1072 là Thần Vũ.

2.2. Chính sách cai trị đối nội của vua Lý Thánh Tông

Sau khi lên ngôi vào năm 1054, vua Lý Thánh Tông quyết định đổi tên nước từ Đại Cồ Việt trở thành Đại Việt. Quốc hiệu này đã được sử dụng và kéo dài trong 346 năm cho tới khi Hồ Quý Ly quyết định đổi tên nước thành Đại Ngu vào năm 1400.

Về việc cai trị, vua Lý Thánh tông được miêu tả là một vị vua nhân từ và có các chính sách cai trị hết sức khoan hòa. Ông thực hiện chủ trương giảm mức phạt cũng như các hình phạt ở trong nước. Cùng với đó chính là việc đốt hết tất cả các vật dụng tra tấn, hành hình ngay sau khi lên ngôi. Theo sách Đại Việt sử lược thì đây chính là việc đầu tiên mà vị vua nhân từ Lý Thánh Tông đã thực hiện khi nối ngôi vua cha là Lý Thái Tông. Không những vậy, với những người nắm giữ các chức quan liên quan đến tư pháp, cai ngục đều được tăng bổng lộc để có thể làm trong sạch bộ máy thực thi hành án, giúp nhân dân nhận được mức phạt công bằng nhất và không phải chịu hàm oan.

Dựa trên ghi chép từ cuốn sách Đại Việt sử lược, thì vào mùa đông của năm 1055, vua Lý Thánh tông đã nói: “Ta ở trong cung sâu, sưởi là than, mặc áo hồ cừu mà còn lạnh như thế này, huống chi những kẻ ở trong tù, khốn khổ vì trói buộc, phải trái chưa phân minh mà quần áo không đủ, thân thể không có gì che, nên mỗi khi bị cơn gió lạnh khắc nghiệt thì há không chết được người vô tội hay sao! Ta vô cùng thương xót.” Ngay sau câu nói đó, vua Lý Thánh Tông đã sai người cấp quần áo, chăn chiếu cho từ nhân, cùng với đó là cơm ngày 2 bữa đầy đủ.

Cũng trong năm đó, vua Lý Thánh Tông đã ban hành việc giảm tổ thuế một nửa cho người dân. Trước những chính sách cai trị khoan hồng như vậy, nhân dân lúc bấy giờ đã rất nể phục và kính trọng vị vua luôn đề cao lòng nhân ái này. Họ đã quyết định bảo ban nhau phải sống sao cho lương thiện, ăn ở tích đức để thiên tử ở trên có thể vui lòng.

Phát triển nông nghiệp là một trong những vấn đề mà vua Lý Thánh Tông rất coi trọng. Điều này giống với hai vị vua đời trước của nhà Lý là Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông. Năm 1056, vua Lý Thánh Tông đã ban chiếu khuyến nông và đích thân đi tới các miền quê để khảo sát và xem xét tình hình thực tế việc chăm sóc và gặt lúa người dân trong nước. Những lúc mùa màng khó khăn, vua Thánh Tông cũng đã thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm giúp người dân có thể vượt qua những tháng ngày khó khăn đó, như mở kho lương, lấy tiền,...chia cho dân nghèo.

Về lĩnh vực quân sự thì mô hình quân sự mà vua Lý Thánh Tông xây dựng được chia làm 8 hiệu quân với quân đội chính quy. Tập hợp lại thì đội quân ấy lên tới con số 100 đội, bao gồm cả đội kỵ binh, đội cung thủ và đội lính bắn đá. Với các phiên binh ở những vùng sâu vùng xa thì sẽ được phân thành các đội riêng. Mô hình này của vua Lý Thánh Tông đã được đánh giá thực sự là rất hiệu quả và thể hiện được trình độ cao trong quân sự. Chính vì thế mà Thái Diên Khánh, là một quan võ của Đại Tống đã học tập và áp dụng cho quân đội của mình. Không những vậy, hoàng đế thứ 6 của Bắc Tống là Tống Thần Tông cũng dành lời khen ngợi cho mô hình quân đội của vua Lý Thánh Tông.

Về cơ bản thì dưới thời vua Lý Thánh Tông, tình hình Đại Việt được xem như là khá ổn định và thịnh trị. Duy chỉ có một vài cuộc nổi dậy xuất hiện, thế nhưng đều được vua Lý Thánh Tông đập tan. Đem lại sự hòa bình, ổn định cho đất nước.

2.3. Chính sách đối ngoại của vua Lý Thánh Tôn

Với nhà Tống, mối quan hệ giữa Đại Việt và Đại Tống được đánh giá là khá căng thẳng trong thời điểm Nùng Trí Cao thực hiện các cuộc nổi dậy và quấy phá. Điều này đã khiến cho vua Tống có ý định thực hiện việc đánh Đại Việt. Hay tin, vua Lý Thánh Tông vẫn thực hiện đối sách hết sức mềm dẻo, sai người mang đồ vật lạ sang cổng Đại Tống. Tuy nhiên, Tống Nhân Tông là hoàng đế Đại Tống đã quyết định không nhận.

Năm 1059 diễn ra trận đánh giữa Đại Việt và nhà Tống. Vua Lý Thánh Tông đã cử Thần Thiệu Thái dẫn quân đánh Tống và giết chết được Tổng Sĩ Nghiêu và 4 tướng thuộc hạ của hắn. Ngay sau đó thì quan đội Đại Việt cũng đã bắt được Chỉ huy sứ Dương Bảo Tài và rất nhiều quân dân khác. Quân Tổng thực hiện phản công nhưng đều bị quân ta đập tan.

Sau những thất bại nặng nề, nhà Tống quyết định cử người sang điều đình với Đại Việt. Vua Lý Thánh Tông sai người tiếp đãi rất chu đáo, thế nhưng, ông nhất định không thả Dương Bảo tài và những quân dân đã bắt được.

Đối với Chiêm Thành, sau thất bại trước Lý Thái Tổ thì nhà Chiêm đã phải cống nạp lễ vật hàng năm cho Đại Việt. Thế nhưng, bề ngoài là vậy, bên trong Chiêm Thành lại cấu kết với nhà Tống để chờ ngày trả thù. Năm 1068, Chế củ đã cho quân sang quấy nhiễu ở phía biên giới của Đại Việt. Vua Lý Thánh Tông đã quyết định thực hiện việc mở chiến dịch đánh chiếm.

Trận đánh này đã ghi dấu ấn công lao của vị tướng tài năng là Lý Thường Kiệt với việc bắt giữ được chúa Chiêm là chế củ. Tuy nhiên, vua Lý Thánh Tông mặc dù bắt sống được vua Chiêm nhưng lại không hề hành hình mà lại thả ra. Chính vì thế mà vua Chiêm đã quyết định dạng đất của 3 chấu cho vua Lý Thánh Tông.

Với những thắng lợi về mặt quân sự này, vua Lý Thánh Tông đã khẳng định được tài năng cũng như sức mạnh quân đội trước các nước láng giềng. Điều này đã khiến nhà Tống nghiêm cấm quần thần của mình quấy nhiễu biến giới hay khiêu khích Đại Việt. Các nước như Chiêm Thành hay Chân Lạp đều thực hiện việc cống nạp hàng năm một cách quy củ.

3. Vua Lý Thánh Tông và Thiền phái Thảo Đường

Thực tế thì vua lý Thánh Tông thực sự là một tín đồ của Phật giáo. Ông cho xây dựng các ngôi chùa và điển hình chính là chùa Thiên Phúc. Đặc biệt chính là việc xây dựng tòa Tháp Báo Thiên vào năm 1056. Công trình này được biết đến là một trong 4 kỳ quan của nước Đại Việt vào các triều đại Lý Trần, hay còn gọi là An Nam tứ đại khí.

Riêng với thiền phái Thảo Đường thì xuất phát trong cuộc chiến với Chiêm Thành, vua Lý Thánh Tông đã bắt giữ được một vị thiền sư người Tống là Thảo Đường. Về thân thế thì không ai biết rõ được lại lịch của vị thiền sư này. Tuy nhiên, vị thiền sư này đã được vua Lý Thánh Tổng trọng dụng và nhận xét là “người có đức hạnh, lại tinh thông Phật điển, bèn bái làm thầy.”

Năm 1069, vua Lý Thánh Tông phong vị thiền sư làm Quốc sư và mời đến làm trụ trì của chùa Khai Quốc hay còn được biết đến là chùa Trấn Quốc ngày nay. Thiền phái của vị thiền sư này có những điểm mới lạ và khác so với những thiền phái đương thời ở thời điểm đó. Chính vì thế mà vua Lý Thánh Tông đã quyết định lập nên thiền phái Thảo Đường.

Không có quá nhiều tài liệu ghi chép rõ ràng và cụ thể về thiền phái Thảo Đường. Tuy nhiên, theo một số ghi chép thì thiền phái này đã ảnh hưởng tới các thiền phái khác đương thời khá nhiều, điển hình là phái Thiền Viện Trúc Lâm đời nhà Trần. Mặc dù vậy lại không thể cắm rễ sâu sa trong tiềm thức của nhân dân cho khuynh hướng của Thảo Đường thiên về việc trọng trí thức và khả năng văn chương.

4. Qua đời và truyền ngôi cho Lý Nhân Tông

Ngày 01/02/1072, vua Lý Thánh Tông băng hà tại điện Hội Tiên. Ông tại ngôi 18 năm, hướng dương 49 tuổi. Triều đình đã an táng nhà vua tại Thọ Lăng, phủ Thiên Đức.

Sau khi ông mất, con trai cả là Thái tử Lý Thừa Càn nối ngôi, tức vua Trần Nhân Tông sau này. Tuy nhiên, lúc ấy thái tử Thừa Càn mới chỉ có 7 tuổi mà thôi. Chính vì thế mà Thượng Dương Thái hậu và Nguyên phi Ỷ Lan, cùng với thái sư là Lý Đạo Thành trông coi các công việc quốc gia đại sự.

Về sau, Nguyễn Phi Ỷ Lan thực hiện việc nhiếp chính, cộng với sự hỗ trợ từ quan văn, quan võ là Lý Đạo Thành và Lý thường Kiệt, Đại Việt vẫn giữ được sự thái bình thịnh trị, non sông giữ được sự phát triển một cách bền vững và ổn định.

Có thể nhận thấy, trong suốt những năm trị vì của mình, vua Lý Thánh tông đã có những chính sách cai trị và phát triển rất đúng đắn. Không những được lòng dân mà ông còn đem lại những giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc thông qua việc thực hiện những chính sách của mình. Và những điều đó đã giúp cho vị hoàng đế này xây dựng một đất nước Đại Việt "trăm năm thịnh thế” không thua kém gì so với người cha của mình.

Trên đây chính là tiểu sử cùng những thông tin chi tiết về vua Lý Thánh Tông. Một vị hoàng để được xem là người hiền từ cùng với việc luôn đề cao sự nhân ái trong cả chính sách cai trị của mình. Hy vọng rằng bài viết này đã thực sự hữu ích và giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về cuộc đời và con người của vua Lý Thánh Tông.

Tổng hợp: SGT Group