463 lượt xem

Nguồn gốc tên gọi Bình Thủy ở Cần Thơ là gì?

"Cần Thơ xưa" của nhà nghiên cứu Huỳnh Minh. Tựu trung cách giải thích của các tài liệu đều giống nhau khi cho rằng, làng Bình Thủy xưa có tên gọi là làng Long Tuyền, trước đó nữa có tên là Bình Hưng, sau đổi thành Bình Phó.

Đến thời Tự Đức thứ 5 (năm Nhâm Tý 1852), quan Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt ngồi thuyền đi tuần thú vùng đất Long Tuyền, vừa đến cồn Linh thì gặp phải trận cuồng phong, sóng to gió lớn khiến ai nấy đều kinh hoàng. Một viên quan tùy tùng sau khi xem địa cuộc đã bẩm với quan Tuần phủ họ Huỳnh rằng: "Nơi xa xa kia có chỗ yên lặng cho thuyền đến đó núp gió, ắt an toàn". Quan Tuần phủ thuận lòng, cho cả đoàn tuần thú vào một vàm rạch và quả nhiên, nước êm như hồ, "xem ra có long cuộc". Sau khi hỏi dân làng thì quả nhiên nơi đây là một vùng sông nước bình yên, hoa màu thịnh vượng, dân an cư lạc nghiệp. Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt khen địa thế như "rồng nằm" và tuyên bố với dân làng rằng: "Nay ta nhờ theo dòng nước đến đây mà được bình yên vô sự. Vậy ta đặt tên cho chỗ này là Bình Thủy".

Tác giả Huỳnh Minh còn thông tin thêm, sau đó cụ Tuần phủ họ Huỳnh đã dâng sớ tâu với triều đình và vua Tự Đức đã ban sắc phong thần cho đình Bình Thủy cũng trong năm 1852.