1587 lượt xem

Tại sao Cần Thơ có "biệt danh" là Tây Đô?

Cần - Thơ rất thường được người ta gọi là Tây - Đô. Với ngụ ý, là muốn nói lên về tầm quan trọng đặc trưng của một đô thị lớn nhất ở miền Tây có đầy đủ điều kiện, xứng đáng để được mệnh danh là thủ phủ của cả một cõi trời ở vùng đồng bằng sông nước.
Theo An-Tiêm MAI-LÝ-CANG (Paris)


Về hai tiếng Tây Đô, trước nay chưa có một văn bản nhà nước nào chính thức gọi Cần Thơ là Tây đô (Thủ đô miền tây). Tuy nhiên do vị trí địa lý thuận lợi về giao thông, thương mại, công kỹ nghệ và cả quân sự đều ở turng tâm khu vực châu thổ sông cửu long nên từ trước đến nay Cần thơ được coi là vị trí trung tâm của vùng.

Theo bài báo Cần Thơ xưa của nhà nghiên cứu Sơn Nam đăng liên tiếp nhiều kỳ trong báo Cần Thơ năm 1994 thì từ tháng 2 năm 1919, trên tạp chí Nam Phong đã đăng loạt bài du ký Một tháng ở nam kỳ của ông Phạm Quỳnh. Đây là nhà văn, nhà báo đầu tiên ở miền bắc vào viếng miền nam. Bài báo có đoạn viết "Cần thơ có cái vẻ mỹ miều xinh xắn, sạch sẽ phong quang, thật xứng tên làm tỉnh đầu miền tây (La capitale de L'Ouest - Tây Đô). Đường phố thênh thang, nhà cửa san sát, các nhà buôn Tây cũng nhiều hơn, có chỗ coi xinh đẹp hơn ở Sài Gòn."


Chính hoàn cảnh địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa, chính trị, văn hóa, xã hội của Cần Thơ đã từng tồn tại, phát triển qua các thời kỳ, tạo cơ sở để trước nay không ai bảo ai mà nhiều người ở nhiều nơi vẫn thường gọi Cần thơ là Tây Đô.


Theo Địa Chí Cần Thơ