Theo Trần Nhật Giáp
Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Minh, trong quyển sách sưu khảo Cần Thơ xưa và nay xuất bản năm 1966 thì có hai truyền thuyết sau:
Khi chưa lên ngôi vua, Nguyễn Ánh vào Nam đã đi qua nhiều nơi ở vùng châu thổ Sông Cửu long. Một hôm đoàn thuyền của chúa đi theo sông Hậu vào địa phận thủ phủ Trấn Giang (Cần Thơ xưa). Đêm vừa xuống thì đoàn thuềyn cũng vừa đến vàm sông (Bến ninh kiều ngày nay). Giữa đêm trường canh vắng, vọng lại nhiều câu ngâm thơ, hò hát, tiếng đàn, tiếng sáo hoà nhau nhịp nhàng. Chúa thầm khen về một cảnh quan sông nước hữu tình và ban cho con sông này cái tên đầy thơ mộng là Cầm Thi giang. Dần dần 2 tiếng Cầm Thi lan truyền rộng trong dân chúng và nhiều người nói trại ra thành Cần Thơ. Tên Cần Thơ nghe thấy hay và đẹp nên được người trong vùng chấp nhận và cùng gọi là Sông Cần Thơ.
Một truyền thuyết khác cho rằng sông Cần Thơ ngày xưa ở hai bên bờ dân chúng trồng rất nhiều rau cần và rau thơm. Ghe thuyền chở nhiều loại rau cần, rau thơm qua lại mua bán đông vui từ năm này qua năm khác. Có thể từ đó người địa phương gọi sông này là sông Cần Thơm, sau nói trại là Cần Thơ.
Theo Địa Chí Cần Thơ
Tổng hợp: SGT Group.