867 lượt xem

Nguồn gốc tên gọi địa danh "Búng" ở Bình Dương là gì?

Từ "Búng" ở Bình Dương được giải thích theo những thuyết sau đây:

- Thuyết thứ nhất, theo tác giả Huỳnh Công Tín định nghĩa Búng: “Một đoạn sông, kênh phình ra và sâu hoặc chỗ lõm sâu ở ngã ba sông, ngã tư kênh”.


- Thuyết thứ hai của giáo xứ Búng lí giải Búng: “Vùng đất họ đạo Búng và Bình Sơn ngày nay là vùng đất xưa kia ngập nước, không trồng trọt được”.

- Lại có thuyết lại cho rằng: “Xưa gọi là chợ Bưng, vì đây đúng là vùng đất bưng, người Pháp viết trên bảng đồ là Bung, nên người Việt đọc thành Búng”.

- Có giả thuyết khác lại cho rằng: “Búng là do cách phát âm sai của Bún (món ăn của người Việt)”.

- Lại có cách giải thích khác: “Búng là búng nước (ria) tức là cái vịnh nhỏ và cạn của một con sông hay một dòng nước”. Theo “Địa chí tỉnh Sông Bé” do học giả Trần Bạch Đằng (chủ biên) có lí giải: “Vùng nước đọng, chảy chậm mà sâu, gọi là Búng. Danh từ chung ấy trở thành tên riêng của con rạch thơ mộng, gần thị xã Thủ Dầu Một, tiêu biểu cho sinh hoạt ở ven sông, khí hậu trong lành, để giao lưu”.

- Tiến sĩ Lê Trung Hoa trong “Từ địa phương chỉ địa hình trong địa danh
Nam Bộ” cho biết “Búng là vùng đất thuộc Bình Dương. Dòng sông Sài Gòn chảy xuống đến đây tạo thành một chỗ xoáy sâu nguy hiểm đối với ghe thuyền, chỗ đó gọi là Búng, sau thành tên vùng đất”.

 
Nguyễn Thanh Huy – Theo sugia.vn