519 lượt xem

Tại sao gọi là Dầu Tiếng?

Cũng giống như tên gọi Thủ Dầu Một, Dầu Tiếng là một địa danh nôm na thuần Việt, trong đó có yếu tố “dầu” tức là cây dầu rái (dầu lông) mà người Hoa gọi là “thổ long mộc” (cây rồng đất) vì có chất nhựa rất dễ bén lửa (mãnh hỏa du).

Theo tư liệu truyền khẩu cho rằng có tên gọi Thủ Dầu Một vì vùng đất này có cây dầu cao lớn hơn cả nên gọi là “Dầu một”, lại mọc gần cái đồn để kiểm soát canh giữ (thủ). Các thành tố “thủ” và Dầu một ghép lại thành địa danh Thủ Dầu Một. Cũng gần giống như thế “Dầu Tiếng là vùng đất có cây dầu nổi tiếng”.

Thưở ấy nơi đây là chốn hoang vu. Rừng cây chủ yếu là cây dầu thâm u, rậm rạp bên bờ sông Sài Gòn, khu vực Cầu Tàu bây giờ, có một cây dầu lớn ba, bốn người ôm không xuể, không hiểu vì lí do gì đổ xuống, thân nằm vét ngang dòng sông, làm thành một chiếc cầu tự nhiên dân ghe thuyền đi trên sông Sài Gòn, dân từ hai bên bờ sông qua lại đều không thể không nói đến chiếc “cầu” này …). Từ đó nhân dân đã lấy luôn tên cây “dầu” nổi tiếng này để gọi vùng đất sinh ra nó là Dầu Tiếng”.


Theo Nguyễn Hiếu Học