1. DƯƠNG ĐÔNG:
Dương Đông là tên gọi xuất hiện khá sớm ở Phú Quốc ddeedr chỉ thị trấn Dương Đông hiện nay, nhưng trước đó lại có tên “ Dương Cảng” để chỉ nơi ra vào của tàu thuyền tại cửa sông Dương Đông.
Dương Đông theo nghĩa Hán tự có thể hiểu là mặt trời ở phía đông hay là một loài cây dương ở phía đông. Nhưng thật ra đây là tên gọi thuần nôm để chỉ một khu vực có nhiều cây dương.
Bởi dương cảng chính là cảng Dương, có nghĩa là cảng nơi có cây dương, chúng ta xác định như thế bởi có tên Dương Tơ, Dương Xanh, Dương Cờ đều chỉ đặc điểm chứ không có ý nghĩa xâu xa.
2. AN THỚI:
Tên gọi An Thới có rất sớm, đây là một điểm dừng chân của các tàu thuyền qua lại khu vực này như là một hải cảng, đồng thời cũng là trốn trú chân của không ít hải tặc, chúng ta có thể thấy điều này qua nhiều thương thuyền bị đắm.
Có thể tên gọi An Thới xuất hiện do sự mong muốn yên ổn, thái bình của nhân dân, của thuyền qua lại cũng như chính quyền thời xưa để mở mang vùng cảng thuận lợi này.
3. HÀM NINH:
Nơi đây có con gạch mà nhân dân gọi là gạch Hàm. Chữ Hàm có nghĩa là ngậm, dung chứa…Hàm Ninh là một địa điểm thuận lợi cho việc neo đậu tàu thuyền vào mùa biển động, con gạch Hàm lại là nơi cư trú rất tốt.
Do là một vùng biển êm, lại gần đất liền nên tôm cá sinh sống khá nhiều, nhất là loài ghẹ, từ đó nhân dân đến đây sinh sống, hình thành làng xóm rất sớm. Hàm Ninh có nghĩa là nơi đung chứa sáng sủa, tốt đẹp.
Có thể đây là tên gọi do những người dân có học thức đạt cho, từ đó triều đình cũng chấp nhận.
4. CỬA CẠN:
Đảo Phú Quốc có một con gạch khá lớn và dài bắt nguồn từ dãy núi Hàm Ninh chạy về hướng Tây đổ ra biển, được tiếp nước bởi rất nhiều con suối, do khá lớn nên dân thường gọi là sông.
Do lượng phù sa và sóng gió nên cửa thường bị cát lấp cạn đi, từ đó mà thành tên cửa cạn.
Xóm cửa cạn hình thành rất sớm, nhân dân ở đây làm nghề hạ bạc và sản xuất nước mắm. Nhưng đến nay nghề nước mắn đã chuyển về Dương Đông, nơi có vị trí thuận lợi cho việc giao thương.
Hiện nay cửa cạn là tên của một xã thành lập vào năm 1979 của huyện Phú Quốc.
5. BÃI THƠM:
Xã Bãi Thơm mới được thành lập 1890, tách ra từ xã Hàm Ninh.
Thơm là tên một loại dứa. Trái khóm( dứa), thơm và tho có cùng họ với nhau, lá thơm không có gai, trái to hơn khóm. Hiện nay trong đất liền rất ít thơm chỉ có Phú Quốc là còn nhiều. Tên gọi Bãi Thơm có lẽ được xuất phát từ chổ vùng đất này được trồng nhiều thơm.
6. BÚNG GHE LƯƠNG:
Búng là một chổ trũng trong sông hoặc biển, nơi đó nước sâu và có vòng xoáy. Như tên gọi, nơi đây là chổ có ghe lương đậu hoặc đã bị chìm thì chưa xác định được.
Tương truyền ghe lương là của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực, cũng có thể là của Nguyễn Ánh mà cũng có thể là ghe lương thực dưới thời nhà Nguyễn cung cấp cho nhân dân trên đảo.
7. ĐÁ CHỮ:
Truyền thuyết kể rằng có một nhà sư tu hành đắc đạo từ Trung Hoa, Ấn Độ xa xôi. Có một hôm ông vân du về phương Nam, khi đi ngang qua đảo Phú Quốc, cám cảnh nước non, ông đã dừng lại ngoạn cảnh và ở lại đảo một thời gian.
Ông để lại một bài kệ trên vách đá ở một ngọn đồi nhỏ trên vùng An Thới. Người đi ngoài biển nhìn vào vách đá này vẫn có thể thấy được những dòng chữ khắc trên vách đá, và người dân gọi đó là đá chữ.
8. MŨI ÔNG ĐỘI:
Tương truyền rằng vào năm 1782, trên bước đường bôn tẩu của mình, Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi, ngài lên một chiếc thuyền nhỏ tẩu thoát, khi lên thuyền ghe bị vướng không kéo lên được, có một viên đội ( Đội Trị) nhảy xuống nước mò gỡ neo, khi thuyền đi thoát được thì đội này cũng hy sinh.
Từ đó Gia Long đặt tên là mũi Ông Đội.
9. KHÓE TÀU HỦ:
Khóe là chỗ hỏm vào do núi chồm ra biển tạo nên. Khóe Tàu Rũ thuộc xã Dương Tơ, Nằm bên bờ biển cách thị trấn Dương Đông độ 10 km. Có người cho rằng ngoài khơi của khóe có xác một hiếc tàu nằm rũ tại đó, cũng có người cho rằng đây là nơi có một người Hoa tên Dũ sinh sống, từ đó người dân gọi thành địa danh.
( Dũ tiếng Tiều có nghĩa là tục trong chữ phong tục, người dân Phú Quốc thường phát âm “R” thành âm “D” nên cũng khó phân biệt tàu Rũ hay tàu Dũ).
10. SUỐI TRANH:
Có nhiều cách lý giải khá thú vị về tên gọi của con suối này nhưng hai cách sau đây là tiêu biểu và thú vị nhất:
Có người cho rằng suối chảy len lỏi qua nhiều trảng tranh trên đường đi nên cái tên của suối có từ đó.
Những người yêu thiên nhiên và vẻ đẹp hoang sơ thì lý giải rằng, suối uống lượng lúc ẩn lúc hiện trên những ghềnh đá, dưới những tán cây xanh trông như một bức tranh vẽ nên gọi là suối Tranh, nhằm ca ngợi vẽ đẹp của nó.
Nguồn: lqn.kiengiang