Phú Quốc có hai cách lý giải hoàn toàn khác nhau:
1. Có người cho rằng tên gọi Phú Quốc do người Hoa đến đây lập nghiệp đặt cho, có nghĩa là vùng đất giàu có.
LỊCH SỬ:
- Năm 1671, một người Hoa tên Mạc Cửu (Mạc Kính Cửu), quê ở Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, mang cả gia đình, binh sỹ và một số sỹ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến. Sau nhiều ngày lênh, đênh trên biển cả phái đoàn của Mạc Cửu đổ bộ lên vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan.
Sau khi dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền tìm đến Oudong xin tỵ nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn, Mạc Cửu gặp Nặc Ông Thu và ở lại hợp tác cho đến năm 1681.
- Năm 1860 Mạc Cửu đã lập rải rác từ vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau, Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng, thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất cao theo Giang thành, sông cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác.
- Ông lập ra 7 sòng bạc dọc bờ biển:
Mán Khảm( Peam), Long Kỳ ( Ream), Cần Bột (Kampot), Hương Ú t( Kompong Som), Sài Mạt (Cheal meas), Linh Quỳnh ( Rạch giá) và Phú Quốc ( Koh Trát).
Thủ phủ đặt tại Mán Khảm (cảng của người Mán- khmer), sau đổi thành Căn Khẩu ( Căn Kháo hay Căn Cáo), tiếng đồn vang xa, cư dân khắp nơi từ trong vịnh Thái Lan xin vào đây để lập nghiệp, dần dần vùng đất này trở thành một lãnh địa phồn thịnh với tên gọi mới: Căn Khẩu quốc. Đảo Koh Trát cũng đổi tên thành Phú Quốc.
2. Cũng có người cho rằng Phú Quốc là tên gọi do vua Gia Long đặt trong thời gian ông trốn chạy sự truy đuổi của quân Tây Sơn đến đây.
Tuy hai cách giải thích về tên gọi Phú Quốc đều có ý nghĩa khác nhau nhưng theo tôi nghĩ thì cách giải thích thứ nhất có phần hợp lý hơn vì Phú Quốc có nghĩa là một quốc gia giàu có, tên gọi này khó có thể xuất hiện dưới vương triều của Gia Long vì triều đình không thể chấp nhận việc có một “ nước trong nước”.
Đây chỉ có thể là cách gọi của các thương nhân Trung Hoa để chỉ một vùng đất nào đó cũng như họ đã từng gọi Hà Tiên là “ cảng Khẩu Quốc”.
Nguồn: lqn.kiengiang