257 lượt xem

NGUYỄN ĐỖ CUNG

Nguyễn Đỗ Cung (1912 – 1977) sinh tại làng Xuân Tảo, Từ Liêm, Hà Nội. Năm 1934, ông đỗ tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Nguyễn Đỗ Cung –  là một hoạ sĩ nổi tiếng Việt Nam được mệnh danh là “ Người con của Hà Nội”, ông đã để lại nhiều tác phẩm nghệ thuật nỗi bật của Việt Nam trong thế kỷ XX.

Sự Nghiệp của Nguyễn Đỗ Cung

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ông nhanh chóng có mặt trong những ngày kỷ niệm độc lập, tự do tại Hà Nội.

Khi cả nước tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ hai ở Việt Nam, ông tham gia đoàn quân Nam tiến. Ông đã mở nhiều lớp đào tạo, đào tạo lại các nghệ sĩ trẻ miền Trung, và để lại nhiều tác phẩm tranh nghệ thuật độc nhất.

Sau khi hòa bình lập lại năm 1954, Nguyễn Đỗ Cung chịu trách nhiệm lãnh đạo Viện Mỹ thuật Việt Nam và xây dựng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Đội ngũ nhân viên chính hiện tại của bảo tàng vẫn tự hào nhận ra rằng họ trưởng thành từ “lò Nguyễn Đỗ Cung”, và cho đến bây giờ hệ thống trưng bày vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Từ thời tiền sử đến các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, đến nghệ thuật tạo hình hiện đại, hệ thống trưng bày này đã xác định một cách khoa học sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam.

Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng qua nhiều năm: đại biểu quốc hội khoá I, Chủ tịch Liên đoàn văn hoá kháng chiến khu V (1947). Ngoài ra ông còn giữ chức Uỷ viên ban thường vụ Hội mỹ thuật Việt Nam Chủ tịch Hội Văn hóa Kháng chiến Việt Nam. Hội văn học nghệ thuật Việt Nam.

Hiện nay, tên ông là một phố thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội, nối từ phố Chùa Hà đến phố Nguyễn Phong Sắc

Nguồn: https://www.kiettacnghethuat.com