266 lượt xem

Nguyễn Phúc Đảm

Minh Mạng tên huý là Nguyễn Phúc Đảm, sinh ngày 23 tháng 4 nǎm Tân Hợi (25/5/1791), là con thứ 4 của Gia Long. Tháng giêng nǎm Canh Thìn (1820), thái tử Đảm lên ngôi vua, niên hiệu là Minh Mạng.

Minh Mạng có tư chất thông minh, hiếu học, nǎng động và quyết đoán. Minh Mạng đặt ra lệ: các quan ở Thành, Dinh, Trấn - vǎn từ Hiệp trấn, Cai bạ, Ký lục, Tham hiệp; võ từ Thống quản cơ đến Phó vệ uý... ai được thǎng điện, bổ nhiệm... đều phải đến kinh đô gặp vua, để vua hỏi han công việc, kiểm tra nǎng lực và khuyên bảo.

Là người tinh thâm nho học, sùng đạo Khổng Mạnh, Minh Mạng rất quan tâm đến học hành, khoa cử, tuyển chọn nhân tài. Nǎm 1821 cho dựng Quốc Tử Giám, đặt chức Tế Tửu và Tư Nghiệp, mở lại thi Hội và thi Đình, trước 6 nǎm một khoa thi, nay rút xuống 3 nǎm.
Minh Mạng cũng rất quan tâm đến võ bị, nhất là thuỷ quân, nên đã sai người tìm hiểu cách đóng tàu của Châu Âu và ước vọng làm sao cho người Việt ta đóng được tàu kiểu Tây Âu và biết lái tàu vượt đại dương.

Minh mạng đã cho hoàn chỉnh lại hệ thống đê điều ở Bắc Bộ, đặt quan khuyến nông, khai hoang ven biển Bắc Bộ lập thêm hai huyện Kim Sơn và Tiền Hải.

Về đối ngoại, Minh Mạng đặc biệt chú ý thần phục nhà Thanh, nhưng lại lạnh nhạt và nghi kỵ các nước phương Tây, do vậy đã kìm hãm quan hệ thông thương của đất nước.

Trong 21 năm trị nước, Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao. Ông đổi tên nước Việt Nam thành Đại Nam, cho lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở Huế, bãi bỏ chức tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Ông còn tổ chức lại quân đội, chia thành bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh và pháo thủ binh. Minh Mạng cũng cử quan ra chỉ đạo khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ. Ngoài ra, ông rất quan tâm đến việc duy trì nền khoa cử Nho giáo, năm 1822 ông mở lại các kì thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài.

Đại Nam thời Minh Mạng cũng liên tục đương đầu với nội loạn và chiến tranh. Trong nước liên tiếp xảy ra các cuộc nổi dậy của Phan Bá Vành, Lê Duy Lương, Nông Văn Vân,… ở miền Bắc và Lê Văn Khôi ở miền Nam; triều đình phải rất vất vả mới dẹp được. Minh Mạng còn lập các phủ Trấn Ninh, Lạc Biên, Trấn Định, Trấn Man nhằm khống chế Ai Lao; đánh bại Xiêm La; bảo hộ Chân Lạp, chiếm vùng Nam Vang (Phnôm Pênh ngày nay) và đổi tên thành Trấn Tây Thành; kết quả là Đại Nam có lãnh thổ rộng hơn cả. Tuy nhiên, các cuộc chiến tranh đó cũng làm hao mòn quốc khố và sau khi Minh Mạng mất, quân Nguyễn đã phải từ bỏ Trấn Tây thành. Minh Mạng cũng khước từ mọi tiếp xúc với phương Tây và nghiêm cấm truyền bá đạo Cơ Đốc.

Để bảo đảm đế nghiệp lâu dài cho mình và các con cháu, Minh Mạng đã thảo ra 11 bài thơ, trong đó một bài gọi là "Đế hệ thi" và 10 bài gọi là "Phiên hệ thi", mỗi bài 4 câu, 20 từ, từ có nghĩa tốt, uyên bác dùng làm tiền từ cho 20 đời nối tiếp nhau kể từ Minh Mạng:
Bài thơ: "Đế hệ thi" có 4 câu, 20 từ:

Miên, Hường, Ưng, Bửu ,Vĩnh
Bảo, Quý, Định, Long, Trường
Hiền, Nǎng, Kham, Kế, Thuật

Thế, Thoại, Quốc, Gia, Xương.

 
Theo phép đặt tên đôi này, tất cả con trai của Minh Mạng đều phải có tiền từ "Miên" ghép với tên do gia đình đặt, tiếp đến con của thế hệ "Miên" là "Hường"... Cứ thế liên tiếp 20 từ là 20 thế hệ, Minh Mạng hy vọng đế nghiệp sẽ truyền lại cho 20 đời con cháu khoảng 500 nǎm. Nhưng triều Nguyễn chỉ thực hiện được đến từ thứ 5 "Vĩnh Thuỵ" (tức Bảo Đại) thì bị Cách mạng tháng 8 nǎm 1945 lật đổ.

Minh Mạng có rất nhiều vợ nên đã có 78 hoàng tử và 64 công chúa, tổng cộng 142 người con.

Tháng 12 nǎm 1840, Minh Mạng ốm nặng rồi mất vào ngày 20/1/1841, trị vì được 20 nǎm, thọ 51 tuổi.

https://nguoikesu.com