592 lượt xem

Nguồn gốc một số tên gọi địa danh ở Cần Thơ

Phong Điền
Phong Điền có nghĩa là vùng đất trù phú, địa danh này còn là nguyên quán của hai dòng họ Lê và Trần đến đây khai khẩn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Hai dòng họ này đã đến đây lập nghiệp vào thời nhà Nguyễn, trước khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta.

Theo Địa phương chí tỉnh Cần Thơ do chính quyền thực dân Pháp phát hành vào năm 1904, Phong Điền lúc này đã là tên một ngôi chợ thuộc làng Nhơn Ái, tổng Định Bảo.



Thốt Nốt
Ban đầu, địa danh Thốt Nốt chỉ là tên một ngôi chợ tại thôn Thạnh Hòa Trung (sau này là làng Thạnh Hòa Trung) thuộc tỉnh An Giang thời nhà Nguyễn độc lập và sau đó là tỉnh Long Xuyên thời Pháp thuộc. Cũng về sau, làng Thạnh Hòa Trung được chia ra thành hai làng mới, lấy tên là làng Thạnh Hòa Trung Nhứt và làng Thạnh Hòa Trung Nhì. Từ đó, chợ Thốt Nốt và khu vực xung quanh thuộc về địa bàn làng Thạnh Hòa Trung Nhứt.

Chính quyền thực dân Pháp cho thành lập quận trực thuộc tỉnh Long Xuyên và đặt tên là quận Thốt Nốt do lấy theo tên gọi Thốt Nốt vốn là nơi đặt quận lỵ.



Cờ Đỏ
Ngày xưa ở vùng này có nhiều đồn điền, mỗi đồn điền chọn một màu cờ xanh, đỏ, vàng, trắng, đen … để cắm mốc địa giới của mình. Đồn điền ở khu vực này là đồn điền lớn nhất và chọn cờ màu đỏ. Do đó người Việt rồi cả dân Tây đều gọi khu vực này là "Cờ Đỏ". Địa danh Cờ Đỏ hình thành từ đó.


Cù lao Tân Lộc
Trước đây, cù lao Tân Lộc được gọi là “cù lao Tam Tỉnh”. Bởi vì nơi đây nằm giáp ranh giữa ba tỉnh: Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ. Từ lâu, nơi đây đã được xem là vùng đất thơ mộng nằm giữa con sông Hậu hiền hòa. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết Tân Lộc còn có một tên gọi khác là: “đảo Đài Loan”. Bởi vì vài năm trở lại đây, Tân Lộc trở thành một trong những nơi ở miền Tây có nhiều bạn nữ lấy chồng Đài Loan nhất.


Chùa Phật Học
Sở dĩ chùa có tên Phật Học do trước đây chùa là trụ sở chính của hội Phật học Nam Việt tại Cần Thơ. Ngôi chùa được xây dựng với mục đích làm nơi tu tập cho các phật tử, đã trải qua nhiều đời trụ trì và nhiều giai đoạn lịch sử.

Kênh xáng Xà No
Cụ Nguyễn Văn Kiểu bảo, người ta gọi nó là kênh Xà No là vì đọc trại từ Saint-Tanoir, tên của người Pháp chỉ huy xáng đào con kênh này. Cũng có người truyền rằng, Xà No bắt nguồn từ một tên của phum Sok Snor (phum có nhiều cây điên điển của người Khmer), nơi con kênh chảy qua. Hay từ câu chuyện vùng đất này có con mãng xà sau khi nuốt chửng một con nai, no tới mức trườn không nổi nằm dài thườn thượt. Người dân nhìn thấy sợ hãi rồi đặt tên con kênh là Xà No…
 
Tổng hợp: SGT Group.

Tài liệu tham khảo:
- Theo nucuoimekong.com
- Theo vinpearl.com
- Theo thanhnien.vn