598 lượt xem

Tại sao gọi là Bàu Trắng?

Đồi cát Bàu Trắng Mũi Né đã có từ ngày xưa rồi, khi ấy nó là chỉ là một hồ lớn. Mãi sau này người dân đắp đập, và cho cát chạy vắt ngang hồ để làm đường đi qua. Từ đó cài hồ lớn này được tách 2 phần độc lập: một bên hồ nhỏ và một bên hồ lớn. Một tích khác là trong cách giải nghĩa của địa phương “bàu” là “hồ”. Chính vì vậy, người ta gọi hồ nhỏ là Bàu Ông và hồ lớn là Bàu Bà. Rộng nhất là Bàu Bà với diện tích 70 ha, với độ sâu trung bình là 5m. Vào mùa mưa có chổ sâu đếm 19 m, càng đi về phía bờ nước sẽ càng cạn dần. Bàu Ông thì nhỏ hơn Bàu Bà nhưng dài hơn.

Hai bàu ông và bàu bà ngày nay người ta hay gọi chung là Bàu Trắng, và củng có khi gọi là Bàu Sen. Đơn giản vì trong hồ có rất nhiều hoa sen nở phủ kín cả một vùng hồ. Dân địa phương cho rằng nước ở Bàu Bà ngọt hơn Bàu Ông. Sen ở Bàu Bà cũng nhiều hơn và đẹp hơn Bàu Ông. Và điều rất thích ở đây là sen nở cả 4 mùa.


Theo truyền thuyết nơi đây là một hồ lớn, sau người dân đắp đập cát chạy vắt ngang hồ để đi qua. Hồ lớn này từ đó bị chia thành 2 phần: tiểu hồ và đại hồ. Do "Bàu" trong tiếng địa phương nghĩa là "hồ" nên từ rất lâu, người địa phương đã gọi là tiểu hồ là Bàu. Năm 1867 khi Nguyễn Thông đi ngang qua đây, thấy cảnh đẹp của Bàu Trắng mà cụ gọi là "Bạch Hồ". "Bạch Hồ" bắt đầu xuất hiện trong thơ của Nguyễn Thông và cũng từ đó trở thành tên mà giới thi nhân gán cho Bàu Trắng.

Tổng hợp: SGT Group.