831 lượt xem

Tại sao gọi là Bình Dương?

Bình Dương trong Địa chí Sài Gòn - Gia Định xưa cho rằng được lấy tên từ địa danh thời Trung cổ Trung Quốc, tên đất khởi nghiệp của vua Nghiêu. Khi làm vua, Nghiêu chỉ ở nhà tranh, vách đất, ăn mặc như thứ dân, ngày cày ruộng cùng dân, đêm đọc sách Thánh hiền, suốt thời gian vua cai trị dân chúng thái bình, thịnh trị, không trộm cắp, trên dưới hòa thuận an lành. Bình Dương nay là một phần của tỉnh Thủ Dầu Một xưa.
Theo Trần Nhật Giáp

Trước tiên ta tìm hiểu tên Bình Dương qua ngữ, nghĩa của nó:
Bình là bình minh
Dương là ánh nắng
Ghép lại Bình Dương là ánh nắng bình minh, là những ánh nắng rực sáng trong buổi sáng sớm của một ngày mới.

Có một nhà nghiên cứu Hán-Nôm đã diễn giải, chiết tự theo Kinh Dịch hai chữ Bình Dương như sau:
Chữ Bình có 11 nét thuộc quẻ Khôn
Chữ Dương có 13 nét thuộc quẻ Chấn
Cộng lại Bình Dương có 23 nét là Đại Cát: thuận lợi tối đa.
Nếu xét về lịch sử xa xưa thì Bình Dương là phần cuối của cái tên một Đại dương mênh mông: Thái Bình Dương.

Ngay từ thế kỷ thứ 11 thì Bình Dương là tên của một nàng Công chúa xinh đẹp con vua Lê Thái Tông như trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có ghi:1029 tháng ba ngày mồng bảy gả Công Chúa Bình Dương cho Châu mục Châu Lạng là Thân Thiệu Thái.

Bình Dương còn là tên của một nhánh sông theo bản đồ do Trần văn Học vẽ khu vực Gia Định thành vào tháng 4 năm 1815 và như mô tả của Trịnh Hoài Đức thì sông Bình Dương ở phía nam trấn Gia Định.Đoạn sông này ngày nay có tên mới là Rạch Bến Nghé.
Theo Nguyễn Minh Giao – Thạc sĩ, hội viên Hội KHLS tỉnh Bình Dương.

 
Tổng hợp: SGT Group.