Thái úy Đỗ Anh Vũ và vụ án tư thông với Lê Thái Hậu
Thái úy Đỗ Anh Vũ và vụ án tư thông với Lê Thái Hậu khiến ông bị chỉ trích là kẻ đại ác. Tuy nhiên, các phát hiện mới đây cho thấy, ông không hẳn chỉ có tội mà còn có nhiều cống hiến đối với sự ổn định của nhà Lý.
Vua Lý Thần Tông. Nguồn: sưu tầm.
Không nghề nào không tinh thông
Đỗ Anh Vũ (1113 – 1159) là một đại thần rất có quyền thế thời nhà Lý. Ông phò tá Lý Thần Tông, làm phụ chính dưới triều Lý Anh Tông, khi vị Hoàng đế này lên ngôi lúc còn nhỏ.
Đỗ Anh Vũ làm phụ chính triều Lý trong 20 năm, một phần nhờ vào tài năng và phần khác dựa vào sự ưu ái của Lê Thái hậu, chính sự trong nước ổn định, gần như đều do Đỗ Anh Vũ quyết đoán.
Đỗ Anh Vũ sinh năm 1113 ở Hồng Châu (Hải Dương). Văn bia trên bia mộ tại Yên Lạc (Khoái Châu, Hưng Yên) ghi, Đỗ Anh Vũ có biểu tự là Quan Thế, tổ tiên bên ngoại họ Quách ở Lũng Tây, Trung Quốc; cha là Đỗ Tướng, gọi Thái úy Lý Thường Kiệt là cậu ruột.
Đỗ Anh Vũ có người anh họ làm Quan Thị trung, có hai người con gái đều được hầu Lý Anh Tông, người em là Đỗ Thụy Châu, sinh Hoàng tử Thiên Bảo (1154) và các hoàng tử, trong đó có Hoàng lục tử Lý Long Cán, lên ngôi là Lý Cao Tông.
Đỗ Anh Vũ có ngoại hình đẹp, múa khéo, hát hay, 8 tuổi, được tuyển làm Thượng lâm tử đệ trong cung, 15 tuổi, được Thái sư Trương Bá Ngọc nhận làm con nuôi, 16 tuổi, Lý Thần Tông cho vào nội cung, hầu trong màn trướng.
Khi gặp Đỗ Anh Vũ, Cảm Thánh phu nhân Lê thị, vợ Lý Thần Tông đã phải lòng… Các việc chính sự ở trong cung cấm và việc xây dựng của thợ thuyền, Thần Tông đều ủy thác cho ông.
Đến như các phép viết chữ, tính toán, bắn cung, cưỡi ngựa, thuốc men, kinh mạch, không nghề nào là Đỗ Anh Vũ không tinh thông; đến như việc bói toán, binh pháp, chơi bài, đánh cờ, không việc nào là ông không nghiên cứu.
Người có thể gửi gắm họ Lý
Năm 1135, Lý Thần Tông cử ông theo Thái phó Lý Công Bình đánh dẹp quân Chân Lạp ở phía Nam châu Nghệ An; năm 1136, lại được cử đi dẹp quân Sơn Liêu. Trong đợt này chỉ riêng Đỗ Anh Vũ là người đánh thắng liên tiếp, vì thế đã động viên người người trổ hết sức mạnh để đánh giặc. Từ đó mọi việc triều đình đều ủy thác cho ông cả.
Năm 1137, tháng 9, Lý Thần Tông băng hà. Trước đó, Hoàng đế đã dặn Đỗ Anh Vũ rằng: “Chỉ có khanh là người có thể gởi gắm họ Lý được thôi”.
Sau khi Thần Tông băng, Đỗ Anh Vũ cùng Linh Chiếu hoàng thái hậu rước Anh Tông từ Thượng Thanh về cung lên ngôi. Đỗ Anh Vũ chấn chỉnh triều cương, sửa sang chính trị. Hoàng Thái hậu thấy Thái úy có nhiều công lao, có lòng trung tiết, bèn thăng chức cho công lên Kiểm hiệu Thái phó.
Năm 1138, Đỗ Anh Vũ được phong làm Phụ quốc Thái úy và được ban quốc tính. Vì vậy có tài liệu chép tên ông là Lý Anh Vũ.
Cùng năm, Thân Lợi tự xưng là con của Lý Nhân Tông, chiếm cứ châu Thượng Nguyên làm phản, thủ hạ đông hơn 1000 người.
Quan Gián nghị Đại phu Lưu Vũ Xứng được lệnh đi dẹp nhưng bị thua. Thân Lợi chiếm cứ châu Tây Nùng, đánh phá phủ Phú Lương, sắp tiến về Thăng Long. Đỗ Anh Vũ đem quân đi đánh, phá châu Long Lệnh, bắt được hơn 2000 người. Thân Lợi chạy đến Lạng Châu, bị Tô Hiến Thành bắt đưa về xử chém.
Về sự kiện này, Đại Việt sử lược chép xảy ra năm 1139, Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi năm 1141.
(còn nữa)
Nguyễn Thành Hữu
Thái úy Đỗ Anh Vũ và vụ án tư thông với Lê Thái Hậu khiến ông bị chỉ trích là kẻ đại ác. Tuy nhiên, các phát hiện mới đây cho thấy, ông không hẳn chỉ có tội mà còn có nhiều cống hiến đối với sự ổn định của nhà Lý.
Vua Lý Thần Tông. Nguồn: sưu tầm.
Không nghề nào không tinh thông
Đỗ Anh Vũ (1113 – 1159) là một đại thần rất có quyền thế thời nhà Lý. Ông phò tá Lý Thần Tông, làm phụ chính dưới triều Lý Anh Tông, khi vị Hoàng đế này lên ngôi lúc còn nhỏ.
Đỗ Anh Vũ làm phụ chính triều Lý trong 20 năm, một phần nhờ vào tài năng và phần khác dựa vào sự ưu ái của Lê Thái hậu, chính sự trong nước ổn định, gần như đều do Đỗ Anh Vũ quyết đoán.
Đỗ Anh Vũ sinh năm 1113 ở Hồng Châu (Hải Dương). Văn bia trên bia mộ tại Yên Lạc (Khoái Châu, Hưng Yên) ghi, Đỗ Anh Vũ có biểu tự là Quan Thế, tổ tiên bên ngoại họ Quách ở Lũng Tây, Trung Quốc; cha là Đỗ Tướng, gọi Thái úy Lý Thường Kiệt là cậu ruột.
Đỗ Anh Vũ có người anh họ làm Quan Thị trung, có hai người con gái đều được hầu Lý Anh Tông, người em là Đỗ Thụy Châu, sinh Hoàng tử Thiên Bảo (1154) và các hoàng tử, trong đó có Hoàng lục tử Lý Long Cán, lên ngôi là Lý Cao Tông.
Đỗ Anh Vũ có ngoại hình đẹp, múa khéo, hát hay, 8 tuổi, được tuyển làm Thượng lâm tử đệ trong cung, 15 tuổi, được Thái sư Trương Bá Ngọc nhận làm con nuôi, 16 tuổi, Lý Thần Tông cho vào nội cung, hầu trong màn trướng.
Khi gặp Đỗ Anh Vũ, Cảm Thánh phu nhân Lê thị, vợ Lý Thần Tông đã phải lòng… Các việc chính sự ở trong cung cấm và việc xây dựng của thợ thuyền, Thần Tông đều ủy thác cho ông.
Đến như các phép viết chữ, tính toán, bắn cung, cưỡi ngựa, thuốc men, kinh mạch, không nghề nào là Đỗ Anh Vũ không tinh thông; đến như việc bói toán, binh pháp, chơi bài, đánh cờ, không việc nào là ông không nghiên cứu.
Người có thể gửi gắm họ Lý
Năm 1135, Lý Thần Tông cử ông theo Thái phó Lý Công Bình đánh dẹp quân Chân Lạp ở phía Nam châu Nghệ An; năm 1136, lại được cử đi dẹp quân Sơn Liêu. Trong đợt này chỉ riêng Đỗ Anh Vũ là người đánh thắng liên tiếp, vì thế đã động viên người người trổ hết sức mạnh để đánh giặc. Từ đó mọi việc triều đình đều ủy thác cho ông cả.
Năm 1137, tháng 9, Lý Thần Tông băng hà. Trước đó, Hoàng đế đã dặn Đỗ Anh Vũ rằng: “Chỉ có khanh là người có thể gởi gắm họ Lý được thôi”.
Sau khi Thần Tông băng, Đỗ Anh Vũ cùng Linh Chiếu hoàng thái hậu rước Anh Tông từ Thượng Thanh về cung lên ngôi. Đỗ Anh Vũ chấn chỉnh triều cương, sửa sang chính trị. Hoàng Thái hậu thấy Thái úy có nhiều công lao, có lòng trung tiết, bèn thăng chức cho công lên Kiểm hiệu Thái phó.
Năm 1138, Đỗ Anh Vũ được phong làm Phụ quốc Thái úy và được ban quốc tính. Vì vậy có tài liệu chép tên ông là Lý Anh Vũ.
Cùng năm, Thân Lợi tự xưng là con của Lý Nhân Tông, chiếm cứ châu Thượng Nguyên làm phản, thủ hạ đông hơn 1000 người.
Quan Gián nghị Đại phu Lưu Vũ Xứng được lệnh đi dẹp nhưng bị thua. Thân Lợi chiếm cứ châu Tây Nùng, đánh phá phủ Phú Lương, sắp tiến về Thăng Long. Đỗ Anh Vũ đem quân đi đánh, phá châu Long Lệnh, bắt được hơn 2000 người. Thân Lợi chạy đến Lạng Châu, bị Tô Hiến Thành bắt đưa về xử chém.
Về sự kiện này, Đại Việt sử lược chép xảy ra năm 1139, Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi năm 1141.
(còn nữa)
Nguyễn Thành Hữu