Thành phố Việt Trì – Mai Châu (132km)
1.Vị trí:
-Mai Châu là một huyện miền núi thuộc tỉnh Hoà Bình và có diện tích: 564,54 km².
-Mai Châu là huyện cực tây của tỉnh, phía bắc giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa, phía bắc giáp huyện Đà Bắc, phía đông giáp huyện Tân Lạc.
2.Điều kiện tự nhiên:
*Địa hình:
-Có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, phân chia thành 2 vùng:
+vùng núi cao nằm về phía Tây Bắc có độ cao trung bình từ 600 – 700 m, địa hình hiểm trở, diện tích 212.740 ha, chiếm 44,8% diện tích toàn vùng.
+vùng núi thấp nằm ở phía Đông Nam, diện tích 262.202 ha, chiếm 55,2% diện tích toàn tỉnh, địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 – 250, độ cao trung bình từ 100 – 200 m.
*Khí hậu:
-Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều.
-Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 230C. Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất trong năm, trung bình 27 – 290C, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, trung bình 15,5 – 16,50C.
3.Lịch sử:
-Mai Châu vốn là 1 trong 5 châu của phủ Chợ Bờ khi thành lập tỉnh Mường, tiền thân của tỉnh Hòa Bình (năm 1886). Đến năm 1892, Mai Châu là 1 trong 5 châu của Hòa Bình. TrongKháng chiến chống Pháp, Mai Châu là phần phía nam sông Đà của huyện Mai Đà, thuộc Liên khu Việt Bắc từ 4 tháng 11 năm 1949 và đến 9 tháng 8 năm 1950 mới nhập vào Liên khu 3. Ngày 21 tháng 9 năm 1957, huyện Mai Đà chia làm 2 huyệnĐà Bắc và Mai Châu. Khi đó Mai Châu gồm 5 xã: Mai Thượng, Mai Hạ, Tân Mai, Pu Bin, Bao La.
4.Dân cư:
-Chủ yếu là các dân tộc người Mường, Thái, Mnong, Dao, Tày…
BẢN LÁC.
1.Vị trí:
-Bản Lác, thuộc huyện lỵ Mai Châu, thành phố Hòa Bình, là nơi sinh sống của người dân tộc Thái với 5 dòng họ Hà, Lò, Vì, Mác, Lộc.
-Cách Hà Nội khoảng 140 km, con đường nối giữa thị trấn Mai Châu và Bản Lác phải đi qua dốc Cun dài 12 km.
2.Lịch sử:
-Bản Lác đã có tuổi đời trên 700 năm. Trước đây dân bản chỉ sống dựa và nghề trồng lúa nương và dệt thổ cẩm. Sau này, vẻ đẹp tiềm ẩn của bản Lác đã dần được du khách khám phá. Năm 1993, UBND huyện Mai Châu chính thức đề nghị tỉnh Hòa Bình cho phép khách du lịch nghỉ qua đêm trong bản. Cũng từ đó, cái tên bản Lác đã được nhiều người biết như một “điểm sáng” trên bản đồ du lịch Việt Nam.
-Dân ở bản Lác chủ yếu là người Thái đen sinh sống đời này qua đời khác với nghề trồng lúa nương và dệt thổ cẩm là chính.
3.Văn hóa:
-Những năm trở lại đây, khách du lịch đến Mai Châu mỗi ngày một đông, chính vì thế dân bản thường bảo nhau sửa sang nhà cửa, như xây dựng nhà sàn và sử dụng các nguyên vật liệu cho ngôi nhà cũng được cải tiến (sàn gỗ công nghiệp, chân nhà có ốp xi măng…), các trang thiết bị trong nhà cũng hiện đại hơn, với mục đích để làm cho khách đến sống thấy thoải mái nhất. Tuy nhiên, những ngôi nhà sàn hiện nay không bị thay đổi quá nhiều mà vẫn giữ được cái “mộc” của nó.
-Nhà sàn ở bản Lác được dát bằng tre rộng mênh mông, cái nào cũng cao ráo, sạch sẽ và giữ được truyền thống kiến trúc cổ. Bên trong có đầy đủ chăn, đệm, gối được gấp ngăn nắp, gọn gàng. Sát cạnh sàn ngủ – nghỉ là sàn ngồi để ăn cơm và uống trà.
-Trong bữa cơm chiều bên ché rượu cần ngây ngất, du khách sẽ được cùng gia chủ thưởng thức những món ngon riêng có của núi rừng như gà đồi, cá suối hấp, măng đắng, nếp nương… những món ngon làm say lòng người.
-Đêm đến, du khách lại được hòa mình trong không gian của người Thái với những điệu xòe, những câu ca đằm thắm và điệu nhạc tình tứ, mê đắm lòng người hay cùng người bản địa nhảy sạp đến vã mồ hôi. Cứ mỗi khi kết thúc một làn điệu, cả chủ và khách lại cùng nhau tụ tập một góc để thưởng thức vị ngọt ngào của rượu cần ủ bằng các loại lá rừng. Trong ánh lửa bập bùng, những đôi má thiếu nữ như hồng hơn nhưng không phải bởi say men rượu mà là say tình người, say trước ánh mắt nồng nàn của khách lạ.
-Từ chỗ chỉ dệt những chiếc khăn, chiếc áo thổ cẩm để mặc, phụ nữ trong bản đã tự làm nhiều đồ lưu niệm bán cho khách như dệt khăn quàng cổ, váy xòe Thái, vải treo tường có trang trí, dây đeo tay và những chiếc ví xinh xắn. Không chịu thua kém chị em, đàn ông Thái đen cũng “vào cuộc”. họ chế tác nhiều cung, nỏ, mõ trâu, chiêng, tù và sừng trâu, phách gỗ nhịp tre… để làm quà lưu niệm cho khách tham quan.
Nguồn: SGT Tổng hợp