245 lượt xem

Hồ Bá Tang

Hồ Tá Bang - một nhà yêu nước

Hồ Tá Bang - một nhà yêu nước, một trong sáu nhân vật sáng lập viên và trụ cột của trường Dục Thanh (giáo dục thanh niên và công ty hợp doanh Liên Thanh ở Phan Thiết hồi năm 1905).

Sáng lập viên trường Dục Thanh

Hồ Tá Bang, tự là Quốc Phu, nguyên quán, làng Kế Môn, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, sau dời vào ngụ cư ở thị xã Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Thuở nhỏ ở quê, ông theo học khoa cử, thông quốc ngữ và sớm theo Tây học (Pháp văn).

Năm Kỷ Hợi (1849) ông được cử làm ký lục tại tòa sứ Phan Thiết, sau đó được đổi ra làm ở Tòa sứ Hội An (Quảng Nam). Năm Canh Tuất (1910), ông từ chức, dốc lòng vào công cuộc kinh doanh tại quê hương Phan Thiết.

Năm Ất Tỵ (1905), khi đang làm việc tại tòa Công sứ Phan Thiết, Hồ Tá Bang là một trong những người đầu tiên hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Chu Trinh đề xướng.

Hồ Tá Bang là một trong sáu nhân vật (Nguyễn Trọng Lôi, Nguyễn Quý Anh, Trần Lệ Chất, Nguyễn Hiệt Chi, Ngô Văn Nhượng) là những sáng lập viên và trụ cột của trường Dục Thanh (giáo dục thanh niên và công ty hợp doanh Liên Thanh ở Phan Thiết hồi năm 1905). Từ đó Hồ Tá Bang được bầu giữ chức Tổng lý gần 30 năm (1910- 1940) khi thì ở Phan Thiết, Chợ Lớn, Hội An.

Trường Dục Thanh và công ty Liên Thành là hai cơ sở đầu tiên và hợp pháp của phong trào Duy Tân được Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng đề xướng. Hai cơ sở này là nơi tụ hội của các nhân vật trí thức tiến bộ. Nơi đây còn có công sứ thuộc Đảng xã hội Pháp là L.L Garriver thực tâm giúp đỡ tài trợ nên khuynh hướng duy tân có ý hướng mạnh về thương mại và giáo dục.

Từ đó phong trào truyền vào Nam cũng mang nặng khuynh hướng công thương nghiệp, văn hóa.

Từ đó phong trào Đông Du chủ trương bạo động cũng đồng hóa với Duy Tân.


Nơi đây ông Hồ Tá Bang đã bỏ ra rất nhiều công sức nhằm giúp đồng bào phát triển kinh tế, giáo dục để hỗ trợ cho phong trào Cách mạng trên đường duy tân cứu nước. Do vậy mà phong trào Duy Tân nơi đây có cơ sở khá mạnh so với hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Chết có tinh thần, chết  tựa sinh

Sau khi phong trào Duy Tân bị thực dân Pháp khủng bố trắng (1908), nhưng các cơ sở ở tỉnh Bình Thuận vẫn âm thầm hoạt động vì trường Dục Thanh và Công ty Liên Thành là hai cơ sở hợp pháp duy nhất vào thời kỳ đó. Do đó phong trào không bị khủng bố.

Theo Phan Châu Trinh, phong trào Duy Tân ở Bình Thuận không bị khủng bố, đàn áp đẫm máu vì các nhân vật ở Phan Thiết rất khéo léo trong việc điều hành và Công sứ Bình Thuận Garnier lúc ấy rất có thiện cảm với phong trào cải cách này. Chính Trương Gia Mô (1866- 1930) cũng đã có nhiều lần bị thực dân Pháp truy nã vẫn còn ẩn náu tại Phan Thiết- Mũi Né.

Đến tháng 8 năm 1910, Hồ Tá Bang cùng Trương Gia Mô bí mật đưa Nguyễn Tất Thành tìm đường sang Pháp do sự giúp đỡ tài chính của phân cục Liên Thành. Từ đó ông Trương Gia Mô ở luôn tại miền Nam, còn ông Hồ Tá Bang trở lại Phan Thiết điều hành công ty Liên Thành.

Tư cách và đức độ của Hồ Tá Bang được nhân dân và sĩ phu đương thời kính trọng. Con trai ông là bác sĩ Hồ Tá Khanh (1908- 1996) cũng là một nhân sĩ, một chính khách đứng trên lập trường dân tộc dân chủ.

Ngoài một nhà Duy Tân, Hồ Tá Bang thỉnh thoảng có sáng tác văn học. Thơ văn Hồ Tá Bang thấm đượm tinh thần dân tộc, yêu nước và cách mạng. Ông Hồ Tá Bang mất năm 1943, hưởng thọ 69 tuổi, phần mộ ông được đặt tại đồn điền của ông cách thị xã Phan Thiết khoảng trên dưới 10km. Trước khi mất, Hồ Tá Bang đã cho làm sẵn sinh phần và tự khắc câu đối trước phần mộ:
 
Sinh vi nô lộ sinh do tử
Tử hữu tinh thần tử nhược sinh.

Nghĩa là: Sống làm nô lệ, sống như chết; chết có tinh thần, chết tựa sinh.

Qua đôi câu đối phần nào chúng ta đã hiểu được con người Hồ Tá Bang, hiểu được sự nghiệp của ông đối với phong trào Duy Tân, đổi mới.

 Nguồn: Khoahocdoisong.vn