213 lượt xem

Huỳnh Mẫn Đạt

HUỲNH MẪN ĐẠT
 

Huỳnh Mẫn Đạt  (1807-1883) là một trong những cây bút đối kháng ở Nam Bộ trong thời kỳ đầu kháng Pháp của dân tộc Việt. Ông người làng Tân Hội, huyện Tân Long, tỉnh Gia Định, nay là thành phố Hồ Chí Minh (Diên Hương trong Thành ngữ điển tích (NXB Đồng Tháp, 1992), cho rằng ông là người Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang), đỗ cử nhân khoa Tân Mão (1831) khi 24 tuổi, ra làm quan dưới triều Tự Đức, lần lượt giữ các chức Án sát Định Tường, Tuần phủ Hà Tiên, Tuần phủ Châu Đốc... Năm 1861, Pháp hạ được đại đồn Chí Hoà rồi đem quân đánh Định Tường. Lúc này ông giữ chức án sát Định Tường cùng tuần phủ Nguyễn Hữu Thành, tổng đốc Nguyễn Công Nhàn tổ chức đánh chặn cánh quân Pháp tại rạch Bảo Định. Do vũ khí thô sơ, nên thành Mỹ Tho đã mau chóng lọt vào tay quân Pháp. Ông cùng với các quan bị triều đình Huế cách chức rồi cho giải về kinh để trị tội nhưng sau được tha, cho theo Nguyễn Tri Phương để đánh lấy lại Biên Hoà. Thế nhưng sau đó, nhà Nguyễn chịu nhường 3 tỉnh miền Đông cho Pháp, nên Huỳnh Mẫn Đạt được cử làm Tuần phủ Hà Tiên. Chẳng bao lâu, cả 6 tỉnh Nam Kỳ cũng nhượng hết cho Pháp. Không hợp tác với chính quyền mới, ông cáo quan về sống tại Rạch Giá cho đến khi mất vì bệnh già.

Huỳnh Mẫn Đạt thích ngâm vịnh, nổi tiếng giỏi thơ Nôm ở đất Đồng Nai. Là bạn tâm giao của Bùi Hữu Nghĩa, ông đã góp phần giúp bạn hoàn thành vở tuồng Kim thạch kỳ duyên . Trước khi Pháp tấn công nước Việt, Huỳnh Mẫn Đạt đã tỏ ra là một vị quan yêu dân, yêu nước. Cho nên khi Pháp lấn chiếm Nam Kỳ, ông đã nhanh chóng đứng trong hàng ngũ các nhà thơ đối kháng, mà việc góp phần vào cuộc bút chiến giữa Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường là một minh chứng. Mộ và đền thờ Huỳnh Mẫn Đạt nay nằm tại khu đất 19 khu phố Cô Bắc, trên đường Lâm Quang Ky, phường Vĩnh Bảo, T.P Rạch Giá. Xưa mộ xây bằng bằng đá ong, sau đó lần lượt được tu sửa: xây thêm nhà thờ, cổng vào, hàng rào và nền và ngôi mộ được cẩn gạch men. Đây là di tích lịch sử được công nhận. Hiện nay, ở Văn Xương các (Văn Thánh miếu) gần chợ Vĩnh Long cũng có bài vị thờ ông.

Huỳnh Mẫn Đạt (1807-1883) là một trong những cây bút đối kháng ở Nam Bộ trong thời kỳ đầu kháng Pháp của dân tộc Việt. Ông người làng Tân Hội, huyện Tân Long, tỉnh Gia Định, nay là thành phố Hồ Chí Minh (Diên Hương trong Thành ngữ điển tích (NXB Đồng Tháp, 1992), cho rằng ông là người Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang), đỗ cử nhân khoa Tân Mão (1831) khi 24 tuổi, ra làm quan dưới triều Tự Đức, lần lượt giữ các chức Án sát Định Tường, Tuần phủ Hà Tiên, Tuần phủ Châu Đốc... Năm 1861, Pháp hạ được đại đồn Chí Hoà rồi đem quân đánh Định Tường. Lúc này ông giữ chức án sát Định Tường cùng tuần phủ Nguyễn Hữu Thành, tổng đốc Nguyễn Công Nhàn tổ chức đánh chặn cánh quân Pháp tại rạch Bảo Định. Do vũ khí thô sơ, nên thành Mỹ Tho đã mau chóng lọt vào tay quân Pháp. Ông cùng với các quan bị tri…


Huỳnh Mẫn Đạt  (1807-1883) là một trong những cây bút đối kháng ở Nam Bộ trong thời kỳ đầu kháng Pháp của dân tộc Việt. Ông người làng Tân Hội, huyện Tân Long, tỉnh Gia Định, nay là thành phố Hồ Chí Minh (Diên Hương trong Thành ngữ điển tích (NXB Đồng Tháp, 1992), cho rằng ông là người Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang), đỗ cử nhân khoa Tân Mão (1831) khi 24 tuổi, ra làm quan dưới triều Tự Đức, lần lượt giữ các chức Án sát Định Tường, Tuần phủ Hà Tiên, Tuần phủ Châu Đốc...

Năm 1861, Pháp hạ được đại đồn Chí Hoà rồi đem quân đánh Định Tường. Lúc này ông giữ chức án sát Định Tường cùng tuần phủ Nguyễn Hữu Thành, tổng đốc Nguyễn Công Nhàn tổ chức đánh chặn cánh quân Pháp tại rạch Bảo Định. Do vũ khí thô sơ, nên thành Mỹ Tho đã mau chóng lọt vào tay quân Pháp. Ông cùng với các quan bị triều đình Huế cách chức rồi cho giải về kinh để trị tội nhưng sau được tha, cho theo Nguyễn Tri Phương để đánh lấy lại Biên Hoà. Thế nhưng sau đó, nhà Nguyễn chịu nhường 3 tỉnh miền Đông cho Pháp, nên Huỳnh Mẫn Đạt được cử làm Tuần phủ Hà Tiên. Chẳng bao lâu, cả 6 tỉnh Nam Kỳ cũng nhượng hết cho Pháp. Không hợp tác với chính quyền mới, ông cáo quan về sống tại Rạch Giá cho đến khi mất vì bệnh già.

Huỳnh Mẫn Đạt thích ngâm vịnh, nổi tiếng giỏi thơ Nôm ở đất Đồng Nai. Là bạn tâm giao của Bùi Hữu Nghĩa, ông đã góp phần giúp bạn hoàn thành vở tuồng Kim thạch kỳ duyên. Trước khi Pháp tấn công nước Việt, Huỳnh Mẫn Đạt đã tỏ ra là một vị quan yêu dân, yêu nước. Cho nên khi Pháp lấn chiếm Nam Kỳ, ông đã nhanh chóng đứng trong hàng ngũ các nhà thơ đối kháng, mà việc góp phần vào cuộc bút chiến giữa Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường là một minh chứng.

Mộ và đền thờ Huỳnh Mẫn Đạt nay nằm tại khu đất 19 khu phố Cô Bắc, trên đường Lâm Quang Ky, phường Vĩnh Bảo, T.P Rạch Giá. Xưa mộ xây bằng bằng đá ong, sau đó lần lượt được tu sửa: xây thêm nhà thờ, cổng vào, hàng rào và nền và ngôi mộ được cẩn gạch men. Đây là di tích lịch sử được công nhận. Hiện nay, ở Văn Xương các (Văn Thánh miếu) gần chợ Vĩnh Long cũng có bài vị thờ ông.

Huỳnh Mẫn Đạt (1807-1883) là một trong những cây bút đối kháng ở Nam Bộ trong thời kỳ đầu kháng Pháp của dân tộc Việt. Ông người làng Tân Hội, huyện Tân Long, tỉnh Gia Định, nay là thành phố Hồ Chí Minh (Diên Hương trong Thành ngữ điển tích (NXB Đồng Tháp, 1992), cho rằng ông là người Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang), đỗ cử nhân khoa Tân Mão (1831) khi 24 tuổi, ra làm quan dưới triều Tự Đức, lần lượt giữ các chức Án sát Định Tường, Tuần phủ Hà Tiên, Tuần phủ Châu Đốc...

Năm 1861, Pháp hạ được đại đồn Chí Hoà rồi đem quân đánh Định Tường. Lúc này ông giữ chức án sát Định Tường cùng tuần phủ Nguyễn Hữu Thành, tổng đốc Nguyễn Công Nhàn tổ chức đánh chặn cánh quân Pháp tại rạch Bảo Định. Do vũ khí thô sơ, nên thành Mỹ Tho đã mau chóng lọt vào tay quân Pháp. Ông cùng với các quan bị tri…

Nguồn: zaidap.com