258 lượt xem

Nguồn gốc một số tên gọi địa danh ở Đà Nẵng (Phần 1)

Thanh Khê
Thanh Khê là dùng để đặt tên làng Thanh Khê vì nơi đây có một khe nước lâu đời gọi là khe Đò Đầu. Nguồn nước khe Đò Đầu chảy thông từ suối làng Xuân Thiều đến làng Hòa Mỹ rồi chảy đến thôn Hòa Phú, thôn Phú Lộc, chảy tiếp đến đầu làng Thanh Khê, nước khe chảy thông ra biển Đông. Nước khe trong mát quanh năm, trong khe có cá, tôm, cua, ghẹ. Hai bên khe có hàng dương liễu, cửa khe có dòng thủy triều lên, xuống. Cửa khe sâu từ 1 đến 2 mét, rộng từ 300 đến 400 mét. Ghe thuyền đánh cá làng Thanh Khê ra vào làm ăn phong phú, thịnh vượng. Đến mùa đông, biển động, ghe thuyền vào khe núp gió.
Nguồn gốc địa danh lịch sử thôn Thanh Khê năm 1613.



Liên Chiểu
Liên Chiểu nghĩa là ao sen

Có người cho rằng Liên Chiểu có nghĩa là Linh Chiểu (có nghĩa là vùng đất linh thiêng), cũng có ý kiến khác cho rằng Liên là hoa sen, Chiểu là hồ, ao (Sở dĩ như vậy vì trước ở đây có một hồ có nhiều sen).

Ngoài ra còn có ý kiến khác cho rằng Chiểu là cái hồ, Liên có nghĩa là nối (Liên Chiểu là vùng đất có nhiều hồ nối lại với nhau).



Nam Ô
Nam Ô thuộc vương quốc Champa, về sau, vào khoảng đầu thế kỷ XIV, khi Chế Mân dâng châu Ô, châu Lý cho Đại Việt vào năm 1306 để cưới công chúa Huyền Trân, vùng đất này trở thành cửa ô phía Nam của Đại Việt nên có tên gọi Nam Ô, và từ đó, người Việt bắt đầu di cư đến sinh sống ở vùng này.


Cầu Đa Cô
Theo người dân địa phương cho biết trước có một cô gái tự tử ở đấy. Đến thời kháng chiến chống Pháp, Pháp đã xử bắn nhiều người yêu nước ở chổ này nên nhân dân gọi là cầu Đa Cô (Đa Cô nghĩa là nhiều cô hồn).


Cầu Khe Trãng
Vì trước đây khu vực cầu này là trãng cát lớn.
Ngoài ra cây cầu này còn có tên là cầu Bà Đua. Sỡ dĩ có tên này là vì người dân địa phương ở khối phố Đà Sơn cho biết trước đây tại cây cầu này có Bà Đua tự tử.



Phường Hòa Minh
Hòa có nghĩa là hòa hợp; Minh có nghĩa là sáng; Hòa Minh thể hiện sự hòa hợp, đoàn kết hướng tới văn minh.


Phường Hòa Khánh Nam
Nam chỉ phía nam, Hòa chỉ hòa hợp, Khánh chỉ vui vẻ, chúc mừng. Thể hiện ước vọng của nhân dân về cuộc sống luôn luôn hòa hợp và vui vẻ.


Phường Hòa Hiệp Nam
Hòa: hòa hợp, Hiệp là hợp, Hòa Hiệp thể hiện sự hòa hợp đoàn kết của nhân dân, Nam chỉ hướng Nam.


Bà Nà
Nhắc đến tên gọi Bà Nà thì có người cho rằng, khi người Pháp tìm thấy vùng núi này thấy có rất nhiều chuối. Vì vậy họ đã gọi đây là núi Banane – núi Chuối. Người Việt đọc chệch đi thành Bà Nà.

Cũng có truyền thuyết cho rằng tên núi được viết tắt bởi tên của bà Thiên Y A Na Thánh Mẫu hay bà Ponagar. Nhà văn Nguyên Ngọc lại cho rằng Bà Nà là tiếng của người Cơtu có nghĩa là “núi của tui”.



Bến Giằng
Theo mục “Quảng Nam - Đà Nẵng qua các địa danh” trên Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng (danang.gov.vn), bến Giằng là vùng đất nơi ngã ba con sông Thanh đổ vào sông Nước Mỹ, có một bãi cát bằng phẳng nằm ở phía trên thác, làm nơi đậu của ghe thuyền có tên là bến Giằng Xay. Về sau bến Giằng Xay được rút gọn lại còn bến Giằng.


Bến Trễ
Bến Trễ là bến sông nằm bên sông Cổ Cò, thuộc làng Thanh Hà, Hội An. Trễ từ cổ chỉ một loại xuồng, ghe nhỏ đan bằng tre, trét dầu rái, bề ngang từ 50 - 80cm, bề dài từ 4-5m, được ngư dân dùng để đánh bắt tôm, cá,…


Bến Cồn Chăm
Sở dĩ có tên là bến Cồn Chăm, bởi xưa đây là điểm cuối của đường bộ nối từ kinh đô Simhapura (Trà Kiệu) đến cửa Đại Chiêm, một bến cảng quan trọng của Vương quốc Chăm-pa.


Bến Dầu
Bến Dầu là một bến ghe thuyền, cũng là tên một chợ nằm ở tả ngạn sông Thu Bồn. Các nguồn hàng lâm thổ sản khai thác từ rừng phía tây vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, mà mặt hàng đặc trưng là dầu rái, được tập trung về đây, rồi chở đi tiêu thụ ở Hội An, Đà Nẵng và các tỉnh.


Bến Ván
Bến Ván là một bến thuyền (tên chữ là Bản Tân), nằm hữu ngạn con sông cùng tên. Ngày xưa gỗ khai thác từ nguồn Hữu Ban chuyển theo đường nước về đây, được xẻ thành ván cung cấp cho ngành đóng thuyền và làm đồ gia dụng. Bến Ván nay thuộc thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.


Gò Cà
Xưa có nhiều cà hoang (trái tròn như hòn bi, đắng, không ăn được) mọc thành gò.


Hải Châu trong từ Hán Việt nghĩa là “bãi biển” . 
 

Tổng hợp: SGT Group.


Tài liệu tham khảo:
- Theo danang.gov.vn
- Theo Ngọc Đạt Hoàng
- Theo 
vietnamtourism.gov.vn
- Theo banahills.sunworld.vn
- Theo baodanang.vn