Huyện Trùng Khánh là vùng đất cổ, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tên gọi Trùng Khánh đã được đề cập từ khá sớm trong sử sách.
Thời kỳ nhà Lý (1010–1225) có tên gọi là Tư Lang. Đến thời kỳ nhà Trần (1225–1400) vẫn mang tên gọi như trước.
Động Ngườm Ngao
"Ngườm Ngao" theo tiếng Tày có nghĩa là động Hổ (Ngườm: động, Ngao: Hổ). Do tương truyền rằng ngày xưa trong động có nhiều hổ dữ sinh sống, chúng thường vào các bản xung quanh để bắt gia súc của dân địa phương. Họ đã đặt bẫy bắt hết được hổ và từ khi hổ ở đây tuyệt chủng thì mọi người được sống yên lành.
Theo một ý kiến khác cho rằng động Ngườm Ngao trong tiếng Tày có nghĩa là “Hang hổ”. Tương truyền rằng, xưa kia trong động có rất nhiều hổ dữ sinh sống, chúng thường vào các bản xung quanh để bắt gia súc của dân địa phương. Người dân đã đặt bẫy bắt hết được hổ và từ đó được sống yên lành. Vì vậy, người dân tộc Tày mới đặt tên động là Ngườm Ngao. Tuy nhiên cũng có truyền thuyết kể rằng những tiếng gầm rú được phát ra nhờ tiếng suối nước chảy trong động tạo lên nghe giống tiếng gầm của hổ dữ vì vậy người dân đặt tên động là Ngườm Ngao.
Hồ Thang Hen
Nguồn gốc cái tên Thang Hen là phát sinh từ tiếng dân tộc Tày. Thang hen có nghĩa là đuôi ong. Nó có cái tên như vậy là bởi vì khi bạn nhìn từ trên cao xuống, hồ có hình như phần đuôi của con ong.
Miếu Vọng tiên cung
Theo truyền thuyết của người dân vùng Phia Đén, trên đỉnh núi Phia Oắc có bàn đá là nơi tiên ông đánh cờ, dưới chân núi có dòng suối trong xanh có thể là nơi tiên nữ giáng trần xuống tắm. Miếu Vọng tiên cung có thể là nơi ngắm cảnh, ngắm tiên nữ giáng trần...
Tổng hợp: SGT Group.
Tài liệu tham khảo:
- Theo trungkhanh.caobang.gov.vn
- Theo vietnamtourism.gov.vn
- Theo 123didulich.com
- Theo cattour.vn