340 lượt xem

Tại sao gọi là Đèo Mã Phục?

Tích xưa kể rằng, giữa thế kỷ XI thủ lĩnh người Tày là Nùng Trí Cao đã lãnh đạo nhân dân địa phương chống lại nhà Tống ở phía bắc. Trong một lần tuần tra biên giới trở về, đến địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh ngày nay, gặp con đèo cao quanh co, dốc đứng án ngữ trước mặt, ngựa của Nùng Trí Cao bị khuỵu chân không thể đi tiếp được nữa. Từ đó dãy núi được đặt tên là Án Lại và con đèo được đặt tên là Mã Phục (ngựa quỳ).

Người dân nơi đây kể lại rằng, vào thế kỷ 11 có vị thủ lĩnh Nùng Trí Cao đã lãnh đạo nhân dân Cao Bằng đánh tan quân Tống xâm lược, bảo vệ biên cương Tổ quốc. Khi đi ngang qua một thung lũng trong lần đánh trận trở về thì Nùng Trí Cao thấy ở phía xa có các nàng tiên mời chàng vào nghỉ ngơi. Dù cả người lẫn ngựa đều mệt nhoài nhưng chàng vẫn không dừng bước. Đi đến đoạn đường đèo quanh co, hiểm trở, con ngựa của Nùng Trí Cao đã khuỵu xuống vì kiệt sức. Từ đó, địa điểm mà con ngựa của Nùng Trí Cao gục ngã được gọi là Mã Phục (ngựa nằm, quỳ).

Còn thung lũng nơi có các nàng tiên vẫy gọi Nùng Trí Cao được đặt tên là Lũng Riệc (tiếng Tày riệc có nghĩa là vẫy gọi).
Phượng Vũ (Tổng hợp)
 
Tổng hợp: SGT Group.