489 lượt xem

Nguồn gốc tên gọi một số địa danh ở Hà Nội

Long Biên
Cái tên của huyện này nghĩa là "rồng giao nhau", được truyền thuyết cho là vì một con rồng đã xuất hiện trên mặt sông ngay khi thành phố này được thành lập.

Có ý cho rằng, vào khoảng thế kỉ thứ 6, nó được biết đến qua cái tên Long Uyên (龍淵). Tuy nhiên, các mục địa lý trong các sách cổ Hậu Hán thư, Tống thư không có chi tiết này, mà tên gọi Long Biên vẫn tồn tại ngay từ thời Hán. Năm 621, Long Biên được đổi thành Long Châu (龍州), gồm hai huyện Bình Lạc, Vũ Ninh. Năm 627, đổi về Long Biên như cũ.

Về sau, Long Biên thường hay được gọi bằng cái tên La Thành (羅城) do đặc tính có thành bao quát của nó.



Thủ Lệ
Công viên Thủ Lệ nằm bên trong khuôn viên có một mặt hồ lớn, với một dải đất hình oval giống như giọt nước mắt. Đó cũng là nguồn gốc của cái tên Thủ Lệ, mang ý nghĩa là giữ lấy giọt lệ ở bên trong. Nằm trên địa phận làng Thủ Lệ, một làng cổ có từ thời nhà Lý với sự tích thần Linh Lan và đền Voi Phục, đây không chỉ là một địa điểm vui chơi giải trí của người dân mà là một di tích lịch sử của mảnh đất kinh kì ngàn năm văn hiến.


Hỏa Lò
Và rồi, những mái nhà xinh xắn của 48 hộ dân thôn Phụ Khánh nằm xen giữa 3 ngôi chùa cổ kính là chùa Lưu Ly, chùa Bích Thư và chùa Bích Hoa đã bị chính quyền thực dân san phẳng để làm mặt bằng xây Đề lao Trung ương, gọi theo tiếng Pháp là Maison Centrale. Tuy nhiên, thôn Phụ Khánh vốn là nơi quần tụ cư dân làm nghề thủ công chuyên sản xuất đồ gốm dân dụng nên các lò nung gốm ở đây đỏ lửa suốt ngày đêm. Vì vậy, địa danh này còn có tên là Hỏa Lò.

Maison Centrale được xây dựng trên nền đất ấy nên còn có tên gọi là Nhà tù Hỏa Lò.



Cầu Giấy
Cầu Giấy là cây cầu bắc qua sông Tô Lịch tại nơi nay là đường Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Khoảng thế kỉ 17, cầu có tên là cầu Sông Tô.

Đến thời nhà Nguyễn, cầu đã có tên Cầu Giấy. Đại Nam nhất thống chí triều Nguyễn ghi: Cầu Giấy dài ba trượng, trên cầu có nhà lợp ngói ở huyện Từ Liêm. Gọi tên là "Giấy" vì cầu nằm tại làng Thượng Yên Quyết, vốn là làng có nghề làm giấy cổ truyền từ thế kỷ 13, trước cả vùng giấy Bưởi. Ngõ vào làng xưa có tên gọi "Chỉ Tác", có nghĩa là "làm giấy".

Ngày nay, cầu Giấy làm bằng bê tông và là một đoạn của đường Cầu Giấy.



Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc ban đầu có tên là chùa Khai Quốc, xây dựng vào năm 541 thuộc thời Tiền Lý. Lúc đó, chùa nằm gần bờ sông Hồng bởi vậy khi đê sạt lở vào năm 1615 (đời vua Lê Trung Hưng), chùa được di dời vào phía trong đê Yên Phụ khu gò đất Kim Ngưu. Sau đó, trong khoảng thế kỉ 17, chúa Trịnh cho đắp đê Cố Ngự (nay là đường Thanh Niên) để nối với đảo Kim Ngưu. Chùa đổi tên thành chùa Trấn Quốc vào đời vua Lê Hy Tông (1681 – 1705) với ý nghĩa mong muốn đây sẽ là nơi giúp dân xua đi thiên tai, đem lại cuộc sống bình yên cho toàn dân. Và cái tên đó được sử dụng cho tới tận ngày nay.

Xưa kia, chùa Trấn Quốc là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long. Các vua Lý, Trần vẫn thường hay vãn cảnh và ngự giá cúng lễ vào các dịp lễ, Tết tại chùa bởi vậy mà có nhiều cung điện đã được xây dựng phục vụ việc nghỉ ngơi của vua: cung Thúy Hoa, điện Hàm Nguyên.



Cầu Dền
Cầu Dền là tên phường ở quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Cầu Dền bắc qua sông Kim Ngưu. Nguyên trước đây, hai bên bờ sông này có trồng nhiều rau dền nên cầu mang tên trên. Tên cầu biến thành tên phường.


Cầu Giát
Cầu Giát là tên thị trấn huyện lỵ huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Giát là tấm vạt đan bằng tre. Người ta dùng các vạt tre lót trên mặt cầu nên gọi là cầu Giát. Tên cầu chuyển thành tên thị trấn.

Lại có ý kiến khác cho rằng, cầu Giát là vì có sông Giát, và có Cầu bắc qua trên đường Thiên lý đi về kinh đô cũ nên được gọi là địa danh Cầu Giát.



Đan Phượng
Đan Phượng là một huyện thuộc thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Đan Phượng theo nghĩa gốc Hán có nghĩa là chim phượng đỏ.



Thạch Thất
Trước đây Thạch Thất là huyện thuộc phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Tên gọi của Thạch Thất có nghĩa là nhà đá.

 
Tổng hợp: SGT Group.

Tài liệu tham khảo:
-Theo Người kể sử
-Theo 
cand.com.vn
-Theo vntrip.vn
-Theo sggp.org.vn