1261 lượt xem

NGUYỄN BỈNH KHIÊM - KỲ 2 (CUỐI)

Chương 4: Sắt ngắn, gỗ dài

Hồi Nguyễn Bỉnh Khiêm từ quan về quê làng Trung Am mở trường dạy học, học trò theo học rất đông. Vào buổi tối 30 tết năm nọ; ông Trạng đang ngồi đàm luận về lý số với một anh học trò xuất sắc của ông đến thăm và biếu ông lễ vật, thì bỗng ngoài cổng có tiếng người gọi. Ông sai gia nhân ra bảo hãy chờ một chút. Trong khi đó, ông và người học trò cùng bấm quẻ để thử đoán xem người đó vào có việc gì?

Cả hai thầy trò cùng bấm vào một quẻ "thiết đoản, mộc trường". Nghĩa là "Sắt ngắn, gỗ dài". Ông hỏi người học trò:

- Vậy anh đoán người đó vào đây có việc gì?

Anh học trò trả lời:

- Thưa thầy! "Thiết đoản, mộc trường, theo ý con, người vào đây chắc hẳn chỉ có mượn chiếc mai đào đất mà thôi, chứ ngoài ra không còn cái gì là "sắt ngắn, gỗ dài" nữa.

Ông cười nói:

- Khác với anh, tôi lại đoán người đó vào đây mượn búa.

Nói xong, ông cho mở cổng. Quả nhiên người ấy vào hỏi mượn búa thật.

Anh học trò chững người ra vì sự đoán sai của mình. Thấy vậy, ông giải thích cho anh học trò:

- Kể thì anh bấm quẻ cũng giỏi, nhưng mức đoán còn thấp. Anh bảo "sắt ngắn, gỗ dài" mà đoán là mượn mai, như vậy thử hỏi, 30 tết người ta đến đây để mượn mai làm gì cơ chứ? Còn tôi bảo là người đó vào mượn búa để về bổ củi nấu bánh chưng Tết mà thôi. Bấm quẻ đã đúng nhưng khi đoán còn phải có ý thức cơ biến, mà tránh được những sự sai lầm.

Anh học trò bái phục thầy, xin nhận những lời chỉ bảo quý. Trạng Trình thật là người suy đoán giỏi.

Hồi Nguyễn Bỉnh Khiêm từ quan về quê làng Trung Am mở trường dạy học, học trò theo học rất đông. Vào buổi tối 30 tết năm nọ; ông Trạng đang ngồi đàm luận về lý số với một anh học trò xuất sắc của ông đến thăm và biếu ông lễ vật, thì bỗng ngoài cổng có tiếng người gọi. Ông sai gia nhân ra bảo hãy chờ một chút. Trong khi đó, ông và người học trò cùng bấm quẻ để thử đoán xem người đó vào có việc gì?

Cả hai thầy trò cùng bấm vào một quẻ "thiết đoản, mộc trường". Nghĩa là "Sắt ngắn, gỗ dài". Ông hỏi người học trò:

- Vậy anh đoán người đó vào đây có việc gì?

Anh học trò trả lời:

- Thưa thầy! "Thiết đoản, mộc trường, theo ý con, người vào đây chắc hẳn chỉ có mượn chiếc mai đào đất mà thôi, chứ ngoài ra không còn cái gì là "sắt ngắn, gỗ dài" nữa.

Ông cười nói:

- Khác với anh, tôi lại đoán người đó vào đây mượn búa.

Nói xong, ông cho mở cổng. Quả nhiên người ấy vào hỏi mượn búa thật.

Anh học trò chững người ra vì sự đoán sai của mình. Thấy vậy, ông giải thích cho anh học trò:

- Kể thì anh bấm quẻ cũng giỏi, nhưng mức đoán còn thấp. Anh bảo "sắt ngắn, gỗ dài" mà đoán là mượn mai, như vậy thử hỏi, 30 tết người ta đến đây để mượn mai làm gì cơ chứ? Còn tôi bảo là người đó vào mượn búa để về bổ củi nấu bánh chưng Tết mà thôi. Bấm quẻ đã đúng nhưng khi đoán còn phải có ý thức cơ biến, mà tránh được những sự sai lầm.

Anh học trò bái phục thầy, xin nhận những lời chỉ bảo quý. Trạng Trình thật là người suy đoán giỏi.
 

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với “Thói đời”

- Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với “Thói đời”. Ông là một trí thức lớn, một nhà lý học lỗi lạc, có tâm, có chí. Ông đã dành cả cuộc đời thanh cao, nhân ái gắn bó với dân với nước. 

Được nhà Mạc hết lòng trọng đãi

Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trình quốc công, Trạng Trình, 1491-1585) quê làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại (huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng); học trò của bảng nhãn Lương Đắc Bằng, đỗ Trạng nguyên năm 1535, làm quan triều đình nhà Mạc, được vua Mạc phong tước Trình tuyên hầu, nên người đời gọi là Trạng Trình.

Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất thân trong một gia đình trí thức, thuở thiếu thời nổi tiếng thông minh, ham học và học giỏi, sớm bộc lộ những đức tính cao quý, cương trực và đầy lòng nhân ái. Sử sách còn ghi, trí nhớ của ông thật đặc biệt, xếp vào hạng siêu phàm; năm lên 4 tuổi, đã thuộc làu hàng loạt kinh truyện mà mẹ ông đã dạy.

Khi còn là cậu học trò, ông theo học thầy bảng nhãn Lương Đắc Bằng, được thầy phả cho "luồng sinh khí" từ bộ sách "Thái ất thần kinh" đời nhà Minh, nên đã khơi mạch, mở tầm, thông hiểu được lẽ huyền vi của tạo hóa, sự chuyển vận của vũ trụ về tự nhiên, xã hội, con người…

Nguyễn Bỉnh Khiêm được bạn bè nhất mực kính yêu, khâm phục nên tôn xưng là Tuyết Giang Phu Tử. Nhưng mãi đến năm 1535, lúc khoa Ất Mùi, niên hiệu Đại chính 6, đời Mạc Đăng Doanh, ông mới đi thi và đỗ Trạng Nguyên.

Nhà Mạc chiêu mộ hiền tài nhằm khôi phục xã hội để trăm họ một cuộc sống thái bình và thịnh trị từ hậu tàn của sự suy đồi, thối nát của các vương triều cuối Lê, Nguyễn Bỉnh Khiêm được triều Mạc hết lòng trọng đãi, ban cho nhiều chức quan cao và phong tước Trình truyền hầu.

Ra khỏi chính sự rối ren

Nguyễn Bỉnh Khiêm sống gần trọn thế kỉ XVI, là thế kỷ vô cùng rối ren trong lịch sử đất nước, thời kì phong kiến suy vi. Năm1527, nhà Mạc tiếm ngôi nhà Lê; nhà Lê trung hưng (với sự giúp rập của Nguyễn Kim và sau đó của họ Trịnh) chống lại, tạo nên tình trạng cát cứ, đánh nhau liên miên.

Từ năm 1545, Trịnh - Nguyễn phân tranh. Nhà Nguyễn cát cứ từ Thuận Hoá trở vào. Chiến tranh thôn tính giữa Bắc Triều (nhà Mạc) và Nam Triều (Lê - Trịnh) kéo dài hơn nửa thế kỉ, nhân dân lầm than ly tán. Các tập đoàn phong kiến thành bại, hưng vong, đổi thay trong chớp mắt…

Trước thực trạng thời thế xoay vần, đã tạo một tâm trạng bất an trong lòng người. Nguyễn Bỉnh Khiêm - một trí thức lớn, một nhà lý học lỗi lạc, có tâm, có chí, từng trăn trở nhập thế giúp nước, giúp đời cũng trong tâm trạng ấy.

Vào năm 1543, trước cảnh bầy tôi lộng quyền, ông mạnh dạn vạch trần sự tha hóa, thối nát rồi dâng trảm sớ lên vua đối với 18 đình thần biến chất, mưu phản; song không được nhà vua chấp thuận.

Tâm nguyện phò vua giúp nước không thành, rốt cuộc ông đã phải đi đến chấp nhận hiện tình của lịch sử đương thời là một tất yếu và bất khả kháng. Nguyễn Bỉnh Khiêm quyết định cáo quan, ra khỏi chính sự đầy rối ren và về quê ở ẩn lúc mới 53 tuổi, mặc dù ông vẫn được nhà Mạc mời gọi, ban tước cao, tận dụng uy vọng của ông để giúp triều đình này tồn tại.

Tại quê nhà, Nguyễn Bỉnh Khiêm lập am Bạch Vân, mở trường dạy học, viết văn, làm thơ, biên dịch sách, nghiên cứu kinh sử, chắt lọc những tinh hoa của các đạo pháp ngoại lai, bổ sung tính chất giản dị mà sâu sắc của văn hóa Việt để giáo hóa người đời và dạy dỗ học trò thành người có đức có tài, hữu ích cho đất nước.

Với tên hiệu Bạch Vân Cư sĩ lan truyền rộng khắp, học trò khắp nơi đổ về thụ giáo ngày một đông. Học trò của ông sau này rạng danh, trở thành nhân tài kiệt xuất trong các lĩnh vực chính trị, xã hội, văn học như Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ…

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với “Thói đời” - Kỳ 2: Hai bài Thói đời

- Hai bài Thói đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng như thơ của ông nói chung, nặng về nhân tình thế thái, triết lý đạo làm người, đúc kết giáo lý mà vẫn nóng hổi cảm xúc.

Hai bài Thói đời

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn thơ có giá trị như tập thơ Bạch Vân, gồm hàng trăm bài thơ chữ Hán và hai tập Trình Quốc công Bạch Vân thi tập và Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập, hay còn gọi là Bạch Vân quốc ngữ thi (với hàng trăm bài thơ chữ Nôm).

Hiện còn lưu lại được một quyển của Bạch Vân thi tập gồm 100 bài và 23 bài trong tập Bạch Vân Gia Huấn, mang nhiều chất hiện thực và triết lý sâu xa, thể hiện đạo lý đối nhân xử thế, lấy đức bao trùm lên tất cả, mục đích để răn dạy đời.

Mặc dù trong cảnh đời đen bạc, thay cho tiếng thở dài tuyệt vọng, như nhiều nhà thơ chán đời thuở xưa vẫn gửi vào thơ phú, Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cao và đấu tranh cho sự trong sạch của tâm hồn con người, lên án thói đời tráo trở, vụ lợi, chà đạp lên thủy chung, tình nghĩa.

Thơ ông, do vậy, nặng về nhân tình thế thái, triết lý đạo làm người. Chủ đề này vốn dễ khô khan, nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vận dụng cách nghĩ, cách nói của nhân dân, giữ được tính sinh động thời sự của sự kiện, nên câu thơ đúc kết giáo lý mà vẫn nóng hổi cảm xúc. Một trong những bài thơ điển hình mang hơi thở đó của Nguyễn Bỉnh Khiêm là bài “Thói đời I”:

“Thế gian biến cải vũng nên đồi,
Mặn nhạt, chua cay lẫn ngọt bùi
Còn bạc, còn tiền còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu hết ông tôi.
Xưa nay đều trọng người chân thực,
Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi.
Ở thế mới hay người bạc ác,
Giàu thì tìm đến khó tìm lui”.
Và bài “Thói đời II”:
“Vụng khéo nào ai chẳng có nghề
Khó khăn phải lụy đến thê nhi
Ðược thời, thân thích chen chân đến
Thất thế, hương lân ngảnh mặt đi
Thớt có hôi tanh, ruồi muỗi đậu
Sanh không mật mỡ, kiến bò chi
Ðời nay những trọng người nhiều của
Bằng đến tay không, mấy kẻ vì”.
Hết cơm, hết rượu hết ông tôi

Thử phân tích bài I, ta thấy: Biến cải vũng nên đồi, chỉ những sự thay đổi lớn lao trong đời sống chính trị, xã hội, đời sống con người, thay đổi bộ mặt xã hội, thay đổi cảnh vật, thay đổi của lòng người.

Mặn, nhạt, chua, cay, ngọt, bùi, chỉ những trạng thái, tình cảnh, tình huống ngang trái trong cuộc sống đa đoan, tục luỵ, chìm nổi. Đệ tử, chỉ những kẻ dưới quyền, tay chân, thuộc hạ sống bám vào việc tâng bốc cấp trên. Kẻ đãi bôi, kẻ nói lời ngon ngọt lấy lòng, không thật, xảo ngôn.

Qua bài thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm cho thấy sự thật một trạng thái về bộ mặt của người đời, nơi đó, đầy rẫy những kẻ hám danh vụ lợi, tầm thường, vì miếng cơm, manh áo quên điều nhân nghĩa, dù trong tận đáy lòng, con người cũng biết trọng điều chân thật, ghét sự dối trá, gian manh; mà chỉ những tâm hồn sống từng trải nếm qua mọi cảnh đời mới thấu hiểu được.

Bài thơ có bố cục theo thể thơ Đường luật, thất ngôn bát cú: câu một và hai nêu rõ, cuộc đời luôn thay đổi, thăng trầm đầy vơi với mọi cảnh ngộ; câu ba và bốn nêu tâm lý, thói đời vụ lợi và phù thịnh, quên nhân nghĩa; câu năm và sáu nêu thiện ý của con người xưa nay ưa chân thật, ghét gian ngoan; câu bảy và tám nêu, có sống ở đời, mới rõ được nhân tình thế thái.

Mở đầu bài thơ, tác giả cho thấy cảnh đời luôn biến đổi tang thương, trong đó con người cũng từng trải qua bao cảnh ngộ đa đoan, trớ trêu, đau khổ và hạnh phúc… Nhưng không phải con người luôn giữ được bản chất thiện lương của mình. Mỗi thay đổi cũng xuất hiện đầy rẫy những cảnh ngộ lọc lừa, phản phúc, trắng trợn đến mức tàn nhẫn, phũ phàng: “Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử - Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi”.

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với “Thói đời” - kỳ 3: Nhà tiên tri số một của Việt Nam

- Nhà tiên tri số một của Việt Nam là danh xưng nhân dân dành tặng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông đã cho ra đời hàng loạt những lời tiên tri cho hậu thế mà người đời gọi là "Sấm Trạng Trình".

Nhắc nhở tính thiện trong mỗi người

Mấy trăm năm đã qua, nhưng “Thói đời” chưa bao giờ cũ, chưa bao giờ mất, chưa bao giờ sai…, vẫn hiển hiện trong đời sống thường nhật của con người với tính triết lý sâu xa của nó.

Những cụm từ còn, hết, trùng điệp và đối xứng nhau trong hai câu thực như góp phần mô tả sự trắng trợn, thẳng thừng đến mức phũ phàng của tình đời đen bạc. Cách ngắt nhịp của cả hai câu thực cũng bật lên giọng điệu cứng rắn, đến lạnh lùng.

Hai câu thực đã toát lên ý chính, tư tưởng chính của bài thơ: con người chỉ sống vụ lợi, vì miếng cơm manh áo, (bạc, tiền, cơm, rượu) làm gì có đạo lý và nhân nghĩa. Làm gì còn tình nghĩa đệ tử và đạo lý ông tôi. Mối tương quan đó chỉ có giá trị khi đi liền với bạc, tiền và cơm, rượu. Hết chất xúc tác đó thì các thực thể tách rời nhau.

Đừng tưởng rằng đã cùng nhau trải qua bao cảnh ngộ mặn nhạt chua cay lẫn ngọt bùi, thì tình phải sâu hơn, nghĩa phải trọng hơn. Nhưng thực tế phũ phàng đã cho ta một bài học: sự từng trải chỉ giúp ta có một nhận thực chính xác hơn, xót xa hơn về lòng dạ người đời bội bạc và vụ lợi.

Ngày nay đọc Nguyễn Bỉnh Khiêm ta thấy nhà thơ xưa và nay, con người dù ở bất cứ nơi đâu và thời nào cũng thế. Người thức giả dù từng trải việc đời, cũng chỉ biết mô tả, mỉm cười nhẹ nhàng khoan dung để mong sửa đổi chút phong hoá… nên ở hai câu luận, tác giả nhắc nhở cái tính thiện trong thâm tâm mỗi con người: “xưa nay, đều trọng người chân thực - Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi”.

Chân thực là cái vốn quý mà trời đất đã cho ta. Mỗi người phải biết vun bồi sửa chữa mỗi ngày để hoàn thiện mình và cải tạo cuộc đời cho ý nghĩa hơn, đáng sống hơn. Đó là đạo lý của cuộc sống. Vì dù sao chăng nữa, con người vẫn biết trọng nhân nghĩa, ghét gian tà.

Vả lại, phải là người sống từng trải sâu sắc như thế nào, tác giả mới nhận xét thấu đáo cuộc đời, khả dĩ tìm một con đường ứng xử thích hợp hơn: “Ở thế, mới hay người bạc ác - Giàu thì tìm đến, khó tìm lui”… “Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử - Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi”.

Hình ảnh minh họa chân lý thường cụ thể, gần gũi trong đời sống hàng ngày, ai cũng thấy, cũng biết nên câu thơ triết lý mà không nặng nề, trái lại, được người đọc vận dụng ngay vào đời sống, biến nó thành một dạng thức biểu hiện tình cảm của chính mình trước mọi hay dở của cuộc đời: “ Thớt có tanh tao ruồi đậu đến - Sanh không mật mỡ kiến bò chi”.

Nhà tiên tri số một của Việt Nam

Tương truyền, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là một nhà tiên tri, tác giả của nhiều lời sấm. Nhà Mạc, nhà Trịnh, nhà Nguyễn đều đến xin lời khuyên của ông để dựng nghiệp. Ông khuyên nhà Mạc lên Cao Bằng, khuyên nhà Nguyễn vào Hoành Sơn, khuyên nhà Trịnh đừng có lật vua Lê (giữ chùa mà ăn oản).

Nhờ học tính theo Thái Ất, ông tiên đoán được biến cố xảy ra 500 năm sau. Người Trung Hoa khen Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là "An Nam lý số hữu Trình Tuyền". Ông tinh thông về thuật số, được dân gian truyền tụng và suy tôn là "nhà tiên tri" số một của Việt Nam. Ông đã cho ra đời hàng loạt những lời tiên tri cho hậu thế mà người đời gọi là "Sấm Trạng Trình".

Nguyễn Bỉnh Khiêm dành cả cuộc đời thanh cao, nhân ái gắn bó với dân với nước. Nhà sử học Phan Huy Lê viết về Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Văn chương ông tự nhiên, nói ra là thành, không cần gọt giũa, giản dị mà linh hoạt, không màu mè mà có ý vị đều có quan hệ đến việc dạy đời".

Điều chưa biết về “nhà tiên tri” số một của Việt Nam

Sinh ở triều Lê, làm quan dưới triều Mạc, ở vào những năm tháng rối ren và nhiều biến động của đất nước, bằng tài năng và đức độ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vượt lên hoàn cảnh trở thành một bậc hiền triết, nhà văn hoá lớn của dân tộc ở vào thế kỷ thứ XV-XVI. Đặc biệt với "Sấm Trạng Trình", ông được người dân suy tôn là "nhà tiên tri" số một của Việt Nam.

 

Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

 Khu di tích Trạng Trình (Nguồn: sưu tầm)

Một nho sinh xuất sắc

Nguyễn Bỉnh Khiêm, thuở nhỏ có tên là Nguyễn Văn Đạt, sinh năm Tân Hợi (1491), dưới triều Lê Thánh Tông - thời kỳ được xem là thịnh trị nhất của nhà Lê sơ. Có tài liệu cho rằng Trạng Trình đổi từ tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt thành Nguyễn Bỉnh Khiêm khi ông chuẩn bị đi thi (1535). Nghĩa của hai chữ "Bỉnh Khiêm" được hiểu là "giữ trọn tính khiêm nhường". 

Quê ông ở làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, tp.Hải Phòng). Thân phụ của ông là giám sinh Nguyễn Văn Định, đạo hiệu là Cù Xuyên, nổi tiếng hay chữ nhưng không hanh thông trong đường khoa cử. Mẹ của ông là bà Nhữ Thị Thục, con gái út của quan Tiến sĩ Thượng thư bộ Hộ Nhữ Văn Lan. 

Bà là người phụ nữ có bản lĩnh khác thường, học rộng biết nhiều lại giỏi tướng số, nên muốn chọn một người chồng tài giỏi để sinh ra người con có thể làm nên đế nghiệp sau này, nhưng kén chọn mãi đến khi luống tuổi bà nghe lời cha mới lấy ông Nguyễn Văn Định, là người có tướng sinh quý tử.

Đến tuổi trưởng thành, nghe danh tiếng Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, một đại thần từng giữ chức Thượng thư dưới triều Lê sơ nhưng đã cáo quan về quê sống đời dạy họ ở làng Lạch Triều (thuộc huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa), Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cất công vào tận xứ Thanh để tầm sư học đạo. 

Vốn sáng dạ, lại chăm chỉ nên chẳng bao lâu ông đã trở thành học trò xuất sắc nhất của người thầy họ Lương. Bởi vậy mà trước khi qua đời, Lương Đắc Bằng đã trao lại cho Nguyễn Bỉnh Khiêm bộ sách quý về Dịch học (Chu Dịch) là "Thái Ất thần kinh", đồng thời ủy thác người con trai Lương Hữu Khánh của mình cho ông dạy dỗ.

Giỏi nhưng không làm quan

Mặc dù được đào tạo bài bản về Hán học, song gặp thời đại loạn (giai đoạn triều Lê sơ rơi vào khủng hoảng, suy tàn, rồi triều Mạc thay thế vào năm 1527), nên Nguyễn Bỉnh Khiêm đã không mấy hào hứng với khoa cử. Ông bỏ qua tới 9 kỳ đại khoa (trong đó có 6 khoa thi dưới triều Lê sơ và 2 khoa thi đầu tiên dưới triều Mạc). Tới năm 1534, đời Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh) được xem là thịnh trị nhất triều Mạc, ông mới quyết định đi thi Hương và đỗ đầu, sau đó ông đỗ đầu hai kỳ thi Hội, thi Đình năm 1535, đoạt danh hiệu Trạng nguyên khi đã 45 tuổi. 

Ngay sau khi đỗ đạt, ông được bổ nhiệm làm Đông Các hiệu thư (chuyên việc soạn thảo, sửa chữa các văn thư của triều đình) rồi sau được cử giữ nhiều chức vụ khác nhau như Tả thị lang bộ Hình, Tả thị lang bộ Lại kiêm Đông các Đại học sĩ. Nhưng rồi Mạc Thái Tông qua đời (1540), Mạc Hiến Tông (Mạc Phúc Hải) lên thay, triều chính bị bọn bất tài, cơ hội lũng đoạn. Năm 1542,  Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dâng sớ trị tội 18 lộng thần (trong đó có cả con rể của ông là Phạm Dao làm Trấn thủ Sơn Nam) nhưng không được vua chấp thuận, ông bỏ quan về quê dậy học, làm thơ, viết sách.

Tới năm Giáp Thìn (1544), vua Mạc lại cho người về phong tước Trình Tuyền Hầu cho ông, rồi sau lại thăng ông lên chức Thượng thư bộ Lại, Thái phó, tước Trình Quốc Công. Có lẽ do vậy mà dân gian quen gọi ông là "Trạng Trình". Gần hai chục năm (từ năm 53 tuổi tới 73 tuổi), Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy không ở hẳn kinh đô nhưng vẫn cáng đáng nhiều việc triều chính, lúc bàn quốc sự, lúc theo xa giá nhà vua đi dẹp loạn, vua Mạc tôn kính ông như bậc quân sư. Những việc trọng đại nhà vua thường sai sứ giả về hỏi (trong đó có lời khuyên nổi tiếng đã đi vào sử sách: "Cao Bằng tuy tiểu, khả diên sổ thế"), có khi lại đón ông lên kinh để bàn việc, xong rồi ông lại trở về quê, làng Trung Am. 

Nhà tiên tri kỳ lạ

Tại quê nhà, ông đã cho dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là "Bạch Vân cư sĩ", lập quán Trung Tân, làm cầu Nghinh Phong, Trường Xuân cho dân qua lại thuận tiện và mở trường dạy học cạnh sông Tuyết (còn có tên là sông Hàn). Do vậy "Tuyết Giang phu tử" chính là danh hiệu mà các môn sinh sau này dành cho ông. Học trò của ông có nhiều người hiển đạt như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Trương Thời Cử, Đinh Thời Trung, Hàn Giang cư sĩ Nguyễn Văn Chính (con trai cả của ông)... Người ta cho rằng Nguyễn Dữ (tác giả của Truyền kỳ mạn lục) cũng từng là học trò của ông.

Nguyễn Bỉnh Khiêm tạ thế tại quê nhà vào ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu (1585), ở tuổi 95, đây là tuổi thọ hiếm có vào thời ấy. Trước khi qua đời, ông còn dâng sớ lên vua Mạc: "... Thần tính độ số thấy vận nước nhà đã suy, vận nhà Lê đến hồi tái tạo, ý trời đã định, sức người khó theo.  Song nhân giả có thể hồi thiên ý, xin nhà vua hết lòng tu nhân phát chính, lấy dân làm gốc, lấy nước làm trọng, trong sửa sang văn trị, ngoài chuyên cần võ công, may ra giữ được cơ nghiệp tổ tiên, thì thần chết cũng được thỏa lòng". 

Để tỏ sự trọng thị, vua Mạc Mậu Hợp cử Phụ chính đại thần Ứng vương Mạc Đôn Nhượng cùng văn võ bá quan về dự lễ tang. Triều đình lại sai cấp ruộng tự điền trăm mẫu, đồng thời cấp ba nghìn quan tiền để lập đền thờ ông tại quê nhà, đích thân vua đề chữ lên biển gắn trước đền thờ là "Mạc Triều Trạng Nguyên Tể Tướng Từ".

Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại cho hậu thế một di sản khá đồ sộ cả về chữ Hán và chữ Nôm, cả về văn thơ và bia ký. Đặc biệt, trong dân gian còn lưu hành nhiều câu sấm Trạng cũng như các tập sấm kí mang tên "Sấm Trạng Trình", phần lớn viết theo thể lục bát.

Người đầu tiên sử dụng danh xưng "Việt Nam"?

Khi đặt vấn đề đi tìm nguồn gốc hai chữ Việt Nam, nhiều học giả ở nước ta hiện nay cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm có thể là người đầu tiên sử dụng danh xưng Việt Nam một cách có ý thức nhất để gọi tên của đất nước. Theo họ, trong các tác phẩm của mình có ít nhất bốn lần danh xưng Việt Nam đã được Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng. Hiện Viện Nghiên cứu Hán-Nôm còn lưu giữ nhiều tài liệu cổ (chép tay) về Nguyễn Bỉnh Khiêm có sử dụng danh xưng Việt Nam như một quốc hiệu tiền định. Ngay trong phần đầu của tập "Sấm ký" có tựa đề "Trình tiên sinh quốc ngữ", tên gọi Việt Nam đã được nhắc đến: "Việt Nam khởi tổ xây nền…". 

Danh xưng Việt Nam còn được sử dụng một lần nữa trong bài thơ chữ Hán của ông có tựa đề "Việt Nam sơn hà hải động thưởng vịnh" (Vịnh về non sông đất nước Việt Nam). Ngoài ra, tên gọi Việt Nam còn có trong hai bài thơ chữ Hán được chép trong "Bạch Vân am thi tập" của Nguyễn Bỉnh Khiêm gửi hai người bạn thân. 

Bài thứ nhất gửi Trạng nguyên, Thư Quốc công Nguyễn Thiến, hai câu cuối ông viết: "Tiền trình vĩ đại quân tu ký/ Thùy thị phương danh trọng Việt Nam" (Tiền đề rộng lớn ông nên ghi nhớ/ Ai sẽ là kẻ có tiếng thơm được coi trọng ở Việt Nam?). Bài thứ hai gửi Trạng nguyên, Tô Khê hầu Giáp Hải, hai câu cuối ông cũng viết: "Tuệ tinh cộng ngưỡng quang mang tại/ Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam" (Cùng ngửa trông ngôi sao sáng trên bầu trời, Trước sau soi ánh sáng rực rỡ vào nước Việt Nam). 

Hải Thanh