925 lượt xem

Tại sao gọi là Phan Thiết?

Khi chưa có người Việt định cư, người Chăm gọi vùng đất này là “Hamu Lithít” (Hamu nghĩa là xóm ruộng bằng, Lithít nghĩa là ở gần biển). Khi bắt đầu có người Việt định cư, vẫn chưa ai có ý định đặt ngay cho vùng đất này một tên gọi mới bằng tiếng Việt. Lâu dần, âm cuối “Lithit” lại được gắn liền với âm “Phan” tách từ phiên âm của tên hai vùng Phan Rang, Phan Rí mà thành ra Phan
Tiết (tên gọi ngày xưa) và sau này người ta gọi chuẩn với cái tên là Phan Thiết.


Người Việt đã phiên âm lại cách gọi tên của người Chăm trước đó: Mang-lang (Phan Rang), Mang-lý (Phan Rí), Mang-thít (Phan Thiết). Ba địa danh này được gọi chung là “Tam Phan”.
Po Thit (hoàng tử em của công chúa Po Sah Inư, con của vua Chăm Par Ra Chanh, tức Trà Chanh) đóng đồn trấn ngữ vùng đất này vào thế kỷ XIV được người Việt đọc trại ra mà thành Phan Thiết.

Ngày nay, từ “Phan” còn xuất hiện nhiều trong các địa danh ở tỉnh Bình Thuận như: Sông Phan, Phan Rí Cửa, Phan Rí Thành, Phan Lâm, Phan Sơn…
Phan Thiết: Đây là sự biến dạng của từ Chăm HAMU LITHIT (Ruộng Lithit). Người Chăm thường gọi tắt là Mu Thit, nên trước đây được phiên âm là Man Thiết (thời Pháp thuộc) trước khi trở thành Phan Thiết của ngày hôm nay.
Theo Trangdulichblog


Theo cách lý giải đầu tiên, khi người Việt chưa đến định cư, người Chăm gọi vùng đất này là "Hamu Lithít", trong đó "Hamu" là xóm ruộng bằng, "Lithít" là ở gần biển. Sau này, cư dân Việt vẫn sử dụng tên gọi gốc Chăm nhưng biến đổi "Lithit" thành “Tiết”, còn “Hamu” thay bằng “Phan” – dựa theo tên hai vùng Phan Rang, Phan Rí gần đó. Theo thời gian tên “Phan Tiết” trở thành “Phan Thiết” và được chuẩn hóa.

Theo cách lý giải thứ hai, cái tên Phan Thiết có nguồn gốc từ tên của Po Thit (hoàng tử em của công chúa Po Sah Inư, con của vua Chăm Par Ra Chanh, tức Trà Chanh) đóng đồn trấn ngữ vùng đất này vào thế kỷ 14, được người Việt đọc trại ra.

Theo một cách lý giải khác, vùng đất này xưa được người Chăm phiên âm là “Mang-thít”, được người Việt tiếp nhận và đọc thành Phan Thiết. Dù vậy “Mang-thít” có ý nghĩa gì thì không có tài liệu nào giải thích.
Tổng hợp: SGT Group.