905 lượt xem

Tại sao gọi là Vàm Cống - Lấp Vò?

Theo Nhà văn Sơn Nam:
Lấp Vò: theo phương ngữ chuyên môn Nam bộ thì “ Lắp Vò” (hay “Lắp Dò”) là xảm trét ghe thuyền (giống như cách giải thích Bộ Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của )
“Lắp Vò” (hay “Lắp Dò”): là một trong những thao tác sửa chữa thuyền là dùng “Chai trét ghe quết nhuyễn, trôn lẫn sợi đay (bao bố) xé nhỏ rồi lấp vô khe tiếp nối giữa những mãnh ván thuyền. Nên công việc “Lắp Vò” (hay “Lắp Dò”) là việc làm hằng năm của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô, để chuẩn bị đi lại, đánh bắt trong mùa nước nổi.

Tháng 1 năm 1787 chúa Nguyễn Phúc Ánh từ Xiêm (Thái Lan) trở về chọn Hồi Oa (Nước Xoáy –Long Hưng A) đóng đại bản doanh ở trong khoảng 2 năm (1787-1788) – Lúc này quân Tây Sơn và Vua Quang Trung đang tập trung lực lượng để đánh Quân Thanh và dẫn đến chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu 1789.

Vùng đất rộng, dọc theo sông Cường Thành và cách bờ sông Hậu khoảng 3Km bao gồm một phần xã Hòa An-Tỉnh An Giang (làng Bình Thành Tây cũ), Chợ Cũ xã Bình Thành Trung (làng Bình Thành Tây cũ ), Khu vực Thị Tứ Lấp Vò và một phần xã Bình Thành là địa điểm thích hợp để cho quân chúa Nguyễn tu sửa ghe thuyền phương tiện và“Lắp Vò” để chuẩn bị lực lượng chống chọi với quân Tây Sơn trong những năm 70-80 của thế kỷ 18.

Nơi xảm trét ghe thuyền, tu sửa phương tiện đó gọi là nơi “Lắp Vò” (hay “Lắp Dò”). Dần dần địa danh “Lắp Vò” (hay “Lắp Dò”) được xác lập, lâu dần trong dân gian.

Đến năm 1947 (19/5/1947) Chánh phủ lâm thời Cộng hòa Nam Kỳ (thân Pháp) đã cho thành lập quận Lấp Vò. Ý nghĩa lịch sử về mặt hành chánh của địa danh Lấp Vò đã được thành lập, địa danh Lấp Vò đã thay cho vùng đất “Lắp Vò” ( hay “Lắp Dò”) có nhiều truyền thuyết trong giai đọan Gia Long lập lại chế độ phong kiến tập quyền.

Về việc đề nghị của tác giả dẫn chứng ý kiến của học giả Nguyễn Hiến Lê đề nghị nên cải chính lại địa danh “Lắp Dò” thay vì “Lấp Vò” thì ta cần phải xem xét và cân nhắc cẩn thận. Vì “Lấp Vò” là một địa danh đã được xác định về mặt hành chánh trên 60 năm (từ năm 1947 đến nay) thì khó có thể thay đổi được về mặt văn bản hành chính cũng như trong tấm lòng yêu mến quê hương của người dân đất Lấp về tiếng gọi thân thương của địa danh xứ mình.

Vàm Cống: Khi nói về địa danh Vàm Cống thì nhà văn Sơn Nam cũng không khẳng định về nguồn gốc của tên gọi. Nhưng ông vẫn còn phân vân: Nếu như Vàm Cống là từ ghép giữa “Vàm” và “ Cống” như một số địa danh khác trong vùng như Vàm Đinh, Vàm Nao….thì ở Vàm Cống trước đây phải có một cái “Vàm” và 1 cái “Cống”. “Vàm” thì đã xác định theo địa hình - Vậy cái Cống đó nằm ở đâu ??? Xác định được vị trí cái Cống đó thì ta có thể giải mã được địa danh “Vàm Cống”. Còn cái cống làm ở phía trước nhà của Ông Nguyễn Ngọc Vân thì được đặt khoảng năm 1950, trong khi tên gọi Vàm Cống, chợ Vàm Cống đã có từ rất lâu (khoảng thập niên 20 của thế kỷ XX) thì không hợp lý được.

 Theo Lê Hoài Lê:
Lấp Vò: theo phương ngữ chuyên môn Nam bộ thì “Lắp Vò” (hay “Lắp Dò”) là xảm trét ghe thuyền (giống như cách giải thích Bộ Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Hùynh Tịnh Của)
“Lắp Vò” (hay “Lắp Dò”): là một trong những thao tác sửa chữa thuyền là dùng “Chai trét ghe quết nhuyễn, trôn lẫn sợi đay (bao bố) xé nhỏ rồi lấp vô khe tiếp nối giữa những mãnh ván thuyền. “

Nên công việc “Lắp Vò” (hay “Lắp Dò”) là việc làm hằng năm của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô, để chuẩn bị đi lại, đánh bắt trong mùa nước nổi.
Tháng 1 năm 1787 chúa Nguyễn Phúc Ánh từ Xiêm (Thái Lan) trở về chọn Hồi Oa (Nước Xóay –Long Hưng A ) đóng đại bản doanh ở trong khoảng 2 năm ( 1787-1788) – Lúc này quân Tây Sơn và Vua Quang Trung đang tập trung lực lượng để đánh Quân Thanh và dẫn đến chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu 1789.

Vùng đất rộng, dọc theo sông Cường Thành và cách bờ sông Hậu khỏang 3Km bao gồm một phần xã Hòa An-Tỉnh An Giang (làng Bình Thành Tây cũ), Chợ Cũ xã Bình Thành Trung (làng Bình Thành Tây cũ ), Khu vực Thị Tứ Lấp Vò và một phần xã Bình Thành là địa điểm thích hợp để cho quân chúa Nguyễn tu sửa ghe thuyền phương tiện và“Lắp Vò”để chuẩn bị lực lượng chống chọi với quân Tây Sơn trong những năm 70,80 của thế kỷ 18.
Nơi xảm trét ghe thuyền, tu sửa phương tiện đó gọi là nơi “Lắp Vò” (hay “Lắp Dò”) Dần dần địa danh “Lắp Vò” (hay “Lắp Dò”) được xác lập, lâu dần trong dân gian.
Đến năm 1947 (19/5/1947) Chánh phủ lâm thời Cộng hòa Nam Kỳ (thân Pháp) đã cho thành lập quận Lấp Vò. Ý nghĩa lịch sử về mặt hành chánh của địa danh Lấp Vò đã được thành lập, địa danh Lấp Vò đã thay cho vùng đất “Lắp Vò” (hay “Lắp Dò”) có nhiều truyền thuyết trong giai đọan Gia Long lập lại chế độ phong kiến tập quyền.

Vàm Cống:
- Nếu địa danh Vàm Cống có tên gọi trong khoảng thời gian đầu thế kỷ XX (khoảng năm 1901 đến năm 1907 ) thì tôi nghiên về hình ảnh của lượng nước đổ vào đầu kinh xáng Lấp Vò như nước chảy vào trong một cái cóng ( Cóng chứ không phải là Cống ) nên địa danh được ghép giữa Vàm và Cóng được gọi là Vàm Cóng sau đó được gọi trại đi, lâu dần trở thành là Vàm Cống).
- Nếu địa danh Vàm Cống có tên gọi trong khoảng 1921 đến năm 1927 thì tôi nghiên về nếu như Vàm Cống là từ ghép giữa “Vàm” và “Cống” thì địa danh Vàm Cống bắt nguồn từ Một cái « cống » rất to, được xây dựng rất lâu ở gần « Vàm » - Khoảng năm 1925 lúc làm đường liên tỉnh 8- nay gọi là quốc lộ 80 – và trong thời gian mở bến phà Vàm Cống- Đó là Cống Cái Sơn - hiện nay là cầu Cái Sơn gần UBND Thị Trấn Lấp Vò, cách chợ Vàm Cống khoảng 2Km.

 
Lê Hoài Lê