Đền thờ Tô Hiến Thành
Đến biển Sầm Sơn, sau khi viếng thăm đền Độc Cước, Đền Cô Tiên, qua hòn Trống Mái, du khách hãy thả bộ rừng thông tĩnh lặng, lắng nghe gió reo vi vút và thưởng thức hương rừng ngai ngái, thanh sạch… Và cứ thế, chẳng mấy chốc, đền thờ Tô Hiến Thành đã hiện ra trước mắt, cổ kính, thâm nghiêm nhưng khá vắng vẻ.
Đền thờ Tô Hiến Thành còn có tên gọi dân gian là đền Trung, nằm trên đồi cao của dãy núi Trường Lệ, xóm Hải, làng Sầm Thôn, xã Quảng Sơn, Thị trấn Sầm Sơn ( nay thuộc phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn). Hằng năm, nhân dân vẫn tế lễ, giỗ ông vào ngày 12-6 (âm lịch) để tỏ lòng tri ân vị khai quốc công thần thời Lý, có nhiều công lao đánh giặc Tống, bình Chiêm, bảo vệ đất nước, góp phần xây dựng triều chính nhà Lý vững mạnh.
* Vị quan thanh liêm, cương trực
Tương truyền, cha ông là Tô Trung Công quê ở Hạ Mỗ, xã Hồng Thái, huyện Đan Phượng là người học rộng, đỗ cao, được bổ làm quan ở phủ Hà Trung, Thanh Hóa, sau đó lại ra làm quan ở phủ Trường An, tỉnh Ninh Bình. Mẹ ông là Nguyễn Thị Đoan, cùng quê làng Hạ Mỗ. Ông bà đã hơn 40 tuổi mà chưa có con, nghe tiếng đền thờ Nguyễn Minh Không ở làng Điềm Xá, huyện Gia Viễn rất linh thiêng nên ông bà đến đây cầu tự. Ngày 21 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (1102)**, bà sinh được quý tử khôi ngô tuấn tú. Tô Hiến Thành có hiệu là Diễn và Đại Liêu.
Khoa thi năm Mậu Ngọ (1138), ông đỗ Thái học sinh và được vua Lý trọng dụng, giao cho nhiều việc quan trọng: tháng 10 năm 1141, lên châu Lạng dẹp được loạn Thân Lợi, sau đó, ông đã xin triều đình tha chết cho Thân Lợi và các quân sĩ của ông để tránh đổ máu vô ích. Năm 1159, ông cầm quân dẹp loạn Ải Lao ở phía tây sau đó được phong chức Thái úy. Năm 1161, ông được vua Lý cử làm Đô tướng đem 2 vạn quân đi tuần các nơi ven biển tây nam để giữ yên miền biên giới (giữa Đại Việt và Chiêm Thành); rồi đánh tan cướp biển ở Thanh Hóa, Nghệ An. Vị thế của quốc gia Đại Việt dưới thời Lý Anh Tông lớn mạnh, khiến cho nhà Tống phải công nhận Đại Việt vào năm 1164. Năm 1167, ông tiễu phạt quân Chiêm Thành thắng lợi, khiến vua Chiêm đã phải sai sứ thần dâng sản vật địa phương cho vua Lý cầu hòa.
Không chỉ giỏi cầm quân dẹp giặc, ông còn giỏi quản lý, thống lĩnh quân sĩ, giúp dân khẩn hoang ở Hải Phòng, Thái Bình, Nam Hà, Thanh Hóa.
Năm 1175, ông được phong chức Nhập nội kiểm hiệu Thái phó Bình chương quân quốc trọng sự, chính là chức Tể tướng, quan đứng đầu triều vua Lý Anh Tông. Quyền cao chức trọng nhưng ông thanh liêm, cương trực, một lòng phò vua Lý Cao Tông khi ấy còn ấu thơ, dựng xây triều chính, từ chối thẳng thừng chuyện đút lót của những ông quan vô lại. Lòng trung của ông được ghi trong Đại việt sử ký toàn thư như sau: Năm 1179, khi ông ốm nặng, nhà vua mới lên 6 tuổi. Thái Hậu đến thăm, hỏi ông, nếu có mệnh hệ nào, ai là người thay ông? Hiến Thành trả lời: Trung Tá có thể thay được. Thái hậu nói: Tán Đường hàng ngày hầu thuốc thang, sao không thấy ông nhắc đến, Hiến Thành trả lời: Vì bệ hạ hỏi người nào có thể thay thần nên thần nói đến Trung Tá. Còn như hỏi người hầu dưỡng thì phi Tán Đường còn ai nữa. Thái Hậu khen là Trung, nhưng cũng không dùng lời ấy”.
Sử thần Ngô Sĩ Liên sau này đã đánh giá cao lòng trung của ông: Tô Hiến Thành nhận việc ký thác con côi, hết lòng trung thành, khéo xử trí khi biến cố, tuy bị gió lay sóng dập nhưng vẫn đứng vững như cột đá giữa dòng; khiến trên yên dưới thuận, không thẹn với phong độ của đại thần đời xưa; huống chi cho tới lúc sắp chết còn vì nước tiến cử người hiền, không vì ơn riêng”.
Tô Hiến Thành là vị quan thanh liêm, văn võ toàn tài, kinh bang tế thế. Ngày 12 tháng 6 năm Kỷ Hợi, 1179 niên hiệu Trịnh Phụ Vua Lý Cao Tông – Thái úy Tô Hiến Thành qua đời. Vua Lý Cao Tông cho làm Quốc tang, ăn chay ba ngày, nghỉ thiết triều 6 ngày để cả nước chịu tang ông. Thật là hiếm có trong lịch sử Đại Việt thời kỳ phong kiến.
* Đền thờ Tô Hiến Thành ở Sầm Sơn
Nhân dân ghi nhớ ân đức ông, không chỉ đánh giặc giữ nước, bảo vệ dân mà còn giúp dân khai hoang, lập làng nên dựng đền thờ ông ở nhiều nơi như Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Hà Tĩnh… Đền thờ Tô Hiến Thành ở Sầm Sơn là một trong 72 ngôi đền ở Thanh Hóa thờ ông; tương truyền đền đã có cách nay trên dưới 800 năm.
Đền thờ Tô Hiến Thành còn có tên gọi dân gian là đền Trung, nằm trên đồi cao của dãy núi Trường Lệ, xóm Hải, làng Sầm Thôn, xã Quảng Sơn, Thị trấn Sầm Sơn ( nay thuộc phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn). Hằng năm, nhân dân vẫn tế lễ, giỗ ông vào ngày 12-6 (âm lịch) để tỏ lòng tri ân vị khai quốc công thần thời Lý, có nhiều công lao đánh giặc Tống, bình Chiêm, bảo vệ đất nước, góp phần xây dựng triều chính nhà Lý vững mạnh.
* Vị quan thanh liêm, cương trực
Tương truyền, cha ông là Tô Trung Công quê ở Hạ Mỗ, xã Hồng Thái, huyện Đan Phượng là người học rộng, đỗ cao, được bổ làm quan ở phủ Hà Trung, Thanh Hóa, sau đó lại ra làm quan ở phủ Trường An, tỉnh Ninh Bình. Mẹ ông là Nguyễn Thị Đoan, cùng quê làng Hạ Mỗ. Ông bà đã hơn 40 tuổi mà chưa có con, nghe tiếng đền thờ Nguyễn Minh Không ở làng Điềm Xá, huyện Gia Viễn rất linh thiêng nên ông bà đến đây cầu tự. Ngày 21 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (1102)**, bà sinh được quý tử khôi ngô tuấn tú. Tô Hiến Thành có hiệu là Diễn và Đại Liêu.
Khoa thi năm Mậu Ngọ (1138), ông đỗ Thái học sinh và được vua Lý trọng dụng, giao cho nhiều việc quan trọng: tháng 10 năm 1141, lên châu Lạng dẹp được loạn Thân Lợi, sau đó, ông đã xin triều đình tha chết cho Thân Lợi và các quân sĩ của ông để tránh đổ máu vô ích. Năm 1159, ông cầm quân dẹp loạn Ải Lao ở phía tây sau đó được phong chức Thái úy. Năm 1161, ông được vua Lý cử làm Đô tướng đem 2 vạn quân đi tuần các nơi ven biển tây nam để giữ yên miền biên giới (giữa Đại Việt và Chiêm Thành); rồi đánh tan cướp biển ở Thanh Hóa, Nghệ An. Vị thế của quốc gia Đại Việt dưới thời Lý Anh Tông lớn mạnh, khiến cho nhà Tống phải công nhận Đại Việt vào năm 1164. Năm 1167, ông tiễu phạt quân Chiêm Thành thắng lợi, khiến vua Chiêm đã phải sai sứ thần dâng sản vật địa phương cho vua Lý cầu hòa.
Không chỉ giỏi cầm quân dẹp giặc, ông còn giỏi quản lý, thống lĩnh quân sĩ, giúp dân khẩn hoang ở Hải Phòng, Thái Bình, Nam Hà, Thanh Hóa.
Năm 1175, ông được phong chức Nhập nội kiểm hiệu Thái phó Bình chương quân quốc trọng sự, chính là chức Tể tướng, quan đứng đầu triều vua Lý Anh Tông. Quyền cao chức trọng nhưng ông thanh liêm, cương trực, một lòng phò vua Lý Cao Tông khi ấy còn ấu thơ, dựng xây triều chính, từ chối thẳng thừng chuyện đút lót của những ông quan vô lại. Lòng trung của ông được ghi trong Đại việt sử ký toàn thư như sau: Năm 1179, khi ông ốm nặng, nhà vua mới lên 6 tuổi. Thái Hậu đến thăm, hỏi ông, nếu có mệnh hệ nào, ai là người thay ông? Hiến Thành trả lời: Trung Tá có thể thay được. Thái hậu nói: Tán Đường hàng ngày hầu thuốc thang, sao không thấy ông nhắc đến, Hiến Thành trả lời: Vì bệ hạ hỏi người nào có thể thay thần nên thần nói đến Trung Tá. Còn như hỏi người hầu dưỡng thì phi Tán Đường còn ai nữa. Thái Hậu khen là Trung, nhưng cũng không dùng lời ấy”.
Sử thần Ngô Sĩ Liên sau này đã đánh giá cao lòng trung của ông: Tô Hiến Thành nhận việc ký thác con côi, hết lòng trung thành, khéo xử trí khi biến cố, tuy bị gió lay sóng dập nhưng vẫn đứng vững như cột đá giữa dòng; khiến trên yên dưới thuận, không thẹn với phong độ của đại thần đời xưa; huống chi cho tới lúc sắp chết còn vì nước tiến cử người hiền, không vì ơn riêng”.
Tô Hiến Thành là vị quan thanh liêm, văn võ toàn tài, kinh bang tế thế. Ngày 12 tháng 6 năm Kỷ Hợi, 1179 niên hiệu Trịnh Phụ Vua Lý Cao Tông – Thái úy Tô Hiến Thành qua đời. Vua Lý Cao Tông cho làm Quốc tang, ăn chay ba ngày, nghỉ thiết triều 6 ngày để cả nước chịu tang ông. Thật là hiếm có trong lịch sử Đại Việt thời kỳ phong kiến.
* Đền thờ Tô Hiến Thành ở Sầm Sơn
Nhân dân ghi nhớ ân đức ông, không chỉ đánh giặc giữ nước, bảo vệ dân mà còn giúp dân khai hoang, lập làng nên dựng đền thờ ông ở nhiều nơi như Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Hà Tĩnh… Đền thờ Tô Hiến Thành ở Sầm Sơn là một trong 72 ngôi đền ở Thanh Hóa thờ ông; tương truyền đền đã có cách nay trên dưới 800 năm.
Nguồn: Sưu tầm
Nguồn: Sưu tầm
Đền nằm trên đồi cao, hướng về phía Tây. Cổng Tam quan cao vút, bề thế có voi phục, ngựa chầu, uy phong. Bước qua cổng tam quan, cây si, cây vông, nhất là cây bàng cổ thụ trước cửa đền, gốc to hơn một vòng tay tỏa bóng mát trên sân đình. Đền có kết cấu kiểu chữ Đinh, tọa lạc vững chãi trên đỉnh đồi và gồm ba gian: Bái đường, Trung đường, Hậu cung. Các gian trong đền đều nhỏ, gợi không khí ấm cúng: Trung đường đặt khám và tượng ngài Tô Hiến Thành, nơi ngài làm việc và phán xử việc vua. Hậu cung nơi linh thiêng nhất, thờ bài vị Thái úy Tô Hiến Thành, áo vua ban. Các sắc phong của các triều vua nhà Nguyễn còn lưu giữ được: Thời Vua Tự Đức: Thập Niên, Thập nhất nguyệt, Nhị thập tứ nhật, ra sắc chỉ: Thanh Hóa tỉnh, Quảng Xương huyện, Lương Niệm xã, Sầm Sơn thôn tòng tiền phụng sự. Đến đời vua Khải Định, Tô Hiến Thành được tôn là Thượng Đẳng thần: Thập niên, Lục nguyệt nhị thập ngũ nhật, ra sắc chỉ: Sầm Sơn thôn phụng sự tứ tuần Đại Khánh chiều đầm âm lễ- Lý Thái úy Tô Đại Lưu- Dực bảo Trung Hưng Thượng đẳng Thần
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đền hiện còn giữ được một số hiện vật, đồ lễ: Cỗ kiệu Bát Cống, các câu đối, Đại tự, Chúc văn, Bộ Chấp Sự, Thánh vị, hòm sắc, bát hương, lư hương, hạc đồng… Ngày 14 tháng 2 năm 1990, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin đã ký Quyết định công nhận đền thờ Thái úy Tô Hiến Thành là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia nằm trong quần thể di tích và danh thắng: Đền Độc Cước, đền Cô Tiên, Hòn Trống Mái. Năm 1994, Ban quản lý di tích danh thắng Sầm Sơn đã tiến hành trùng tu tôn tạo lại cung Trung đường và Bái đường sau gần nửa thế kỷ bị một số phần tử phá hoại do những quan niệm ấu trĩ, cứng nhắc, xâm hại di tích diễn ra trong những năm 60 của thế kỷ XX.
Tuy vậy, so với đền Độc Cước và đền Cô Tiên, du khách đến thăm viếng đền rất thưa thớt. Hầu như theo một thói quen cũ, du khách theo trục đường chính, lên đền Độc Cước, ra đền Cô Tiên viếng và ngắm phong cảnh, đến hòn Trống Mái chụp ảnh, là trở lại biển, không mấy ai vòng đến đền Tô Hiến Thành, dù chỉ cách hòn Trống Mái chưa đầy một cây số. Đứng trước Tam quan vòi vọi, chỉ có đôi ngựa trung thành với Anh Linh Ngài, ngày đêm canh gác. Và các cụ quản đền, mộc mạc, chân chất vẫn nhất lòng đêm ngày với nơi đây cùng nhiều trống vắng trong quảng bá, truyền thông giá trị của ngôi đền tới du khách, góp phần tăng thêm hiệu quả kinh tế- xã hội của vùng Du lịch Sầm Sơn đang vươn ra biển? Tôi giữ lời hứa với các cụ mà viết bài này, thay cho lời muốn nói của những người trọng giá trị văn hóa lịch sử của vùng non nước hữu tình Sầm Sơn; nhưng quan trọng nhất, là mong muốn các cơ quan chủ quản của tỉnh Thanh Hóa và Thị trấn Sầm Sơn nên có sự đầu tư xứng đáng, quan tâm hơn nữa trong công tác tôn tạo, trùng tu, quảng bá giá trị văn hóa - lịch sử, để đền Tô Hiến Thành được nhân dân trong và ngoài nước biết đến một danh thắng nổi tiếng, đó cũng là việc làm tri ân đối với Tể tướng Tô Hiến Thành, người có công với Dân, với Nước.
* Ở Sầm Sơn, đền Độc Cước được gọi là đền Thượng, đền Tô Hiến Thành được gọi là đền Trung; đền Hoàng Minh Tự được gọi là đền Hạ.
Các bài viết có tư liệu không thống nhất về ngày sinh, năm sinh của ông: Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam viết: ông sinh ngày 22 tháng giêng năm Nhâm Ngọ-1102; tác giả Tô Vũ Tuấn trong bài đăng trên báo Nhân Dân ngày 15-3-1999 thì viết: ông sinh ngày 21 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ-1102; tài liệu ở đền Gia Viễn, Ninh Bình, sách Tô Đài trung nghĩa Đại vương do ông Nguyễn Văn Quyết dịch, lại ghi sự tích cha mẹ Tô Hiến Thành đi cầu tự ở đền này và sinh ông ngày 10 tháng Ba năm Đinh Hợi -1106.
Tài liệu của Ban Quản lý đền Tô Hiến Thành.
Tô Hiến Thành – Vì nước tiến cử người hiền, không vì ơn riêng
Những người yêu lịch sử Việt Nam hẳn khó quên được chuyện Tô Hiến Thành cương quyết tiến cử người có tài năng, đức độ gánh việc nước thay mình lúc lâm chung, nhất định không tiến cử người ngày đêm phục dịch ông chuyện cơm nước, thuốc thang…
Tô Hiến Thành sinh ngày 22 tháng Giêng (không rõ năm sinh) và mất năm 1179, phục dịch dưới 2 đời vua Lý, Anh Tông và Cao Tông.
Tô Hiến Thành sinh ra tại Hạ Mỗ (nay là xã Hạ Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội). Bố Tô Hiến Thành là Tô Trung, mẹ là Nguyễn Thị Đoan, đều là người hiền lành, tử tế, được bà con chòm xóm rất mực ngợi khen.
Ngày bé, Tô Hiến Thành được cha mẹ cho theo học cả văn lẫn võ. Lớn lên, ông trở thành người văn võ toàn tài. Tô Hiến Thành nổi tiếng tài năng tới mức vua Lý Anh Tông cũng biết tên, được đích thân vua cho vời vào cung làm việc. Năm 1138, nhân dịp có khoa thi, Tô Hiến Thành xin vua đi thi và đỗ đạt cao. Là người có thực tài, lại ngay thẳng, không lụy tiền tài, danh vọng nên Tô Hiến Thành được vua Lý Anh Tông rất mực tin yêu và trọng dụng. Ở vị trí nào, Tô Hiến Thành cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được nhà vua ủy thác, nên nhà vua càng thêm phần yêu mến, phong cho ông tới chức Thái phó. Những mẩu chuyện kể về đức độ và tài năng của Tô Hiến Thành trong chính sử và trong dân gian có rất nhiều, nhưng nổi tiếng nhất là hai chuyện, một là chuyện ông quyết một lòng trung trinh phò ấu chúa, hai là chuyện ông không vị thân tiến cử hiền tài lúc bệnh nặng.
Về chuyện thứ nhất, khi vua Lý Anh Tông lâm bệnh nặng, biết mình khó qua khỏi đã gọi ông vào dặn dò giao phó việc phò giúp thái tử Long Cán, khi ấy còn quá nhỏ tuổi, lên ngôi báu. Nguyên trước đó, vua Lý Anh Tông lập người con lớn là Long Xưởng làm thái tử. Nhưng do Long Xưởng ăn ở vô đạo, vào cung thông dâm với phi tần của vua cha, nên bị vua cha truất ngôi thái tử, con thứ là Long Cán được cho làm thái tử. Khi Lý Anh Tông băng hà, mẹ Long Xưởng là Chiêu Linh Thái hậu bèn đem vàng bạc đút lót cho vợ của Tô Hiến Thành để mong Tô Hiến Thành giả di chiếu, phế Long Cán và tái lập Long Xưởng lên ngôi báu. Tô Hiến Thành biết chuyện, bèn khẳng khái nói:
– Ta là đại thần, nhận mệnh tiên tổ lo giúp vua còn bé. Nay lại ăn của đút mà làm chuyện phế lập thì còn mặt mũi nào trông thấy tiên đế ở dưới suối vàng?
Biết chuyện, Thái hậu lại cho gọi ông vào cung để dỗ dành, thuyết phục, nhưng Tô Hiến Thành kiên quyết không nghe theo:
– Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, kẻ trung thần nghĩa sĩ há chịu? Huống chi, lời tiên đế còn văng vẳng bên tai. Thái hậu lại chẳng nghe việc của Y Doãn, Hoắc Quan hay sao? Thần không dám vâng lệnh!
Cuối cùng, Long Cán vẫn được lập lên ngôi thiên tử theo đúng di mệnh của Lý Anh Tông. Đó là vua Lý Cao Tông, lên ngôi khi mới được 3 tuổi ta (tính như bây giờ là mới được 2 tuổi). Tô Hiến Thành giữ quyền phụ chính Thái sư, hết lòng hết sức phò giúp ấu chúa nên trong ngoài đều yên ấm.
Không may, năm Cao Tông lên 7 tuổi ta, Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng. Bấy giờ, trong triều có quan Gián nghị đại phu Trần Trung Tá là người đức độ, tài năng, vì mải lo việc công nên không mấy khi tới thăm hỏi ông được. Một vị quan khác là Tham tri chính sự Vũ Tán Đường thì ngày đêm túc trực, phụng dưỡng cơm nước, thuốc thang cho ông. Đây là đầu mối của câu chuyện thứ hai.
Lựa rằng Tô Hiến Thành khó bề qua khỏi, Đỗ Thái hậu (mẹ vua Lý Cao Tông) bèn tới thăm, hỏi ông chuyện người có thể thay thế ông cầm cương, giữ lái chuyện triều chính:
– Nếu có mệnh hệ nào thì ai là người có thể thay thế ông được?
Tô Hiến Thành không cần suy nghĩ, đáp luôn:
– Người thay thế thần chỉ có thể là Trần Trung Tá!
Thái hậu ngạc nhiên, hỏi:
– Tán Đường ngày ngày hầu hạ, thuốc thang cho ông, sao ông không tiến cử? Trần Trung Tá luôn thờ ơ với ông, sao ông lại ưa chuộng làm vậy?
Tô Hiến Thành nó rành rẽ:
– Nếu Thái hậu hỏi người lo việc đại sự quốc gia, thần cử Trần Trung Tá. Nếu cần người phục dịch cơm nước, thuốc thang, thì ngoài Võ Tán Đường, chẳng còn ai hơn được!
Thái hậu hết lời ngợi khen Tô Hiến Thành vì tấm lòng cương trực, không lụy tình riêng mà quên việc đại sự.
Do bệnh nặng, Tô Hiến Thành không qua khỏi, mất nhằm ngày 12-6 năm Kỷ Hợi (1179). Nghe tin ông mất, Lý Cao Tông bãi chầu bảy ngày, ăn chay 3 ngày để tỏ lòng tiếc thương với ông.
Tiếc rằng, sau này, Đỗ Thái hậu không nghe theo lời ông mà lấy em trai mình là Đỗ An Di thay Tô Hiến Thành giữ quyền phụ chính. Do bất tài, kém đức, Đỗ An Di đã làm hư hỏng Lý Cao Tông, đưa Cao Tông vào con đường trở thành vị vua tăm tối, tạo mầm mống phá vỡ cơ đồ nhà Lý.
Bình về việc này, sử thần Ngô Sĩ Liên viết: “Tô Hiến Thành nhận việc ký thác con côi, hết lòng trung thành, khéo xử trí khi biến cố, tuy bị gió lay sóng đập nhưng vẫn đứng vững như cột đá giữa dòng, khiến trên yên dưới thuận, không thẹn với phong độ của đại thần đời xưa. Huống chi cho tới lúc sắp chết còn vì nước tiến cử người hiền, không vì ơn riêng, Thái hậu không dùng lời nói của Hiến Thành là việc không may cho nhà Lý vậy”.
Nguồn: Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đền hiện còn giữ được một số hiện vật, đồ lễ: Cỗ kiệu Bát Cống, các câu đối, Đại tự, Chúc văn, Bộ Chấp Sự, Thánh vị, hòm sắc, bát hương, lư hương, hạc đồng… Ngày 14 tháng 2 năm 1990, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin đã ký Quyết định công nhận đền thờ Thái úy Tô Hiến Thành là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia nằm trong quần thể di tích và danh thắng: Đền Độc Cước, đền Cô Tiên, Hòn Trống Mái. Năm 1994, Ban quản lý di tích danh thắng Sầm Sơn đã tiến hành trùng tu tôn tạo lại cung Trung đường và Bái đường sau gần nửa thế kỷ bị một số phần tử phá hoại do những quan niệm ấu trĩ, cứng nhắc, xâm hại di tích diễn ra trong những năm 60 của thế kỷ XX.
Tuy vậy, so với đền Độc Cước và đền Cô Tiên, du khách đến thăm viếng đền rất thưa thớt. Hầu như theo một thói quen cũ, du khách theo trục đường chính, lên đền Độc Cước, ra đền Cô Tiên viếng và ngắm phong cảnh, đến hòn Trống Mái chụp ảnh, là trở lại biển, không mấy ai vòng đến đền Tô Hiến Thành, dù chỉ cách hòn Trống Mái chưa đầy một cây số. Đứng trước Tam quan vòi vọi, chỉ có đôi ngựa trung thành với Anh Linh Ngài, ngày đêm canh gác. Và các cụ quản đền, mộc mạc, chân chất vẫn nhất lòng đêm ngày với nơi đây cùng nhiều trống vắng trong quảng bá, truyền thông giá trị của ngôi đền tới du khách, góp phần tăng thêm hiệu quả kinh tế- xã hội của vùng Du lịch Sầm Sơn đang vươn ra biển? Tôi giữ lời hứa với các cụ mà viết bài này, thay cho lời muốn nói của những người trọng giá trị văn hóa lịch sử của vùng non nước hữu tình Sầm Sơn; nhưng quan trọng nhất, là mong muốn các cơ quan chủ quản của tỉnh Thanh Hóa và Thị trấn Sầm Sơn nên có sự đầu tư xứng đáng, quan tâm hơn nữa trong công tác tôn tạo, trùng tu, quảng bá giá trị văn hóa - lịch sử, để đền Tô Hiến Thành được nhân dân trong và ngoài nước biết đến một danh thắng nổi tiếng, đó cũng là việc làm tri ân đối với Tể tướng Tô Hiến Thành, người có công với Dân, với Nước.
* Ở Sầm Sơn, đền Độc Cước được gọi là đền Thượng, đền Tô Hiến Thành được gọi là đền Trung; đền Hoàng Minh Tự được gọi là đền Hạ.
Các bài viết có tư liệu không thống nhất về ngày sinh, năm sinh của ông: Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam viết: ông sinh ngày 22 tháng giêng năm Nhâm Ngọ-1102; tác giả Tô Vũ Tuấn trong bài đăng trên báo Nhân Dân ngày 15-3-1999 thì viết: ông sinh ngày 21 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ-1102; tài liệu ở đền Gia Viễn, Ninh Bình, sách Tô Đài trung nghĩa Đại vương do ông Nguyễn Văn Quyết dịch, lại ghi sự tích cha mẹ Tô Hiến Thành đi cầu tự ở đền này và sinh ông ngày 10 tháng Ba năm Đinh Hợi -1106.
Tài liệu của Ban Quản lý đền Tô Hiến Thành.
Tô Hiến Thành – Vì nước tiến cử người hiền, không vì ơn riêng
Những người yêu lịch sử Việt Nam hẳn khó quên được chuyện Tô Hiến Thành cương quyết tiến cử người có tài năng, đức độ gánh việc nước thay mình lúc lâm chung, nhất định không tiến cử người ngày đêm phục dịch ông chuyện cơm nước, thuốc thang…
Tô Hiến Thành sinh ngày 22 tháng Giêng (không rõ năm sinh) và mất năm 1179, phục dịch dưới 2 đời vua Lý, Anh Tông và Cao Tông.
Tô Hiến Thành sinh ra tại Hạ Mỗ (nay là xã Hạ Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội). Bố Tô Hiến Thành là Tô Trung, mẹ là Nguyễn Thị Đoan, đều là người hiền lành, tử tế, được bà con chòm xóm rất mực ngợi khen.
Ngày bé, Tô Hiến Thành được cha mẹ cho theo học cả văn lẫn võ. Lớn lên, ông trở thành người văn võ toàn tài. Tô Hiến Thành nổi tiếng tài năng tới mức vua Lý Anh Tông cũng biết tên, được đích thân vua cho vời vào cung làm việc. Năm 1138, nhân dịp có khoa thi, Tô Hiến Thành xin vua đi thi và đỗ đạt cao. Là người có thực tài, lại ngay thẳng, không lụy tiền tài, danh vọng nên Tô Hiến Thành được vua Lý Anh Tông rất mực tin yêu và trọng dụng. Ở vị trí nào, Tô Hiến Thành cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được nhà vua ủy thác, nên nhà vua càng thêm phần yêu mến, phong cho ông tới chức Thái phó. Những mẩu chuyện kể về đức độ và tài năng của Tô Hiến Thành trong chính sử và trong dân gian có rất nhiều, nhưng nổi tiếng nhất là hai chuyện, một là chuyện ông quyết một lòng trung trinh phò ấu chúa, hai là chuyện ông không vị thân tiến cử hiền tài lúc bệnh nặng.
Về chuyện thứ nhất, khi vua Lý Anh Tông lâm bệnh nặng, biết mình khó qua khỏi đã gọi ông vào dặn dò giao phó việc phò giúp thái tử Long Cán, khi ấy còn quá nhỏ tuổi, lên ngôi báu. Nguyên trước đó, vua Lý Anh Tông lập người con lớn là Long Xưởng làm thái tử. Nhưng do Long Xưởng ăn ở vô đạo, vào cung thông dâm với phi tần của vua cha, nên bị vua cha truất ngôi thái tử, con thứ là Long Cán được cho làm thái tử. Khi Lý Anh Tông băng hà, mẹ Long Xưởng là Chiêu Linh Thái hậu bèn đem vàng bạc đút lót cho vợ của Tô Hiến Thành để mong Tô Hiến Thành giả di chiếu, phế Long Cán và tái lập Long Xưởng lên ngôi báu. Tô Hiến Thành biết chuyện, bèn khẳng khái nói:
– Ta là đại thần, nhận mệnh tiên tổ lo giúp vua còn bé. Nay lại ăn của đút mà làm chuyện phế lập thì còn mặt mũi nào trông thấy tiên đế ở dưới suối vàng?
Biết chuyện, Thái hậu lại cho gọi ông vào cung để dỗ dành, thuyết phục, nhưng Tô Hiến Thành kiên quyết không nghe theo:
– Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, kẻ trung thần nghĩa sĩ há chịu? Huống chi, lời tiên đế còn văng vẳng bên tai. Thái hậu lại chẳng nghe việc của Y Doãn, Hoắc Quan hay sao? Thần không dám vâng lệnh!
Cuối cùng, Long Cán vẫn được lập lên ngôi thiên tử theo đúng di mệnh của Lý Anh Tông. Đó là vua Lý Cao Tông, lên ngôi khi mới được 3 tuổi ta (tính như bây giờ là mới được 2 tuổi). Tô Hiến Thành giữ quyền phụ chính Thái sư, hết lòng hết sức phò giúp ấu chúa nên trong ngoài đều yên ấm.
Không may, năm Cao Tông lên 7 tuổi ta, Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng. Bấy giờ, trong triều có quan Gián nghị đại phu Trần Trung Tá là người đức độ, tài năng, vì mải lo việc công nên không mấy khi tới thăm hỏi ông được. Một vị quan khác là Tham tri chính sự Vũ Tán Đường thì ngày đêm túc trực, phụng dưỡng cơm nước, thuốc thang cho ông. Đây là đầu mối của câu chuyện thứ hai.
Lựa rằng Tô Hiến Thành khó bề qua khỏi, Đỗ Thái hậu (mẹ vua Lý Cao Tông) bèn tới thăm, hỏi ông chuyện người có thể thay thế ông cầm cương, giữ lái chuyện triều chính:
– Nếu có mệnh hệ nào thì ai là người có thể thay thế ông được?
Tô Hiến Thành không cần suy nghĩ, đáp luôn:
– Người thay thế thần chỉ có thể là Trần Trung Tá!
Thái hậu ngạc nhiên, hỏi:
– Tán Đường ngày ngày hầu hạ, thuốc thang cho ông, sao ông không tiến cử? Trần Trung Tá luôn thờ ơ với ông, sao ông lại ưa chuộng làm vậy?
Tô Hiến Thành nó rành rẽ:
– Nếu Thái hậu hỏi người lo việc đại sự quốc gia, thần cử Trần Trung Tá. Nếu cần người phục dịch cơm nước, thuốc thang, thì ngoài Võ Tán Đường, chẳng còn ai hơn được!
Thái hậu hết lời ngợi khen Tô Hiến Thành vì tấm lòng cương trực, không lụy tình riêng mà quên việc đại sự.
Do bệnh nặng, Tô Hiến Thành không qua khỏi, mất nhằm ngày 12-6 năm Kỷ Hợi (1179). Nghe tin ông mất, Lý Cao Tông bãi chầu bảy ngày, ăn chay 3 ngày để tỏ lòng tiếc thương với ông.
Tiếc rằng, sau này, Đỗ Thái hậu không nghe theo lời ông mà lấy em trai mình là Đỗ An Di thay Tô Hiến Thành giữ quyền phụ chính. Do bất tài, kém đức, Đỗ An Di đã làm hư hỏng Lý Cao Tông, đưa Cao Tông vào con đường trở thành vị vua tăm tối, tạo mầm mống phá vỡ cơ đồ nhà Lý.
Bình về việc này, sử thần Ngô Sĩ Liên viết: “Tô Hiến Thành nhận việc ký thác con côi, hết lòng trung thành, khéo xử trí khi biến cố, tuy bị gió lay sóng đập nhưng vẫn đứng vững như cột đá giữa dòng, khiến trên yên dưới thuận, không thẹn với phong độ của đại thần đời xưa. Huống chi cho tới lúc sắp chết còn vì nước tiến cử người hiền, không vì ơn riêng, Thái hậu không dùng lời nói của Hiến Thành là việc không may cho nhà Lý vậy”.
Nguồn: Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội