243 lượt xem

Vũ Bằng

Hành trình khôi phc li danh tiết cho nhà văn – nhà báo Vũ Bng

Nhà văn Vũ Bằng (1913 – 1984) quê gốc Hải Dương, sinh ra trong gia đình nhà Nho, tốt nghiệp Tú tài Pháp. Ông viết văn từ khá sớm, khoảng năm 17 tuổi. Ông là nhà văn, nhà báo nổi tiếng. Một thời gian dài, ông phải chịu điều tiếng không hay, là nhà văn “quay lưng lại với Kháng chiến". Cuối cùng ông cũng đã được minh oan. 


(Chân dung nhà văng Vũ Bằng)

Tháng 3 năm 2000, Cục Chính trị thuộc Tổng cục 2 - Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có văn bản xác nhận nhà văn Vũ Bằng là chiến sĩ quân báo.

Trong cuộc trao đổi dưới đây với phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, Nhà phê bình văn học – nhà văn Văn Giá đã kể lại về con đường khôi phục danh tiết cho nhà văn Vũ Bằng, người tham gia công tác tình báo, từng có một thời gian dài bị nghi ngờ là theo địch. Thông qua cuộc trao đổi này, chúng ta càng hiểu rõ hơn về nhà văn Vũ Bằng. 

PV: Thưa nhà phê bình văn học Văn Giá, niềm tin nào đã thôi thúc, khiến ông quyết tâm tìm ra sự thật để minh oan cho nhà văn Vũ Bằng?

Nhà Phê bình văn học Văn Giá: Ban đầu tôi chưa có ý định làm gì về Vũ Bằng. Vào quãng những năm 1990, ngoài Bắc rục rịch in lại những tác phẩm của Vũ Bằng. Khi đó, Vũ Bằng đang bị một cái nhìn định kiến, cho rằng đây là một nhà văn ôm chân đế quốc, quay lưng với dân tộc. 

Thời điểm đó, một số nhà xuất bản ngoài Bắc đã in tác phẩm của nhà văn Vũ Bằng. Nhưng khi in cuốn “Bốn mươi năm nói láo” lại tự tiện sửa thành “Bốn mươi năm làm báo” không xin phép, thay đổi cả tên một quyển sách. Khi đọc, tôi thấy có cắt cúp, gọt đẽo nội dung. Cuốn thứ hai là cuốn “Thương nhớ mười hai” cũng cắt một số nội dung. Tôi thấy việc làm này là không đúng. 

Bên cạnh đó, khi tôi đọc văn của ông thì nhận thấy một người viết những áng văn hay, đẹp đẽ và tình yêu với tổ quốc, với miền Bắc như thế… thì làm sao lại có chuyện phản động. Tôi có mang câu hỏi này đi trò chuyện một số nơi thì mọi người cũng đồn hình như ông này có làm việc cho cách mạng, hoạt động ngoại tuyến. Nhưng khi đó mới chỉ là lời đồn của mọi người, còn thực hư thế nào thì không ai rõ. 

PV: Ông có thể kể lại về hành trình thu thập chứng cứ, tài liệu để minh oan cho nhà văn Vũ Bằng?

Nhà phê bình văn học Văn Giá: Khoảng năm 1994/1995, tôi vào Sài Gòn giảng dạy mấy lớp Đại học báo chí tại chức, khi đó tôi có gặp một số nhà báo công tác tại Sài Gòn để hỏi về gia đình Vũ Bằng. Cũng rất may có người biết thông tin về Vũ Bằng, theo một số chỉ dẫn mơ hồ, chúng tôi đã tìm đến được gia đình riêng của ông.

Sau khi gặp lại một số người thân của ông, bằng những thông tin ban đầu, tôi đã tìm lại một số cán bộ quản lý trực tiếp đường dây tình báo mà nhà văn Vũ Bằng tham gia. Khi đó còn cụ Sáu và cụ Hội, đây là hai người thủ trưởng trực tiếp của Vũ Bằng. Thêm nữa, tôi gặp được một người quen giới thiệu vào thư viện Thành ủy của Sài Gòn, nơi lưu trữ các tài liệu trước 1975. Nhờ đó, tôi đã sưu tầm được hơn 20 tác phẩm của Vũ Bằng, đó là những tác phẩm ông in vào những năm 1930, nhất là quãng ông vào thành Hà Nội (1948 – 1954). Từ những tài liệu thu thập được và những nhân chứng còn sống lúc bấy giờ, tôi đã chứng minh được ông là một thành viên trong đường dây hoạt động ngoại tuyến, một người có công cho cách mạng.

Với những tư liệu thu thập được để giải oan cho nhà văn Vũ Bằng, tôi đã dựng một cuốn có tên “Vũ Bằng bên trời thương nhớ” do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân in năm 2000, khi đó chuyện đã xong xuôi. 

Cùng lúc đó, gia đình nhà văn Vũ Bằng đã lên gặp Tổng cục 2 lấy xác nhận Vũ Bằng là thành viên tham gia hoạt động cách mạng “với tư cách là cơ sở khai thác tin tức phục vụ Tình báo cho đến ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975” (Trích trong Giấy xác nhận). Kể từ đó, khi thân phận và danh tiết Vũ Bằng đã được sáng tỏ, nhiều nhà xuất bản đã liên hệ làm việc với gia đình để in lại các tác phẩm của Vũ Bằng. Năm 2006, nhà nước đã truy tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho Vũ Bằng. 

PV: Trong việc đi tìm sự thật để khôi phục danh tiết cho nhà văn Vũ Bằng, ông có phải đối diện với những điều dị nghị trái chiều nào?

Nhà phê bình văn học Văn Giá: Khi mà các cơ quan truyền thông đưa lên câu chuyện này về tôi, cùng với đó là một số bài do chính tay tôi viết để gửi một số nơi đăng, thì đa phần dư luận thể hiện sự vui mừng và ủng hộ nhưng có một số ý kiến trái chiều khác. 

PV: Vậy ông đã lên tiếng để giải thích đối với những ý kiến trái chiều như thế nào?

Nhà phê bình văn học Văn Giá: Khi đó, tôi nói với mọi người đây là câu chuyện người thật việc thật, Vũ Bằng làm những gì thì tôi phải có bằng chứng, chứng cứ rõ ràng. Mình bịa làm sao được.

Khi ông vào Sài Gòn sống và viết, vì tham gia vào hoạt động tình báo, nên nếu đọc kỹ các tác phẩm của ông sẽ thấy Vũ Bằng là người luôn luôn diễn đạt theo tinh thần nước đôi, nghĩa là không ca ngợi bên chính quyền Sài Gòn, cũng chẳng bênh vực hoặc ngợi ca chính quyền cách mạng. Vì ông phải giữ kín danh phận để sống và viết.

Đã đành là ông được coi là thành viên tham gia hoạt động tình báo, nhưng không nên hiểu là “nhà tình báo chiến lược” hay dao găm súng lục gì, mà chỉ là “cơ sở khai thác tin tức” thôi. Rõ ràng là ông có đóng góp cho cách mạng. Nhưng cũng phải nên hiểu rằng, khi đánh giá về Vũ Bằng thì sự nghiệp và đóng góp của ông thuộc về dân tộc này, thuộc về đất nước này chứ không phải chỉ thuộc về cách mạng.

PV: Vậy ông có nhận xét gì về tài năng, con người nhà văn Vũ Bằng?

Nhà phê bình văn học Văn Giá: Vũ Bằng là người gốc Hà Nội, năm 38 tuổi, ông bắt đầu vào miền Nam. Toàn bộ đời sống của ông gắn bó với Hà Nội. Ông là bạn của những nhà văn tên tuổi lớn như: Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Thạch Lam… Ông đã định hình một tính cách, một tư thế văn hóa từ trước.

Ông được Tô Hoài đánh giá là một nhà báo “kiệt hiệt”, đã nổi tiếng trước năm 1954, thuộc trong số “Ba chàng họ Vũ” nổi tiếng đất Bắc lúc bấy giờ. Vào miền Nam, ông công bố thêm một số tác phẩm: Miếng ngon Hà Nội; Thương nhớ mười hai; Bốn mươi năm nói láo; Món lạ miền Nam…Tất cả các trang viết của ông ở miền Nam khi đó đều có bóng dáng miền Bắc. Ông viết bằng nỗi nhớ thương miền Bắc, nhớ thương Hà Nội, gia đình và bạn bè một thuở. Sống ở Nam bộ nhưng lòng luôn thương nhớ về miền Bắc. 
 


( Tác phẩm Miếng Ngon Hà Nội, một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Vũ Bằng). Nguồn: Sưu tập

Vũ Bằng là người có một hồi ký về nghề báo mang tên “Bốn mươi năm nói láo” hết sức sống động. Cả một lịch sử báo chí Việt Nam hiện lên với những câu chuyện, những gương mặt nhà báo hết sức sống động và thú vị. Khẳng định thêm, ông nằm trong Top 1 những người viết các tác phẩm hay nhất về Hà Nội gồm: Thạch Lam, Nguyễn Tuân và Vũ Bằng. Cùng với đó, Vũ Bằng đã thành công trên rất nhiều thể loại như truyện ngắn, dịch thuật, khảo cứu phê bình...

Nguồn: Baophapluat.vn