602 lượt xem

Nguồn gốc tên gọi của Ô Chợ Dừa và Ô Đống Mác là gì?

Ô Chợ Dừa
Ô Chợ Dừa nơi có chợ nhỏ họp dưới hàng dừa rợp bóng bát ngát, một phần đã giải thích cái tên gọi quen thuộc của cửa ô, lại hiện lên với vẻ sầm uất, nhộn nhịp của cảnh chợ.
Theo ghi chép trong Thượng Kinh ký sự của cụ Lê Hữu Trác: " Một cái thành đất không cao lắm. Bên cạnh là một cái tường nhỏ, trên mặt tường là đường xe ngựa đi, ở mé ngoài hàng rào che kín mít. Dưới chân tường là hào sâu. Trong hào thả chông xem ra rất kiên cố. Thành có ba vọng canh, nơi nào cũng có lính sắp hàng, gươm súng sáng quắc ".



Ô Đống Mác
Người ta kể là tên Đống Mác từ tên là Mạc Đĩnh Chi mà ra, vì ông Mạc có nhà riêng ở đây!”.

Dân gian lại giải thích tên ô Đông Mác là do từ thời quân Tây Sơn kéo ra Bắc, tiến đánh cửa ô này, giáo mác vứt lại thành đống. Từ đó, nơi đây có tên là ô Đống Mác. Cho đến nay, thật khó kiểm chứng xem cách lý giải nào là đúng là sai.
 Mạc Đĩnh Chi là nhà văn, nhà ngoại giao nổi tiếng thời Trần Anh Tông. Người làng Lũng Động, Chí Linh, Hải Dương. Đỗ Trạng nguyên (1304), rồi làm quan cho ba đời vua Trần được phong đến chức thượng thư. Được các vua Trần cử sang sứ nhà Nguyên. Mạc Đĩnh Chi là một sứ thần ứng đối, biện luận giỏi, giữ vững được uy tín và lợi ích quốc gia, khiến triều đình nhà Nguyên kính nể. Giai thoại kể rằng ông là người có khuôn mặt xấu xí, vua Trần Anh Tông không muốn để ông đỗ đầu, Mạc Đĩnh Chi dâng bài Ngọc tỉnh liên phú (Bài phú hoa sen giếng ngọc) bày tỏ phẩm giá thanh cao của mình, ví mình như hoa sen trong giếng ngọc. Tương truyền khâm phục tài năng của ông, nhà Nguyên đã phong ông là Lưỡng quốc Trạng nguyên (trạng nguyên của hai nước).
Theo thanhnien.vn
 
Tổng hợp: SGT Group.