1043 lượt xem

Tại sao gọi là Châu Đốc?


Theo Trịnh Hoài Đức đã chép vào sách của mình bằng hai chữ Hán đọc theo âm Việt là “Chu Đốc”. (Chữ “Chu” này thuộc bộ Mộc. Chữ “Đốc” thuộc bộ Trúc). Với hai chữ này xét về nghĩa căn cứ chặt chẽ vào tự dạng thì “Chu” là “sắc đỏ”. Còn “Đốc” có nghĩa là “Thuần hậu không pha tạp” (“Đốc tín” là “dốc một lòng tin”. “Đôn đốc” là “dốc một lòng chăm chỉ trung hậu”). Vậy nghĩa của tên gọi “Chu Đốc” căn cứ vào tự dạng như trên đã nói là “Thuần hậu không pha tạp sắc đỏ ”.

Theo Trần Minh Tạo là do hồi ấy ông sơ của vua Gia Long tên Nguyễn Phúc Chu. Mọi người đành kỵ úy đọc chữ “Chu” thành “Châu”. “Chu Đốc” từ đó biến thành “Châu Đốc”. Không thể nói nghĩa của chữ “Châu” ở đây là “đất” hay “một khu vực lãnh thổ…” được. Bởi trong sách GĐTTC của Trịnh Hoài Đức không hề viết là “Châu” thuộc bộ Xuyên để có thể giải thích nghĩa như trên. Thậm chí giả dụ có là chữ “Châu” thuộc bộ Xuyên đi nữa cũng vẫn không thể giải nghĩa nó là “một khu vực lãnh thổ…”. Vì hai chữ Hán trong sách GĐTTC nói trên chỉ làm nhiệm vụ phỏng chú một ngữ âm Khmer đã có trước. Một dạng ký âm bằng Hán tự. Rồi sau này khi ta dịch hai chữ Hán kia ra chữ quốc ngữ mẫu tự La tinh đang dùng hiện nay nó đương nhiên trở thành C-h-â-u Đ-ố-c. Một kiểu ký âm của ký âm.

Theo vi.wikipedia.org, nguồn gốc của tên gọi Châu Đốc cho đến ngày nay vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Một số người cho rằng tên gọi này chỉ là cách nói trại ra từ một tiếng Cam Bốt là Meàth Chruk, có nghĩa là mõm heo, là tên gọi trước đây của cù lao được hình thành bởi Sông Tiền và Sông Hậu, sông Naréa và Sông Vàm Nao. Người Khmer cũng gọi cù lao này là SlaKét (cây cau dại). Một vài người lại nghĩ rằng theo những ký tự dùng để viết chữ Châu Đốc, thì nguồn gốc thực sự có thể là (Châu), có nghĩa là tỉnh và (Đốc), có nghĩa là bất diệt,...

Tổng hợp: SGT Group.