1030 lượt xem

Tại sao gọi là Long Xuyên?

 

Nguồn: sưu tầm

 

Địa danh “Long Xuyên” vốn được dùng cho xứ Cà Mau. Với tên gọi là “đạo Long Xuyên” do Mạc Thiên Tử đặt ra năm 1757. Sách Gia Định thành thông chỉ chép: Năm Đinh Sửu (1757), vua Chân Lạp đem đất 5 phủ là Vũng Thơm, Cần Bột, Chân Sum, Sài Mạt và Lạnh Quỳnh biểu Mạc Thiên Tử để đền ơn đã bảo toàn cho. Thiên Tử đặt xứ Rạch Giá làm đạo Kiên Giang, Cà Mau làm đạo Long Xuyên, lại đặt quan trông coi, chiêu mộ dân cư lập nên thôn ấp, do đó mà đất đai xứ Hà Tiên mới rộng lớn ra.
Từ đó suy ra, việc đặt tên cho thủ Đông Xuyên không phải dựa vào sông Hậu, mà dựa vào sông Ba Rạch. Như vậy, “thủ Đông Xuyên” có nghĩa là “đồn binh nằm ở phía đông sông Ba Rạch”. Sau khi lập thủ Đông Xuyên thì sông Ba Rạch cũng được gọi là sông Đông Xuyên, ngày nay là sông Long Xuyên.
 
Danh Long Xuyên (Trích trong Chau Mô Ni Sóc Kha, 2019, tr. 60). Có thể thấy rằng, quan điểm này là chủ quan và thiếu căn cứ. Trên thực tế thường diễn ra điều ngược lại, nghĩa là khi người dân di cư đến một Vùng đất mới thì họ lấy tên quê hương mình đặt cho nơi họ đến; chứ không có chuyện người ta đến nơi nào đó ở một thời gian, khi quay về thì lại đổi tên “nơi chôn nhau cắt rốn” của mình. Thực ra, nếu có người nào quay về thì cũng chỉ là thiểu số mà thôi. Không thể tin rằng những người “Cố cựu” (đa số) lại theo những người “hồi hương” (thiểu số) để đổi tên quê hương mình.

Năm 1868, tên gọi “Long Xuyên” chính thức trở thành địa danh hành chính khi chính quyền Pháp lập ra hạt thanh tra Long Xuyên. Lý giải về sự biến đổi tên gọi từ “Đông Xuyên” thành “Long Xuyên”. Có thể nêu ra một số quan điểm như sau:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng: Tên gọi “Long Xuyên” ở An Giang bắt nguồn từ tên gọi “Long Xuyên đạo” ở xứ Cà Mau do Mạc Thiên Tử đặt ra năm 1757. Sách Monographie de la province de Long-xuyen (Chuyên khảo tỉnh Long Xuyên) do Pháp xuất bản tại Sài Gòn năm 1905 có viết.
- Quan điểm thứ hai cho rằng: Chữ “long” trong tên gọi “Long Xuyên” là thành tố Hán Việt, trong trường hợp này có nghĩa là “các con sông hợp lại, gặp nhau”. Như vậy, địa danh “Long Xuyên” là một địa danh hành chính, được chính quyền đặt, để chỉ một vùng đất có nhiều sông rạch gặp nhau (Huỳnh Công Tín, 2019, tr. 105).
- Một đồn, dự kiến gồm các đội quân lấy từ Camau [Cà Mau] để chống lại người Cam-bốt được xây dựng ở Binh-duc [Bình Đức], tại cửa rạch Long-Xuyên. Công trình này được gọi là Thu-thao-don [Thủ Thảo đồn] và đạo quân nhỏ đó được gọi là Long-xuyen-dao [Long Xuyên đạo].
Quan điểm này cũng khó chấp nhận, bởi địa danh “Đông Xuyên” được lập ra từ thời chúa Nguyễn Ánh (mà sau đó chúa Nguyễn Ánh lên làm vua mở đầu triều Nguyễn) nên là một tên gọi có ý nghĩa, đã ăn sâu trong ý thức người dân và quan lại nhà Nguyễn. Vì vậy, không thể ngẫu nhiên mà chính quyền nhà Nguyễn thay bằng một tên gọi Hán Việt khác. Hơn nữa, sử sách triều Nguyễn không hề ghi chép về việc đặt ra tên gọi “Long Xuyên” ở tỉnh An Giang.
- (Trích trong Trần Hoàng Vũ, 2019, tr. 40). Có thể thấy rằng, đồn binh tại cửa rạch Long Xuyên, được lập dưới thời chúa Nguyễn Ánh, đã có tên là thủ Đông Xuyên. Vì vậy, nếu thủ Đông Xuyên (Thủ Thảo đồn) huy động lực lượng từ “Long Xuyên đạo” mà dùng tên gọi chung là đạo Long Xuyên cho cả một vùng từ Cà Mau đến Đông Xuyên thì cũng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn dưới thời chúa Nguyễn Ánh, khi mà vùng đất này còn hoang vu, dân cư thưa thớt. Đến triều Nguyễn, khi hệ thống hành chính đã được phân định rõ ràng thì cách gọi như vậy không thể tồn tại. Trên thực tế, triều Nguyễn chỉ sử dụng tên gọi Long Xuyên cho xứ Cà Mau (tỉnh Hà Tiên), mà không dùng tên gọi này cho xứ Đông Xuyên (tỉnh An Giang).
Nếu cho rằng, chính quyền Pháp đặt ra tên gọi “Long Xuyên” theo nghĩa Hán Việt thì càng không có cơ sở. Bởi vì, khi thiết lập các đơn vị hành chính ở Nam Kỳ, người Pháp rất lúng túng trước tình trạng các địa danh thường có 2 tên: Mỹ danh (tên do triều đình đặt), tục danh (tên do dân gian đặt). Để chấm dứt tình trạng này, ngày 27/2/1868, Thống soái Nam Kỳ De Lagrandière cho lập một ủy ban điều tra và chủ trương thống nhất sử dụng tên gọi dân gian (tục danh) cho các địa danh hành chính (Dương Văn Triêm, 2019, tr. 18).
- Quan điểm thứ ba cho rằng: Vùng Miệt Thứ (thuộc huyện Long Xuyên, tỉnh Hà Tiên dưới triều Nguyễn) đón nhận người từ Đông Xuyên, cù lao Ông Chưởng, Chợ Mới dồn xuống lập nghiệp, hoặc tham gia nghĩa quân chống Pháp. Sau này họ quay về nơi chôn nhau cắt rốn mang theo cả địa danh.
- Quan điểm thứ tư cho rằng: sự thay đổi từ “Đông Xuyên” thành “Long Xuyên” là do biến âm, mà “Đông Xuyên” là từ nguyên (tên gốc) của “Long Xuyên”. Quan điểm này lại chia ra hai trường hợp: (1) Người Pháp phát âm “Đông Xuyên” thành “Long Xuyên”; (2) Người dân địa phương đọc trại “Đông Xuyên” thành “Long Xuyên”. (Sơn Nam, 2004, tr. 269). Còn tác giả Nguyễn Hữu Hiệp lại cho rằng: Sự xuất hiện địa danh Long Xuyên là sự nói trại từ Đông Xuyên, là sự nói đớt “” thành “T”. Ví dụ, “đi đứng đông đảo” thành “li lớng lông lảo”, “Đông Xuyên” thành “Long Xuyên” (Trích trong Chau Mô Ni Sóc Kha, 2019, tr. 61).

Nhà văn Sơn Nam, khi bàn về tên gọi Long Xuyên, đã cho rằng: Căn cứ vào các bản đồ xuất bản trong các năm 1838, 1863, và 1901 thì thấy rằng người Pháp phân biệt rất rõ các tên gọi “Đông Xuyên” và “Long Xuyên”, cụ thể như sau:
Chợ Đông Xuyên, mà lúc đầu công văn chính thức Pháp vẫn gọi, đổi ra Long Xuyên vào thời điểm nào, chẳng rõ, điều chắc chắn là năm 1873 đã gọi là Long Xuyên, qua báo cáo của chủ tỉnh về cuộc khởi nghĩa của Trần Văn Thành (1867-1873)... Sự thay đổi này có lẽ do quan cai trị Pháp khi phát âm: Đông Xuyên giống như Long Xuyên.
Trong An Nam đại quốc họa đồ (Bản đồ nước An Nam) do giám mục người Pháp Jean-Louis Taberd (1794 - 1840) xuất bản năm 1838 Có ghi rõ địa danh “Đông Xuyên” bằng chữ Quốc ngữ Với đầy đủ dấu tiếng Việt dọc theo sông Đông Xuyên, nay là sông Long Xuyên.
Trích An Nam đại quốc họa đồ (Taberd, 1838)
Nguồn: https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/23050642969
Trong bản đồ Nam Kỳ lục tỉnh (BasseCochinchine) do Pháp ấn hành năm 1863 ba tỉnh miền Đông đã nhượng cho Pháp, nhưng 3 tỉnh miền Tây vẫn thuộc nhà Nguyễn) có ghi chữ “Cho Long Xuyen” (Chợ Long Xuyên) tại vị trí TP Long Xuyên ngày nay và chữ “Dong Xuyên (Huyen)” (Huyện Đông Xuyên) tại vị trí thị xã Tân Châu ngày nay.
Trích bản đồ Nam Kỳ lục tỉnh, 1863.
Nguồn: https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/3a/NamKy1863.jpg
Trong bản đồ tỉnh Long Xuyên do Pháp xuất bản năm 1901, chữ “Long Xuyen” được ghi không có dấu, nhưng các chữ: “Định Thanh” (Định Thành), “Định Phước” (Định Phước), “Định Hoa” (Định Hòa), “Định My” (Định Mỹ), ghi bằng chữ “Đ” rất rõ.
Trích bản đồ tỉnh Long Xuyên, 1901
Nguồn: https://www.Wikiwand.com/vi/LongXuy%C3%AAn(t%E1%BB%99nh)

Như vậy, có thể khẳng định rằng, người Pháp không phát âm hoặc ghi âm nhầm “Đông Xuyên” thành “Long Xuyên”. Điều đó có nghĩa là, người dân địa phương đã đọc trại “Đông Xuyên” thành “Long Xuyên”. Tuy nhiên, có hai vấn đề đặt ra: Người nào có cách đọc trại như vậy? Cách đọc này có trở thành phổ biến ở vùng này hay không?
Tại Hội thảo khoa học Lịch sử 230 năm từ thủ Đông Xuyên đến TP Long Xuyên”, Tiến sĩ Ngô Quang Láng - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh An Giang cho rằng: Người Hoa thường phát âm “4” thành “1” nên “Đông Xuyên” được gọi là “Long Xuyên” (Ngô Quang Láng, ý kiến cá nhân, ngày 19 tháng 4, 2019).
Theo Trần Thị Ngọc Giàu (2019), từ giữa thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX người Hoa có bốn lần di cư lớn vào Nam Bộ, trong đó có Long Xuyên. Vì vậy, ở Long Xuyên có số lượng người Hoa sinh sống rất đông. Đa số người Hoa Long Xuyên sinh sống rất đông. Đa số người Hoa Long Xuyên làm nghề buôn bán và tiểu thủ công. Đặc biệt, sau khi Thoại Ngọc Hầu tổ chức đào sông Đông Xuyên thông với Rạch Giá thì chợ Đông Xuyên trở thành đầu mối giao lưu hàng hóa lớn, ghe thuyền đến mua bán tấp nập, người Hoa tụ tập về đây làm ăn buôn bán ngày càng đông đúc.

KẾT LUẬN:
Vùng đất Long Xuyên ở An Giang được hình thành trong quá trình khẩn hoang lập ấp của người Việt ở miền Tây Nam Bộ mà mở đầu là “thủ Đông Xuyên” dưới thời chúa Nguyễn Ánh. Đến triều Nguyễn, ở địa bàn này xuất hiện tên gọi “huyện Tây Xuyên”, nhưng tên gọi này đến nay hầu như không còn tồn tại. Sau khi Thoại Ngọc Hầu đốc suất đào sông Đông Xuyên thông với Rạch Giá để trở thành tuyến đường thủy gọi là “Đông Xuyên cảng đạo”, hoạt động giao lưu buôn bán ở vùng Đông Xuyên được đẩy mạnh, dẫn đến sự ra đời “chợ Đông Xuyên”, một đầu mối giao thương lớn trong vùng.
Đáng lưu ý, khi cuộc xâm chiếm Nam Kỳ sắp kết thúc, thực dân Pháp đã mở cửa cho người Hoa từ Trung Quốc di cư vào Nam Kỳ để làm công cụ tay sai cho chúng. Khi di cư đến đây, người Hoa đã nhanh chóng thâu tóm hoạt động kinh doanh thương mại. Trong báo cáo Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ năm 1880 của người Pháp có ghi: “Người Hoa đã định cư trong xứ, nắm trong tay những thương điểm chính” (Trích trong Trần Thị Ngọc Giàu, 2019, tr. 140).

Chợ Đông Xuyên thu hút nhiều người đến làm ăn buôn bán, nhất là người Hoa. Do cách phát âm của người Hoa (“d” thành “l”) nên “chợ Đông Xuyên” dần dần được gọi là “chợ Long Xuyên”. Khi thực dân Pháp chiếm tỉnh An Giang, nhận thấy tầm quan trọng của vùng đất Long Xuyên, nhất là cửa chợ Long Xuyên nên đã lập ra hạt thanh tra Long Xuyên. Từ đó, Long Xuyên trở thành địa danh chính thức với các tên gọi như tỉnh Long Xuyên, thị xã Long Xuyên, và ngày nay là TP Long Xuyên.
Từ đó có thể khẳng định: 
- Một, do cách phát âm “4” thành “1” nên người Hoa gọi chợ Đông Xuyên là Long Xuyên;
- Hai, Do người Hoa có dân số đông và có vai trò nổi bật trong hoạt động kinh doanh thương mại ở chợ Đông Xuyên nên khi họ gọi chợ này là Long Xuyên thì nhiều người khác cũng gọi theo; 
- Ba, Người Pháp đã ghi nhận tên gọi chợ Long Xuyên trong bản đồ Nam Kỳ năm 1863, trước khi quân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ (1867).


Có thể thấy rằng, địa danh “Đông Xuyên” có ý nghĩa rất quan trọng đối với TP Long Xuyên cũng như với tỉnh An Giang. Hiện nay, địa danh này vẫn còn được lưu giữ qua một số tên gọi như: Phường Đông Xuyên, khách sạn Đông Xuyên. Hy vọng rằng, cùng với “Long Xuyên”, tên gọi “Đông Xuyên” sẽ tiếp tục được bảo tồn và phát huy trong mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của TP Long Xuyên nói riêng và tỉnh An Giang nói chung.
Năm 1868, chính quyền Pháp đã lấy tên chợ Long Xuyên để đặt cho hạt thanh tra Long Xuyên. Sách Monographie de la province de Long-xuyen xuất bản tại Hà Nội năm 1924 viết: Năm 1868, Thống đốc nhận thấy được tầm quan trọng của Chợ Long Xuyên, là cửa ngõ vào Rạch Giá, đã quyết định thành lập một hạt thanh tra cho tất cả các làng của tỉnh Châu Đốc, từ vị trí phía dưới Vàm Nao đến giáp ranh các hạt thanh tra Rạch Giá, Cần Thơ, và Sa Đéc.
 
Tổng hợp bởi: Đào Ngọc Cảnh – Trường ĐH Cần Thơ